Theo sách ” Ngũ hành đại chí” có nói về Thiên can – Địa chi, giải thích trong phong thủy có âm có dương, âm dương có sự khác nhau nên có Can, có Chi. Mỗi người chúng ta theo phong thủy đều sẽ có can chi của riêng mình, can chi này phản ánh lên số mệnh. Bạn đang là chi nào, và bạn có biết với Địa chi của mình, bạn có cung âm dương thế nào là hợp, kết hợp can chi ngũ hành ra sao để có vận mệnh bình an, vận tài vận lộc, cuộc sống không gặp nhiều trắc trở.

Không để bạn chờ lâu nữa, cùng Thăng Long Đạo Quán đi tìm vận mệnh cát tường phú quý nhé.

1. Địa chi là gì?

Địa chi là một thuật ngữ trong phong thủy với nhiều cách gọi khác nhau như thập nhị chi hoặc cũng có thể được gọi là thập chi dùng để nói lên vận mệnh của mỗi con người. Đây là một thuật ngữ chỉ 12 Chi và cũng là đại diện cho 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 

Và được chia làm 2 nhóm là Dương Chi (những con giáp số lẻ) – Âm Chi (những con giáp số chẵn) được kết hợp bởi âm với âm, dương với dương hoặc ngược lại âm với dương từ đó sẽ sinh ra xung khắc và xung hợp.

Khái niệm về Địa chi
Khái niệm về Địa chi

2. Quy luật âm chi, dương chi

Giới phong thủy chắc chắn sẽ biết điều này: muôn vật trong vũ trụ đều có tính quy luật Âm – Dương đối nghịch nhau, luôn luôn song hành với nhau. Và Địa chi cũng vậy, sẽ tồn tại Dương Chi và Âm Chi

  • Dương chi: Tý – Thìn – Thân – Dần – Ngọ – Tuất
  • Âm Chi: Sửu – Dậu – Tỵ – Hợi – Mùi – Mão.

Xem thêm về: Thiên can là gì?

3. 12 Địa chi và ý nghĩa là gì?

Như đã nói ở trên, 12 Địa chi được đại diện là 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 

12 Địa chi và ý nghĩa
12 Địa chi và ý nghĩa

Đây chính là một chu kỳ tuần hoàn từ khai sinh của mặt trăng và trái đất, với sự liên quan mật thiết với nhau thể hiện một vòng tuần hoàn sinh – lão – bệnh – tử. Mỗi một Chi thì lại mang một sứ mệnh một ý nghĩa hoàn toàn khác nhau như:

Chi Tý: Thể hiện cho thời điểm mà muôn loài, vạn vật, cây cối được sinh sôi nảy nở và được nuôi dưỡng bằng dương khí của trời đất tích tụ lại cho đến khi thành một mầm non và bắt đầu phát triển.

Địa chi Sửu: Thể hiện cho việc muôn loài, vạn vật, cây cối giữ gìn và hấp thụ những tinh hoa của trời đất từ đó bắt đầu phát triển và lớn mạnh theo thời gian.

Địa chi Dần: Thể hiện cho muôn loài, vạn vật, cây cối đang phát triển và duy trì sự vững mạnh để bước vào giai đoạn trưởng thành một cách nhanh chóng trước những hiểm nguy.

Địa chi Mão: Thể hiện cho muôn loài, vạn vật, cây cối bắt đầu vươn ra khỏi mặt đất để phát triển đâm chồi và nảy lộc.

Địa chi Thìn: Thể hiện cho muôn loài, vạn vật, cây cối với sự phát triển hùng mạnh, tốt đẹp và cũng chờ đợi những cơ hội để chuyển mình mạnh mẽ hơn.

Địa chi Tỵ: Thể hiện cho muôn loài, vạn vật, cây cối bắt đầu từ thời điểm hiện tại tiến về phía trước một cách mạnh mẽ và phát triển toàn diện.

Địa chi Ngọ: Thể hiện cho muôn loài, vạn vật, cây cối vươn lên một cách lực lưỡng, tươi tốt.

Địa chi Mùi: Thể hiện cho muôn loài, vạn vật, cây cối bắt đầu nếm mùi của những khó khăn, chậm lại, dương khí có dấu hiệu đi xuống.

Địa chi Thân: Thể hiện cho muôn loài, vạn vật, cây cối đã có sự trưởng thành, vững mạnh trước những khó khăn.

Địa chi Dậu:  Thể hiện cho muôn loài, vạn vật, cây cối bị bào mòn bởi thời gian khiến già đi nhưng lại am hiểu mọi thứ.

Địa chi Tuất: Thể hiện cho muôn loài, vạn vật, cây cối vào giai đoạn chín muồi cho sự lụi tàn và mất đi.

Địa chi Hơi: Thể hiện cho muôn loài, vạn vật, cây cối hấp thụ và lưu trữ những tinh hoa trời đất để bắt đầu nảy mầm. Bắt đầu một vòng tuần hoàn sinh – lão – bệnh – tử.

4. Thập Nhị Địa chi theo từng loại

4.1. Chi thuộc ngũ hành – tương sinh tương khắc của 12 Chi

Chi thuộc ngũ hành:

  • Dần – Mão thuộc ngũ hành Mộc
  • Tỵ – Ngọ thuộc ngũ hành Hỏa
  • Thân – Dậu thuộc ngũ hành Kim
  • Hợi – Tý thuộc ngũ hành Thủy
  • Thìn – Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ.

Ngũ hành tương sinh tương khắc:

  • Ngũ hành tương sinh: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.
  • Ngũ hành tương khắc: kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim.
Ngũ hành tương sinh tương khắc
Ngũ hành tương sinh tương khắc

Từ các Địa chi thuộc 5 ngũ hành và sự tương sinh tương khắc của 5 ngũ hành, cho chúng ta thấy những chi nào tương sinh, những chi nào tương khắc với nhau.

4.2. Chi thuộc phương vị, khắc phương vị

Hợp phương vị: 

  • Dần – Mão thuộc phương Đông
  • Tỵ – Ngọ thuộc phương Nam
  • Thân – Dậu thuộc phương Tây
  • Hợi – Tý thuộc phương Bắc
  • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thuộc thổ bốn phương.

Khác phương vị: 

  • Dần – Hợi – Thân khắc phương Nam
  • Hợi – Dậu – khắc phương Tây
  • Mão – Tỵ – Thân khắc phương Đông
  • Ngọ – Thân khắc phương Bắc.

Từ đó chúng ta thấy chính xác các Địa chi thuộc – khắc các phương vị, từ đó giúp cho việc định phương vị một cách hợp lý, phù hợp phong thủy từng chi.

4.3. Chi lục hợp

6 chi tương sinh với 5 ngũ hành. Điều này thể hiện việc các chi này hợp khi cạnh nhau với ngũ hành Thổ. Sự tương đồng về lối sống, tâm tư, tính cách sẽ làm lên những sự nghiệp vẻ vang và cuộc sống ấm lo hạnh phúc

  • Chi Tý – Sửu hợp với ngũ hành Thổ
  • Chi Dần – Hợi hợp với ngũ hành Mộc
  • Chi Mão – Tuất hợp với ngũ hành Hỏa
  • Chi Thìn – Dậu hợp với ngũ hành Kim
  • Chi Tỵ – Thân hợp với ngũ hành Thủy
  • Chi Ngọ – Mùi hợp với ngũ hành Thổ.

4.4. Chi tam hợp

3 chi tương sinh cùng lúc với 5 ngũ hành, 3 chi cùng một lúc hợp với ngũ hành nên được gọi là tam hợp

  • Chi Hợi – Mão, Mùi tam hợp với ngũ hành Mộc
  • Chi Dậu – Ngọ, Tuất tam hợp với ngũ hành Hỏa
  • Chi Tỵ – Dậu – Sửu tam hợp với ngũ hành Kim
  • Chi Thân – Tý – Thìn tam hợp với ngũ hành Thủy.

4.5. Chi lục tương hại

Chi lục tương hại
Chi lục tương hại

Với chi tương hại này, khi gặp nhau sẽ gây hại cho nhau, khiến cuộc sống khắc khổ, đau thương

  • Chi Tý – Mùi hại nhau
  • Chi Sửu – Ngọ hại nhau
  • Chi Dần – Tỵ hại nhau
  • Chi Mão – Thìn hại nhau
  • Chi Thân – Hợi hại nhau
  • Chi Dậu – Tuất hại nhau.

4.6. Chi lục tương phá

6 cặp Chi này không có sự đồng điệu với nhau, nếu lỡ kết hợp với nhau sẽ có một bên luôn luôn vun vén, chịu đựng bên còn lại luôn luôn phá phách, cản trở:

  • Chi Tý – Dậu phá nhau
  • Chi Ngọ – Mão phá nhau
  • Chi Thân – Tỵ phá nhau
  • Chi Dần – Hợi phá nhau
  • Chi Thìn-  Sửu phá nhau
  • Chi Tuất – Mùi phá nhau.

4.7. Chi lục xung

Chi lục xung
Chi lục xung

Dưới đây là 6 cặp xung khắc nhau, luôn bất đồng quan điểm, luôn ganh tị nhau nhau mọi việc dẫn đến công việc, cuộc sống không được vui vẻ khi ở cạnh nhau:

  • Chi Tý – Ngọ xung nhau 
  • Chi Sửu – Mùi xung nhau
  • Chi Dần – Thân xung nhau
  • Chi Mão – Dậu xung nhau
  • Chi Thìn – Tuất xung nhau
  • Chi Tỵ – Hợi xung nhau.

4.8. Chi bán tam hợp

Bán hợp sinh: 

  • Chi Hợi – Mão bán hợp ngũ hành Mộc
  • Chi Dần – Ngọ bán hợp ngũ hành Hỏa
  • Chi Tỵ – Dậu bán hợp ngũ hành Kim
  • Chi Thân – Tý bán hợp ngũ hành Thủy.

Bán hợp mộ: 

  • Chi Mão – Mùi bán hợp mộ ngũ hành mộc
  • Chi Ngọ – Tuất bán hợp mộ ngũ hành hỏa
  • Chi Dậu – Sửu bán hợp mộ ngũ hành kim
  • Chi Tý – Thìn bán hợp mộ ngũ hành thủy.

4.9. Chi tam hội

Được chia làm 4 nhóm chính với 2 nhóm là âm chi, 2 nhóm là dương chi. Mỗi nhóm có 3 chị thuộc 5 ngũ hành. Điều này thể hiện cho việc những Chi này khi hợp với nhau sẽ dễ dàng thành công trong mọi lĩnh vực, luôn luôn giúp đỡ yêu thương nhau và gắn kết:

  • Chi Dần – Mão – Thìn phương Đông ngũ hành Mộc.
  • Chi Tỵ – Ngọ – Mùi phương Nam ngũ hành Hỏa.
  • Chi Thân – Dậu – Tuất phương Tây ngũ hành Kim.
  • Chi Hợi – Tý – Sửu phương Bắc ngũ hành Thủy.

5. KẾT LUẬN

Trên đây, là một bài viết giải đáp thắc mắc Địa chi là gì. Mong rằng Thăng Long Đạo Quán đã giúp quý độc giả có thêm sự am hiểu về Chi này – một trong những trường phái phong thủy hết sức thú vị. Từ đó giúp quý độc độc giả ứng dụng vào cuộc sống như biết được tính cách của mọi vật, biết được tính tương sinh – tương khắc…