Nhắc đến Kinh dịch có rất nhiều định nghĩa, có người bỏ ra cả đời nghiên cứu vẫn chưa xác định khái niệm cụ thể hay ý nghĩa thâm sâu của nó. Một vài gợi ý dưới đây mong rằng sẽ giúp bạn hình dung cơ bản về bộ kinh này.  

1. Kinh dịch là gì?

1.1. Nguồn gốc

Theo truyền thuyết, Kinh dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy (ông là một trong ba Tam Hoàng thời thượng cổ Trung Quốc). Vào lúc ấy, sông Hoàng Hà có một con Long mã hiện hình, trên lưng nó in hình những đám khoáy đen trắng có số lượng từ một đến chín. Quan sát những đám khoáy đó, Phục Hy chợt hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ và đem lẽ đó vạch ra thành nét.

Đầu tiên, Phục Hy vạch một nét liền (tức là vạch lẻ, ‘─’) để làm phù hiệu cho khí Dương và một nét đứt (tức là vạch chẵn, ‘- -’) dùng để tượng trưng cho khí Âm. Hai vạch đó gọi là Nghi. Trên mỗi Nghi lại thêm một nét nữa, thành ra 4 cái hai vạch, gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra 8 cái ba vạch, gọi là 8 quẻ (tức là quẻ đơn). Sau cùng Phục Hy lại đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra 64 cái sáu vạch, gọi là 64 quẻ (tức quẻ kép). Tuy nhiên, từ thời Phục Hy đến cuối nhà Thương, Kinh dịch vẫn chỉ là những vạch liền, vạch đứt, chưa có tên hiệu chữ nghĩa gì.

Sang tới đầu nhà Chu, Chu Văn Vương mới đặt tên cho từng quẻ của Phục Hy, đồng thời thêm chữ diễn giải về sự lành dữ bên dưới mỗi quẻ. Ví dụ: quẻ Khôn có lời quẻ là “nguyên hanh lợi tẫn mã chi trinh”.

Tiếp sau đó, Chu Công, con trai thứ của Chu Văn Vương, lại theo số vạch của các quẻ mà chia ra làm 6 phần, mỗi phần gọi là một Hào và dưới mỗi hào cũng thêm một hoặc vài câu để nói về sự lành dữ của từng hào. Ví dụ: quẻ Khôn có câu Lục Tam với lời hào là “Hàm chương khả trinh”.

Tiếp đến Khổng Tử lại soạn ra 6 thứ bao gồm: Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Sáu thứ đó đều tán cho ý nghĩa Kinh Dịch rộng thêm nhưng mỗi thứ có một tính cách.

Ngài Phục Hy là người kiến thuyết ra Bát quái, bát quái lại sinh ra Kinh dịch.

1.2. Khái niệm về kinh dịch

Kinh dịch được hiểu là hệ thống tư tưởng vĩ đại nghiên cứu dựa trên quy luật không đổi của tạo hóa, sự vận động của vạn vật, và sự biến đổi xoay quanh 3 yếu tố cốt lõi là thiên – địa – nhân.

Trải qua hàng ngàn năm, Kinh dịch đã được bổ sung rất nhiều nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng tinh hoa một cách rõ ràng. Đồng thời, Kinh dịch được áp dụng vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, mệnh lý học, quân sự,…

1.3. Ý nghĩa của kinh dịch

Cho tới nay, Kinh dịch giống như một bảo điển giúp giải khai mật mã vũ trụ, hạnh phúc nhân sinh. Bên cạnh đó, ý nghĩa của nó không ngoài 3 điều cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:

  • Giản dịch: là chỉ rằng, sự vật trên thế giới có phức tạp, huyền bí thế nào đi nữa, một khi trí tuệ nhân loại đạt đến được, thì có thể chuyển đổi chúng thành vấn đề mà mọi người dễ lý giải và có khả năng xử lý được.
  • Biến dịch: là chỉ rằng mọi sự vật trên thế giới mỗi phút mỗi giờ đều đang biến hóa, phát triển, không có vật gì là bất biến. Nếu rời xa sự biến hóa này, vũ trụ vạn vật khó mà hình thành được.
  • Bất dịch: là chỉ rằng dưới tiền đề vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi, vẫn còn có thứ duy nhất bất biến tồn tại (không thay đổi theo không gian và thời gian) đó chính là quy luật.

Ngoài ra, mọi người có thể hiểu đơn giản rằng: Vì biến dịch cho nên có sự sống; Vì bất dịch cho nên có trật tự cuộc sống; Vì giản dịch cho nên con người có thể quy tụ mọi biến động sai biệt thành quy luật để tổ chức đời sống xã hội.

2. 64 quẻ của Kinh dịch

2.1. Các thành phần chính trong Kinh dịch

  • Lưỡng Nghi: chính là Âm Dương, đây là khởi nguồn tạo nên Kinh dịch. Trong đó, Dương được tượng trưng bằng vạch một nét liền (tức là vạch lẻ, kí hiệu ‘─’). Âm thì được tượng trưng bằng một nét đứt (tức là vạch chẵn, kí hiệu ‘- -’)
  • Tứ tượng: Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được Tứ Tượng. Tứ tượng bao gồm: thái dương, thiếu dương, thái âm và thiếu âm.
  • Bát quái (hay còn gọi là quẻ đơn): là 8 hình thái khác nhau, được hình thành từ việc chồng thêm một vạch lên mỗi Tứ tượng, tạo ra 8 cái ba vạch lần lượt là: Càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn.
  • Quẻ kép (còn gọi là Trùng quái): là đem những quẻ đơn chồng lên nhau, tạo ra 64 hình thái khác nhau, đó là 64 quẻ.

 2.2. Các thành phần hợp thành của quẻ dịch

Mỗi quẻ dịch chia thành 6 phần, mỗi phần gọi là một Hào. Các thành phần này được biểu diễn trong một Thái cực đồ (gọi tắt là Âm – Dương đồ), nhằm miêu tả quan hệ giữa 2 trạng thái của sự chuyển dịch. Khi Dương đạt tới cực đỉnh thì Âm bắt đầu phát sinh và ngược lại.

  • Ba hào trên của quẻ, được gọi là ngoại quái, chỉ sự thay đổi bên ngoài (bề mặt nổi).
  • Ba hào dưới của quẻ, được gọi là nội quái, chỉ sự thay đổi bên trong (phần chìm).

Sự thay đổi chung của một quẻ chính là liên kết động của những thay đổi bên trong và bên ngoài.

Dưới đây là biểu đồ các quái tương ứng 64 quẻ dịch:

Nội quái

Ngoại quái

|||Càn

Trời

|::Chấn

Sấm

:|:Khảm

Nước

::|Cấn

Núi

:::Khôn

Đất

:||Tốn

Gió

|:|Ly

Hỏa

||:Đoài

Đầm

|||Càn1345261191443
|::Chấn255132724422117
:|:Khảm6402947596447
::|Cấn3362395215535631
:::Khôn12168232203545
:||Tốn4432481846575028
|:|Ly1355632236373049
||:Đoài1054604119613858

2.3. Cách phân chia 64 quẻ dịch

Trong Kinh dịch có 64 quẻ. Tên gọi của mỗi quẻ gồm 3 phần: bắt đầu với tên của các quẻ đơn tạo nên nó (ngoại quái), tiếp đến là tên theo nội quái và phần cuối của tên chỉ ý nghĩa của quẻ.

Ví dụ: quẻ Thủy Hỏa Ký Tế, trong đó:

  • Thủy chỉ ngoại quái: Khảm (nước)
  • Hỏa chỉ nội quái: Li (lửa)
  • Ký Tế chỉ ý nghĩa của quẻ: đã hoàn thành, đã xong, đã qua sông.

64 quẻ trong kinh dịch được chia làm 2 nhóm chính là Thượng Kinh và Hạ Kinh.

 2.3.1. Thượng kinh

  • Các quẻ từ số 01 đến số 30 được gọi là Thượng Kinh, bắt đầu với hai quẻ Càn (trời), Khôn (đất), từ đó phần này đôi khi gọi là “đạo của Trời Đất”.
  • Thượng kinh gồm 30 quẻ đầu theo thứ tự như sau: Thuần Càn, Thuần Khôn, Thủy Lôi Truân, Sơn Thủy Mông, Thủy Thiên Nhu, Thiên Thủy Tụng, Địa Thủy Sư, Thủy Địa Tỷ, Phong Thiên Tiểu Súc, Thiên Trạch Lý, Địa Thiên Thái, Thiên Địa Bĩ, Thiên Hỏa Đồng Nhân, Hỏa Thiên Đại Hữu, Địa Sơn Khiêm, Lôi Địa Dư, Trạch Lôi Tùy, Sơn Phong Cổ, Địa Trạch Lâm, Phong Địa Quan, Hỏa Lôi Phệ Hạp, Sơn Hỏa Bí, Sơn Địa Bác, Địa Lôi Phục, Thiên Lôi Vô Vọng, Sơn Thiên Đại Súc, Sơn Lôi Di, Trạch Phong Đại Quái, Thuần Khảm, Thuần Ly.

2.3.2. Hạ kinh

  • Các quẻ từ số 31 đến số 64 được gọi là Hạ Kinh, bắt đầu với hai quẻ Hàm (tình yêu), Hằng (vợ chồng) nên phần này đôi khi gọi là “đạo của vợ chồng”.
  • Hạ kinh gồm 34 quẻ cuối theo thứ tự như sau: Trạch Sơn Hàm, Lôi Phong Hằng, Thiên Sơn Độn, Lôi Thiên Đại Tráng, Hỏa Địa Tấn, Địa Hỏa Minh Di, Phong Hỏa Gia Nhân, Hỏa Trạch Khuê, Thủy Sơn Kiển, Lôi Thủy Giải, Sơn Trạch Tổn, Phong Lôi Ích, Trạch Thiên Quải, Thiên Phong Cấu, Trạch Địa Tụy, Địa Phong Thăng, Trạch Thủy Khốn, Thủy Phong Tỉnh, Trạch Hỏa Cách, Hỏa Phong Đỉnh, Thuần Chấn, Thuần Cấn, Phong Sơn Tiệm, Lôi Trạch Quy Muộn, Lôi Hỏa Phong, Hỏa Sơn Lũ, Thuần Tốn, Thuấn Đoài, Phong Thủy Hoán, Thủy Trạch Tiết, Phong Trạch Trung Phu, Lôi Sơn Tiểu Quá, Thủy Hỏa Ký Tế, Hỏa Thủy Vị Tế.

3. Vai trò của kinh dịch

3.1. Giúp luận đoán nhân sinh

Kinh dịch dựa vào nghiên cứu quy luật giữa thiên địa nhân giúp ta luận đoán hiện tại, dự đoán tương lai con người, đồng thời giúp ta tìm ra phương pháp kết hợp hài hòa giữa con người cùng thiên nhiên.

Ngoài ra, với hệ thống tri thức vĩ đại, Kinh dịch bổ trợ rất lớn trong việc lý giải các lĩnh vực như văn hóa đạo giáo, nho giáo, đông y, văn tự, số thuật, quân sự, triết học,…

3.2. Giúp luận đoán thời vận hung cát

Dựa vào quy luật của trời đất, dịch lý và 64 quẻ kép giúp ta dự đoán thời vận hung hay cát, từ đó dựa vào kết quả để hành sự.

– Biết hung để tránh.

Ví dụ: gia chủ muốn làm việc gì lớn nhưng còn do dự chưa quyết, nên động tâm gieo quẻ đoán hung cát, nếu gặp quẻ hung thì nên tạm dừng lại, tính toán chu toàn chín mùi thì bắt đầu lại. Hoặc trước khi ta muốn đổi công việc mới động tâm xin quẻ gặp phải quẻ sơn thủy mông (hung) ý là tiến lên thì gặp sông, lui lại thì núi chặn, bên trái có người chặn, bên phải có người đuổi. Vì vậy việc sắp tới này chưa thích hợp, nên bình tâm suy nghĩ chu đáo rồi chuyển công việc mới sau.

– Biết cát để đón nhận

Ví dụ: Gia chủ thiếu một chút tự tin để quyết định có nên hợp tác làm dự án lớn không, động tâm xin quẻ và được quẻ tốt. Khi đó, ta tự tin tiến lên và phấn đấu làm tốt dự án.

4. Ứng dụng của kinh dịch trong phong thủy số

Được biết, Phong thủy số là những con số được kết hợp với những thuật toán (thần số học, kinh dịch, du niên, ngũ hành, âm dương) sao cho logic, tự nhiên, hài hòa theo quy luật của trời đất , từ đó tạo nên một ý nghĩa nào đó.

Ví dụ: sim điện thoại, biển số xe máy hay ô tô, biển số nhà, văn phòng làm việc, số chứng minh thư,…các số này đến với mỗi người một cách ngẫu nhiên hoặc do được lựa chọn có chủ đích.

Để luận giải ý nghĩa những con số trong phong thủy số có nhiều cách, trong đó, Kinh dịch được ứng dụng phổ biến. Xét số theo 64 quẻ dịch, quý vị sẽ nắm bắt được số đó tốt hay xấu, hợp hay khắc mệnh chủ. Xem thêm công cụ xin quẻ Dịch của TLĐQ để biết thêm chi tiết

Áp dụng kinh dịch giúp luận đoán hung cát ở từng con số

Qua những thông tin chia sẻ ở trên chắc hẳn mọi người đã phần nào hiểu rõ về bộ môn Kinh dịch cũng như cách tính quẻ luận đoán vận mệnh. Nếu muốn xin quẻ hằng ngày để cầu an, cầu tài thì bạn có thể cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán của chúng tôi. Ngoài hỗ trợ công cụ xin quẻ dịch, ứng dụng này còn cung cấp nhiều mảng khác (lá số Bát tự, Tử vi, phong thủy nhà cửa, vật phẩm cải vận bổ khuyết,…). Bạn có thể tải ứng dụng theo một trong hai phiên bản dưới đây.