Cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân lại chuẩn bị làm lễ cúng Thần Tài Thổ Địa để cầu một năm sung túc, đủ đầy, may mắn. Trong các vấn đề xoay quanh ngày lễ này, khá nhiều người quan tâm chuyện gạo muối cúng vía Thần Tài xong làm gì? Thăng Long Đạo Quán sẽ hỗ trợ bách gia giải đáp vấn đề này. 

1. Ngày vía Thần Tài có cúng gạo muối không?

Trong tín ngưỡng thờ cúng nói cúng, cúng vía Thần Tài nói riêng, mâm lễ dâng lên bàn thờ không thể thiếu gạo và muối. Đây là 2 vật lễ phổ biến và mang ý nghĩa sâu sắc đối với người Việt.

Được biết, gạo là nguồn thực phẩm chính nuôi sống con người, cũng như là đại diện cho nền văn minh lúa nước của dân ta. Hũ gạo dâng lên cúng Thần Tài là cách thể hiện lòng thành kính đối với tiên nhân. Còn muối là gia vị quan trọng dùng thường ngày của mỗi gia đình. Đồng thời, ông cha ta cũng quan niệm rằng muối có thể xua đuổi tà ma, mang lại sự bình an cho gia đình.

Cách để muối gạo trên bàn thờ Thần Tài: Đối với bàn thờ Thần Tài, ta nên đặt hũ gạo muối nước ngay sau bát hương và nằm giữa thần tài và ông địa.

→ Dâng muối cúng thần linh cũng là ngụ ý cầu mong thần linh đem lại may mắn, giúp ngôi nhà an lành. Vì lẽ đó, trong mâm lễ cúng vía Thần Tài có thể thiếu gà, xôi, thịt nhưng không bao giờ thiếu hũ gạo, hũ muối.

Hũ gạo muối trên ban thờ thần tài và các món đồ khác
Hũ gạo muối trên ban thờ thần tài và các món đồ khác

Theo phong tục cổ truyền Việt, hũ gạo và hũ muối cúng Thần Tài – Thổ Địa sẽ được đổ đầy và đặt giữa tượng của hai vị. Điều này thể hiện một cuộc sống đủ đầy, êm ấm và gia chủ sẽ đặt từ đầu năm cho đến ngày mùng 10 tháng Giêng năm sau thì mới thay. Vậy gạo muối cúng vía Thần Tài xong làm gì? Cất giữ hay rải quanh nhà? Vấn đề này hiện nay vẫn gây ra không ít tranh cãi.

>> Xem thêm:Cúng vía Thần Tài gồm những gì? 

2. Gạo muối cúng vía Thần Tài xong làm gì?

Nghiên cứu vấn đề gạo muối cúng vía Thần Tài xong làm gì, các chuyên gia phong thủy cho biết, hũ gạo và hũ muối cần được giữ lại trong nhà cho đến khi ẩm mốc thì thiêu hủy. Điều này sẽ giúp gia chủ nghênh tiếp tài lộc, phù hộ công việc kinh doanh buôn bán của gia đình xuôi chèo mát mái.

Mặt khác, trong một số trường hợp, gạo muối cúng vía Thần Tài – Thổ Địa sẽ được xử lý theo cách khác. Được biết thực tế có nhiều người vẫn cúng vía Thần Tài vào mùng 10 âm lịch hàng tháng. Và lễ vật dâng lên thường là 1 đĩa muối và 1 đĩa gạo. Thông thường, 2 đĩa này sẽ được gia chủ rải trước cửa nhà với ngụ ý xua đuổi tà ma để thuận lợi rước lộc vào trong.

muối gạo cúng thần tài xong làm gì
Muối gạo cúng thần tài xong làm gì

3. Rượu cúng Thần Tài xong giải quyết thế nào?

Bên cạnh xử lý gạo muối cúng thần tài xong làm gì thì rượu cũng là một lễ vật cơ bản cần có trong mâm cúng lễ vía Thần Tài. Rượu sau khi cúng, gia chủ nên đem tưới từ ngoài cửa vào đến trong nhà. Việc làm này mang ý nghĩa rước tài lộc và may mắn vào nhà cho gia chủ.

4. Có đốt giấy tiền vàng mã sau khi cúng Thần Tài?

Tương tự như nhiều lễ cúng khác trong truyền thống văn hóa của người Việt từ xưa đến nay, lễ cúng Thần Tài cũng cần phải chuẩn bị thêm các loại giấy tiền vàng mã. Sau khi kết thúc lễ cúng, gia chú có thể đốt giấy tiền vàng mã nhưng cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Chỉ được đốt giấy tiền sau khi hương đã cháy hết hoặc cháy được 2/3 que hương.
  • Khi đốt vàng mã để cúng vía Thần Tài, gia chủ cần chọn một vị trí thật khô ráo và sạch sẽ. Gia chủ có thể chọn để đốt giấy tiền ở trước cửa nhà, trong lò hóa vàng chuyên dụng hoặc ở các góc sân, vườn trong nhà.
  • Khi đốt giấy tiền cần phải đốt cháy hết, tránh đốt nửa chừng.

Hy vọng với những kiến thức do Thăng Long Đạo Quán chia sẻ ở trên đã giúp bách gia hiểu được gạo muối cúng vía Thần Tài xong làm gì. Nếu còn thắc mắc vấn đề gì thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Các chuyên gia phong thủy của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp một cách nhanh và chính xác nhất.

Đừng bỏ qua các bài viết liên quan: