Cúng giao thừa là tục lệ không thể thiếu của gia đình Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Lễ cúng này thường được thực hiện vào lúc chuyển giao năm cũ và năm mới. Đây là thời khắc thiêng liêng, vì thế các gia đình cần chuẩn bị tươm tất đồ cúng để dâng gia tiên và các vị thần. Giao thừa cúng gì? Chuẩn bị đồ cúng giao thừa như thế nào? Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Giao thừa cúng gì?

Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ Trừ Tịch. Nó có nghĩa là tiễn những điều không may mắn của năm cũ đi và đón những điều tốt đẹp của năm mới đến. Người dân thường chuẩn bị 2 mâm lễ để cúng giao thừa gồm 1 mâm trong nhà và 1 mâm ngoài trời (có thể là mâm lễ chay hoặc mặn). Ý nghĩa của việc này là vừa để tạ ơn trời đất trong một năm đã đem lại những điều may mắn, cảm tạ những vị thần. Phần còn lại là đón rước ông bà tổ tiên về sum họp, đoàn tụ cùng gia đình.

giao thừa có nên cúng gà

2. Cúng giao thừa cần chuẩn bị những gì?

Lễ cúng giao thừa phải được chuẩn bị tươm tất và chu đáo. Thông thường, người dân chuẩn bị mâm cỗ gồm những món ăn truyền thống và những vật cúng không thể thiếu khác như:

  • 1 đĩa trầu cau
  • 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả
  • Nhang, đèn dầu
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • 3 hoặc 5 ly trà
  • Bánh mứt các loại tùy vào gia đình
  • 1 bình hoa cúng
  • Quần áo, sớ, vàng mã…

Khi đã chuẩn bị xong mâm lễ, gia chủ cần chuẩn bị thêm một chiếc bàn trải khăn sạch lên trên, phục vụ cho lễ cúng. Gia chủ có thể chọn loại bàn phù hợp di chuyển dễ dàng khi cúng ngoài trời.

3. Gợi ý món ăn (đồ cúng) cúng giao thừa

3.1. Đồ cúng giao thừa đơn giản

Đối với cúng giao thừa ngoài trời, mâm lễ cúng đơn giản là mâm lễ cúng chay, bao gồm: bánh, kẹo, mứt, cơm chay, trà nước cùng với những vật cúng không thể thiếu kể trên.

Đối với cúng giao thừa trong nhà, mâm lễ cúng đơn giản có thể là mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ 4 bát 4 đĩa. Mâm lễ bao gồm:

  • Bát móng giò hầm măng
  • Bát bóng nấu thập cẩm
  • Bát mọc
  • Bát miến
  • Đĩa thịt gà luộc
  • Đĩa giò lụa
  • Đĩa hành muối
  • Đĩa bánh chưng

3.2. Đồ cúng giao thừa đầy đủ

Đối với cúng giao thừa ngoài trời, nếu gia chủ có điều kiện thì có thể chuẩn bị mâm lễ cúng đầy đủ như sau:

  • Mâm ngũ quả
  • Hương (nên là 3 cây nhang to)
  • Hoa
  • Đèn/nến
  • Trầu cau
  • Muối gạo
  • Trà, rượu
  • Quần áo mũ nón thần linh
  • Thủ lợn luộc
  • Gà trống luộc
  • Xôi
  • Bánh Chưng

cúng giao thừa đặt ở đâu

Đối với cúng giao thừa trong nhà, gia chủ có thể chuẩn bị mâm cỗ 6 bát 6 đĩa hay 8 bát 8 đĩa đầy đủ. Ngoài ra chuẩn bị thêm các vật phẩm không thể thiếu như đã nói bên trên. Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà đầy đủ có thể bao gồm:

  • Thịt gà luộc
  • Giò
  • Bánh chưng
  • Xôi đỗ hoặc xôi gấc
  • Bát canh măng hầm giò heo
  • Canh mọc hoặc canh miến
  • Nem rán
  • Nộm
  • Hành muối
  • Thịt đông
  • Đĩa rau luộc hoặc xào

Trên đây là một vài gợi ý về mâm lễ cúng giao thừa. Việc thờ cúng quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ. Vì thế, gia chủ không nên quá đặt nặng vấn đề về lễ vật, chỉ cần thành tâm khấn lễ là được.

>> Xem thêm: Văn khấn giao thừa chuẩn xác nhất

Nếu còn thắc mắc điều gì thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Các chuyên gia phong thủy của Thăng Long đạo quán sẽ hỗ trợ giải đáp giúp quý vị.