Theo quan niệm xưa, Táo quân là vị thần cai quản bếp núc và nắm rõ mọi việc trong nhà. Nên vào cuối năm các gia đình sẽ làm lễ tiễn ông táo về trời với mong muốn nhận được nhiều may mắn, gia đình sung túc hòa thuận. Tuy nhiên lễ vật cúng ông Táo gồm những gì là đầy đủ thì vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung dưới đây.

1. Lễ vật cúng ông Táo gồm những gì?

Quan niệm dân gian Việt Nam từ lâu đã coi Táo quân là người giữ lửa, hạnh phúc của gia đình. Ông ở trong bếp nên có thể nắm rõ mọi việc trong gia đình từ tốt đến xấu. Và mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp các gia đình làm mâm cơm để tiễn ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những việc đã xảy ra trong năm qua. Đồng thời mong muốn gia đình trong năm mới sẽ gặp nhiều hạnh phúc, may mắn, thuận lợi hơn trong công việc, cuộc sống.

Vậy cúng ông Táo gồm những gì? Dưới đây là các lễ vật bạn cần phải sắm để có buổi lễ cúng ông Táo đầy đủ, chu toàn nhất:

1.1 Lễ vật cúng ông Táo

Để các táo có phương tiện đi lại, di chuyển để lên chầu trời thì mỗi một vùng miền sẽ cúng một phương tiện khác nhau cho ông táo như:

Vùng miềnLễ vật
Miền BắcCúng 3 con cá còn sống, có kích thước ngang bằng nhau. Sau khi cúng xong thì mang đi phóng sinh tại các ao hồ sông ngòi gần nơi sinh sống của gia chủ.
Miền TrungSử dụng ngựa giấy để cúng với đầy đủ yên, cương. Khi cúng xong sẽ hóa với các tiền vàng, đồ cúng khác.
Miền NamNgười ta không sử dụng cá chép sống và dùng cá chép giấy để cúng ông Công ông Táo. Sau đó hóa cùng với những đồ vật khác khi cúng.

 

ông công ông táo cúng gì

Ngoài sự khác biệt về phương tiện đi lại thì các lễ vật cúng ông Táo cơ bản sẽ có những đồ sau đây:

  • Mũ giấy 3 chiếc: 2 chiếc mũ cánh chuồn cho 2 ông, 1 mũ không cánh chuồn dành cho bà.
  • Áo giấy 3 bộ: 2 bộ nam, 1 bộ nữ.
  • Hài 3 đôi: 2 đôi giày nam và 1 đôi dành cho nữ.
  • Giấy, tiền vàng mã
  • 1 đĩa hoa quả (có thể lựa chọn hoa quả theo mùa, theo vùng miền mà bạn đang sinh sống)
  • Một lọ hoa (các loại hoa như hồng, cúc, đồng tiền… có thể chọn hoa theo mùa)
  • Trầu, cau tươi
  • Nến, hương
  • Nước, trà hoặc rượu

1.2 Mâm cơm cúng ông Công ông Táo

Tùy vào phong tục tập quán của địa phương và điều kiện gia đình của bạn mà có thể làm mâm cơm cúng ông Công ông Táo khác nhau. Bạn có thể làm mâm cơm mặn hoặc chay. Mâm cơm chay sẽ bao gồm 5 món như giò chay, nấm xào, gà chay, xôi…

Còn với mâm cơm cúng ông Táo mặn thì bạn cũng không cần quá cầu kỳ hay sang trọng. Chỉ cần những món ăn cơ bản mang đủ thành kính của gia chủ đến các vị thần linh là được. Bạn có thể tham khảo và tránh những đồ cúng sau đây:

1.2.1 Các đồ bắt buộc phải có theo 3 miền

Miền BắcMiền TrungMiền Nam
– Một đĩa thịt lợn luộc (thịt vai hoặc chân giò) để cả miếng

– 1 con gà luộc buộc chéo cánh, ngậm hoa hồng hoặc hoa ớt tỉa

– Một bát canh măng nấu với chân giò lợn

– Một đĩa giò lụa

– Một cái bánh chưng

– Một đĩa xôi, xôi đỗ hoặc xôi gấc. Nhiều gia đình lựa chọn cúng xôi gấc để năm mới nhận được nhiều may mắn. Do chúng có màu đỏ

– Một đĩa chè (chè trôi nước, chè đậu đỏ)

– Một đĩa hoa quả

– Một đĩa muối, một đĩa gạo

– Một chén rượu

– Một chén nước hoặc trà

– Một bát cơm

– Một bát canh mọc

– Thịt lợn luộc để nguyên miếng

– Một con gà luộc

– Một đĩa rau luộc hoặc xào

– Một đĩa chả ram (nem rán)

– Một đĩa xôi

– Một đĩa bánh chưng

– Một đĩa giò

– Một đĩa chè

– Một đĩa muối, một đĩa gạo

– Một chén rượu, nước

– Thịt heo luộc cả miếng

– Thịt gà luộc hoặc quay

– Đĩa rau xào

– Củ kiệu, củ cải muối

– Xôi gấc

– Bánh tét

– Giò heo

– Canh mọc hoặc canh khổ qua

– Thịt kho

– Đĩa đậu phộng

– Kẹo thèo lèo (kẹo vừng đen)

– Chả ram (nem)

– Đĩa gạo, đĩa muối

– Trà, rượu

– Một bộ cò bay ngựa chạy (hình con cò, con ngựa được cắt bằng giấy)

 

1.2.2 Các đồ bổ sung

Ngoài những món bắt buộc phải có bên trên thì bạn có thể bổ sung thêm các món ăn khác như:

  • Miền Bắc: Dưa hành, thịt đông, nem rán, rau xào thập cẩm, một bát canh miến, canh mọc nấu tô…
  • Miền Trung: là nơi giao thoa giữa văn hóa của miền Bắc và miền Nam nên đồ cúng ông Táo vô cùng phong phú. Bạn có thể cúng thêm một đĩa dưa hành, củ kiệu canh măng, canh miến, một đĩa thịt kho…
  • Miền Nam: Cá kho, canh chân giò, nộm ngó sen, tôm hấp, rau luộc…

1.2.3 Các đồ nên tránh

Ngoài những món truyền thống trong mâm lễ như thịt gà, thịt heo luộc, xôi, chè, canh… thì những món đại kỵ không nên xuất hiện trên mâm cỗ như:

  • Thịt vịt
  • Thịt chim
  • Thịt ngỗng
  • Thịt trâu, bò, bê
  • Thịt dê
  • Thịt chó
  • Mực

Bởi theo quan niệm xưa những đồ ăn từ những động vật này thường có mùi nặng, có thể mang lại xui xẻo, điều không may cho gia chủ. Vì vậy nên người ta kiêng không thờ cúng các món ăn được chế biến từ các loài động vật này.

Xem thêm: Những món ăn cúng ông Công ông Táo bạn nên biết

2. Nên cúng ông Táo vào thời gian nào?

Ngoài câu hỏi lễ cúng ông Táo gồm những gì? Ông công ông Táo cúng gì là đầy đủ thì thời gian để thực hiện cúng ông Táo cũng được nhiều người thắc mắc. Bạn có thể tiến hành nghi lễ cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Bởi theo quan niệm dân gian ông Táo sẽ lên báo cáo Ngọc Hoàng vào 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy mọi nghi lễ cần thực hiện trước khoảng thời gian đó.

Để biết chính xác thời gian cúng ông Táo cho năm Tân Sửu 2021 thì bạn có thể xem tại: Xem lịch âm – dương miễn phí

Để tổ chức được lễ cúng ông Táo vào thời gian đẹp, tốt nhất thì bạn nên chuẩn bị kỹ càng, chu đáo các đồ vật trước đó.

cúng ông táo gồm những gì

3. Lưu ý khi cúng ông công ông táo

Mặc dù lễ cúng ông Táo không còn xa lại gì với người dân Việt Nam nhưng để không cần phải lo lắng cúng ông Táo gồm những gì. Hay lo rằng lễ cúng đơn giản, các Táo không phù trợ cho gia đình trong năm mới. Để có được một lễ cúng trọn vẹn và thành công thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Mỗi một gia đình, địa phương đều có 1 phong tục thờ cúng ông táo khác nhau. Bạn có thể làm lễ cúng tại bàn thờ phòng bếp hoặc ở trên bàn thờ gia tiên. Nhưng tốt nhất là được làm lễ tại gian bếp của gia chủ.
  • Trước khi cúng nên lau dọn sạch bàn thờ, các đồ cúng phải được bày biện gọn gàng, ngay ngắn. Việc thay nước ở các cốc cũng phải thực hiện cẩn thận.
  • Khi bắt đầu làm lễ cúng, gia chủ nên để lửa trong bếp cháy rực, đồng thời thắp ba nén nhang cạnh bếp.
  • Hương trên bàn đã cháy được 1 nửa thì bạn nên đi hóa các đồ dùng, vàng mã như tiền vàng, mũ, áo, sớ, văn khấn, cá giấy, ngựa giấy. Khi hương đã cháy hết thì mang cá chép sống ra sông, hồ thả phóng sinh.
  • Khi cúng các bạn không nên cầu xin phú quý, sung túc cho gia đình. Mà nên xin ông Táo bẩm báo điều tốt, nói giảm những điều không hay trong gia đình.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho bạn câu hỏi Cúng ông Táo gồm những gì, hy vọng giúp bạn tổ chức được buổi lễ vẹn toàn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp thì bạn có thể để lại Comment bên dưới. Các chuyên gia phong thủy của Thăng Long đạo quán sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ và chi tiết nhất.

Thăng Long đạo quán với mong muốn giúp bạn có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng chúng tôi đã cho ra mắt ứng dụng trên điện thoại. Khi tải ứng dụng bạn sẽ có thể xem được lá số tử vi, bát tự và lời giải chi tiết, cùng với đó là tìm số tài khoản, điện thoại hợp mệnh, cách cải vận bổ khuyết giúp cho cuộc sống gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Nhanh tay đăng ký ứng dụng phù hợp với điện thoại của mình tại: