Ngày 23 tháng 12 (Âm lịch) là thời gian người dân Việt Nam làm lễ tiễn Táo quân về chầu trời. Tuy tập tục này diễn ra hàng năm nhưng việc cúng ông Công ông Táo sao cho đúng vẫn khiến nhiều người băn khoăn. Vì vậy, Thăng Long đạo quán đã tổng hợp đầy đủ những thông tin cần thiết nhằm giúp bách gia có một buổi lễ cúng ông Táo quân chuẩn truyền thống Việt. 

1. Những điều cần phải biết trước khi cúng ông Táo Quân

Để có một lễ cúng ông Công ông Táo đúng cách, trọn vẹn và ý nghĩa, mỗi gia đình không nên bỏ qua những lưu ý sau đây. 

1.1. Cúng ông Công ông Táo ở đâu là đúng?

Trong quan niệm của nhiều người, ông Công là vị thần Đất nên sẽ được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Còn ông Táo là vị thần Bếp núc nên vị trí đặt lễ là ở dưới bếp. Tuy nhiên, tư tưởng như vậy là không chính xác.

Theo phong tục truyền thống và các nhà nghiên cứu phong thủy, bếp là nơi nấu nướng, chế biến thực phẩm nên sẽ khó tránh khỏi uế tạp. Mà việc thờ cúng ông Táo Quân cần phải tiến hành ở nơi trang trọng, sạch sẽ nhằm thể hiện lòng thành kính của gia chủ. Do đó, các gia đình không có bàn thờ ông Công ông Táo riêng có thể đặt lễ tại bàn thờ chính trong nhà. 

cúng ông Táo sao cho đúng

1.2. Cúng ông Táo Quân thời điểm nào? 

Theo tập tục dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) chính là thời điểm tất cả Táo quân về chầu trời. Do đó, việc thờ cúng nên được tiến hành trước giờ này. Theo đó, có thể cúng sớm từ ngày 21 đến 23 tháng 12. Nhưng quý vị cần lưu ý không nên cúng ông Táo Quân vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Ngoài ra, bách gia cũng có thể sử dụng công cụ XEM NGÀY TỐT – XẤU để chọn giờ tốt lành thực hiện nghi lễ cúng đưa ông Công ông Táo về thiên đình. 

1.3. Lễ vật cúng ông Táo gồm những gì? 

Một trong những điều quan trọng cần lưu ý để cúng ông Công ông Táo đúng cách, đó chính là khâu chuẩn bị mâm cỗ tiễn Táo Quân. Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện gia đình và văn hóa từng vùng miền mà mỗi gia đình sẽ có mâm lễ khác nhau. Tuy nhiên, mâm cỗ sẽ không thể thiếu những lễ vật sau: 

  • Ba bộ quần áo, mũ, giày cho 2 ông 1 bà. Trong đó, màu đỏ cho thần Thổ Công. Màu vàng cho thần Thổ Địa và màu trắng cho thần Thổ Kỳ. 
  • 1 lọ hoa, 1 đĩa trái cây có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ 
  • 9 cây nến đỏ, 1 bó hương, 3 con cá chép sống
  • 1 đĩa gạo, muối, quả cau, lá trầu, 3 chén rượu, 1 ấm trà sen
  • Vàng mã gồm: vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá. Chú ý: Không cúng tiền âm phủ bởi vì đó là 3 vị thần tiên, chứ không phải vong hồn. 
  • Đồ mặn gồm: 1 con gà luộc hoặc 5 lạng thịt vai luộc; 1 bát canh, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 cái bánh chưng, 1 đĩa xôi gấc và có thêm các món “sơn hào hải vị” khác tùy theo từng gia đình. 

1.4. Cúng mấy con cá chép?

Theo truyền thuyết dân gian, cá chép là một loài vật gan dạ, bền bỉ, dũng cảm, không ngại khó khăn mà “vượt vũ môn hóa rồng”. Do đó, người xưa mới cảm thấy cá chép là thích hợp nhất để làm “phương tiện giao thông” giúp tiễn 3 vị Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ về trời. Vì vậy, mâm cúng Táo quân cần 3 con cá chép. 

Đây là những kiến thức cần thiết mà bách gia cần biết để tiến hành cúng ông Công ông Táo sao cho đúng. Theo phong tục dân gian, một lễ cúng Táo Quân sẽ gồm 4 bước. Chi tiết các bước sẽ được Thăng Long đạo quán giải đáp ngay dưới đây. 

cúng ông công ông táo đúng cách

2. Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo đúng cách

Bước 1: Khấn xin lau dọn bàn thờ

Theo quan niệm tín ngưỡng, việc lau dọn bàn thờ trước khi cúng Táo Quân chính là việc bàn giao thời gian nghỉ ngơi giữa Hành khiển và các Táo. Do đó, gia chủ cần tiến hành khấn xin lau dọn bàn thờ. Cụ thể: 

  • Gia chủ sẽ thắp hương, đọc văn khấn Cổ truyền Việt Nam để xin phép lau dọn.

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ X…. trú tại……

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp), con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ…, chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật”.

  • Sau đó, gia chủ sẽ dọn dẹp bàn thờ như sau: 

Đầu tiên, xử lý các chân hương. Với bát hương quan thần linh thì đốt hết, chỉ để lại 3 chân hương. Với những bát hương của người thân đã mất nhưng chưa qua 3 năm, là đàn ông thì để lại 7, đàn bà thì để lại 9.

Tiếp đến, sử dụng chổi quét hoặc khăn lau được chuẩn bị riêng để dọn dẹp bàn thờ (không dùng chung với các chổi, khăn lau bàn trà, rẻ kệ bếp,…). Tiếp lấy nước sạch hoặc rượu trắng pha gừng để lau bát hương và làm sạch bàn thờ.

Sau khi dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ, bách gia tiến hành bày biện lễ vật cúng ông Táo Quân. 

Bước 2: Cách bày biện lễ vật

  • Đặt bộ mũ áo của các Táo phía trong cùng bàn thờ
  • Để lọ hoa, đĩa trái cây song song hoặc lùi phía bát hương
  • Đặt các món ăn mặn (gà luộc, canh, nem, chả/ giò, xôi,…) gọn gàng trước bát hương
  • Bày 3 chén rượu, đĩa gạo, muối ngay trước mặt bát hương

Sau khi đã sắp xếp tất cả thì gia chủ chuyển sang bước thắp hương, lên hương trước, rồi châm nến, cuối cùng rót rượu vào chén. Làm xong mọi việc này, gia chủ bắt đầu khấn cúng ông Táo Quân. 

>>> Xem thêm:Ông Công ông Táo thắp mấy nén hương?

Bước 3: Khấn cúng ông Công ông Táo đúng cách

Sau khi mâm cỗ cúng ông Táo Quân đã bày biện hoàn hảo thì cũng đến lúc gia chủ bắt đầu đọc bài văn khấn để tỏ lòng thành kính. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết văn khấn đúng và chính xác. Vì vậy, Thăng Long đạo quán sẽ gửi đến bách gia bài văn khấn cổ truyền Việt Nam được lưu truyền từ xưa đến nay. Cụ thể:  

“Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!”

Bước 4: Thả cá chép đúng cách

Sau khi kết thúc lễ cúng ông Táo Quân, gia chủ sẽ hóa vàng và đến bước cuối cùng là phóng sinh cá chép với ngụ ý “cá hóa rồng” để đưa ông Táo về chầu trời. Tuy nhiên, theo hiện trạng những năm trước, không ít người đã thả cá chép sai cách. Chẳng hạn như: đổ từ trên cao, ném, hoặc quăng cả túi chứa cá xuống sông, ao, hồ,…. Điều này không chỉ làm trái lại chuẩn mực trong phong tục cổ truyền dân tộc, làm mất ý nghĩa phóng sinh mà còn kéo theo hệ lụy xã hội như ô nhiễm môi trường, phá hủy nét đẹp cảnh quan,… Chính vì vậy, khi thực hiện tập tục phóng sinh cá chép, gia chủ nên đưa cá vào chậu rồi đưa nhẹ nhàng xuống (ao hoặc sông, hồ) để cá tự bơi đi. 

cúng ông Táo quân
Nếu muốn “cá chép hóa rồng” thì các gia đình chỉ thả cá từ từ xuống nước để cá có thể sống được.

Hy vọng với những kiến thức trên, bạn sẽ củng cố thêm cẩm nang về phong tục cổ truyền Việt nói chung cũng như có thể áp dụng cúng ông Công ông Táo sao cho đúng. Ngoài ra, cài đặt ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán để cập nhật thêm nhiều kiến thức phong thủy Việt khác cũng như trải nghiệm miễn phí các công cụ xem Bát tự, Tử vi đoán vận mệnh, xem ngày tốt xấu để khai trương, động thổ, kết hôn,….

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán cho máy Android và IOS tại đây: