Đối với các phật tử và những ai yêu thích Phật giáo, tìm hiểu điển tích của các vị Đức Phật và Bồ Tát cũng là một cách hiểu và học tập đức hạnh của các Ngài. Thăng Long Đạo Quánxin có bài viết về chủ đề Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Mời quý vị cùng đón đọc.
1. Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?
Địa Tạng Vương Bồ Tát thường được biết đến là một trong sáu vị bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa.
Năm vị còn lại là các vị Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát.
Ngài biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập cõi Niết Bàn cho đến khi Bồ Tát Di Lặc hạ sinh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng (Địa ngục không trống, Thề không thành Phật). Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ Tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.
Trong xã hội hiện đại, hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát quen thuộc được khắc họa ngồi trên linh thú Đề Thính. Nó giúp ngài phân biệt được thật giả đúng sai ở cả ba cõi.
Xem thêm bài viết: Nghi thức tụng kinh Địa Tạng đầy đủ nhất
2. Thân thế đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát
2.1. Căn cứ vào ghi chép lịch sử
Căn cứ vào nhiều tài liệu lịch sử ghi lại, Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát có tục danh là Kim Kiều Giác (Kim Kyo-gak). Ngài được sinh vào thế kỷ thứ VII, năm 696 TL, tại đất nước Tân La (Silla), mà hiện nay là Hán Thành, thuộc Nam Hàn.
Xuất thân vốn là vị Hoàng tử sống trong giàu sang, nhung lụa. Thế nhưng Ngài lại ưa thích sự đạm bạc, chỉ một lòng học hỏi và ham đọc Thánh hiền. Ngài lập chí xuất giao vào năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, lúc đó Ngài 24 tuổi. Lý do là vì Ngài tham khảo hết Tam giáo, Cửu lưu cũng như Bách gia chư tử thì Ngại ngộ ra: “So với Lục kinh của Nho gia, Đạo thuật của Tiên gia, thì lý Đệ nhất Nghĩa đế của nhà Phật là thù thắng hơn hết, rất hợp với chí nguyện của ta.”
Xem thêm: Văn cúng Phật dịp Rằm tháng 7
2.2. Kinh phật kể về tiền kiếp của Bồ Tát
Kinh Địa Tạng Bồ Tát chép lại rằng Ngài Địa Tạng có bốn tiền thân ứng với bốn đại nguyện của Ngài.
Trong vô lượng kiếp trước, Ngài vốn là một vị Trưởng giả, nhờ duyên phước nên được đảnh lễ, chiêm ngưỡng và nhận được sự chỉ dạy của Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai. Ngài đã phát nguyện rằng từ nay đến đời vị lai, Ngài sẽ vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường, mà bày giảng nhiều phương tiện để họ được giải thoát rồi mới chứng thành Phật quả.
Lại trong vô lượng kiếp trước, ở thời đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, Ngài là một người nữ của dòng dõi Bà la môn. Thế nhưng mẹ của cô lại là người không tin vào nhân quả, đã tạo nhiều ác nghiệp, sau khi chết đã bị đọa vào địa ngục. Với tấm lòng hiếu thảo của mình, cô đã làm vô lượng điều lành, đem công đức này hồi hướng cho mẹ mình và cầu nguyện Đức Phật cứu giúp. Đức Phật cho cô biết rằng mẹ cô đã thoát khỏi địa ngục và được vãng sanh về cõi trời. Cô đã phát nguyện với đức Phật rằng nguyện từ nay đến đời vị lai, với những chúng anh mắc phải tội khổ, cô sẽ lập ra nhiều phương chước để họ được giải thoát.
Trong vô lượng kiếp trước, Địa Tạng Vương Bồ tát vốn là một người nữ của dòng dõi Bà La Môn đã làm vô lượng điều lành, đem công đức hồi hướng cho mẹ để giúp mẹ mình thoát khỏi địa ngục
Lại trong hằng hà sa số kiếp trước, thời đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, Địa Tạng Bồ Tát vốn là một vị vua rất yêu thương dân chúng của mình. Thế nhưng chúng sanh lúc bấy giờ đã tạo rất nhiều ác nghiệp. Thê nên Ngài đã phát nguyện với đức Phật Nhất Thiết Trí Như Lai rằng nếu Ngài không độ hết những kẻ tội khổ làm điều an vui được chứng quả Bồ đề thì Ngài nguyện không thành Phật.
Trong vô lượng kiếp trước, ở thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, Địa Tạng Bồ tát là một hiếu nữ có nhiều phước đức tên gọi Quang Mục. Tuy nhiên, mẹ của Quang Mục là người độc ác, đã tạo vô số ác nghiệp nên khi mạng chung, bà đã bị đọa vào địa ngục. Sau khi nàng Quang Mục biết được mẹ mình đang chịu khổ nơi địa ngục đã nghe theo lời dạy của một vị La Hán, nàng phát tâm đắp vẽ sơn thếp hình ảnh của Đức Phật và thành tâm xưng niệm danh hiệu của Phật để cầu nguyện, nhờ cứu độ mẹ mình.
Đức Phật bảo rằng mẹ của nàng đã thoát khỏi cảnh địa ngục và thác sanh vào cõi người, tuy nhiên vẫn còn phải chịu quả báo là sinh ra vào nhà nghèo hèn, hạ tiện và bị chết yểu. Với lòng hiếu nghĩa của mình, Ngài Địa Tạng Bồ Tát ở kiếp này là Quang Mục đã phát nguyện với đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai rằng từ nay đến muôn nghìn kiếp sau, Ngài nguyện cứu vớt những chung sanh chịu tội khổ ở địa ngục cùng ba ác đạo cho đến khi tất cả đều thoát khỏi chốn đạo ác trở thành Phật thì Ngài mới thành bậc Chánh Giác.
3. Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát
3.1. Ý nghĩa của việc thờ Bồ Tát trong nhà
Đối với những Phật tử hoặc những ai thích tìm hiểu Phật giáo, nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát trong nhà.
Chúng sinh thờ phụng Ngài sẽ được nương nhờ vào sự đại bi của Ngài. Được nương vào Ngài mà học theo công hạnh của Ngài. Ngoài việc học theo hạnh độ của Ngài còn được Ngài phù hộ giúp xua đuổi những vong linh quấy phá.
Những lợi ích khi thành tâm thờ phụng Bồ Tát tại nơi ở:
- Đối với cuộc sống hiện tại, nếu quý vị thành tâm nguyện cầu, tụng niệm danh hiệu Ngài sẽ được ban cho trí hệ lớn, những ước nguyện sớm ngày đạt được thành tựu. Bản thân cũng như gia đình sẽ được tiêu trừ hoạn nạn, tội chướng lẫn bệnh tật. Được Địa Tạng Vương Bồ Tát phù hộ tai qua nạn khỏi.
- Với những người sắp lâm chung, tụng kinh Địa Tạng và làm điều thiện sẽ giúp họ kéo dài thời gian sống. 49 ngày sau khi mất thường xuyên tụng kinh Địa Tạng sẽ giúp người quá cố sớm ngày siêu thoát.
- Những người còn chìm trong thương nhớ, thờ Địa Tạng Vương thì sẽ được siêu độ, gặp lại được người thân đã mất. Những ai nặng phần âm, giấc ngủ thường gặp ma quỷ, người lạ, ác mộng, thì chí tâm tụng Địa Tạng Kinh sẽ được Ngài phù hộ cho an lành.
3.2. Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Sắm lễ
Lễ chay khấn cầu Ngài cần có: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Mỗi người với điều kiện mà để có thể chuẩn bị những mâm lễ với biến tấu khác.
Văn khấn
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý
Tín chủ con là: ……………………………
Ngụ tại:…………………………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.
Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.
Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.
Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.
Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
3.3. Lưu ý khi cúng lễ Ngài
- Không cúng lễ Bồ Tát cũng như các vị Đức Phật đồ mặn
- Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Dân gian kiêng tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
- Chọn các loại hoa chuyên lễ Phật như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Tránh các loại hoa ngoại lai, hoa dại…
4. Lời kết
Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ mãi được thờ phụng bởi công đức sâu rộng và hạnh nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi. Xin cảm ơn quý phật tử và bạn đọc đã bỏ thời gian theo dõi bài viết Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai của chúng tôi.
Xem thêm: