Lễ nhập trạch và bốc bát hương là 2 nghi lễ rất quan trọng khi về nhà mới. Nhưng rất ít người hiểu rõ được 2 thủ tục này cần thực hiện như nào cho đúng và ý nghĩa của từng nghi lễ. Hãy cùng Thăng Long đạo quán tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Lễ nhập trạch và bốc bát hương có ý nghĩa gì?
Quan niệm dân gian xưa mỗi một vùng đất đều có các vị thần linh cai quản. Việc thờ cúng sẽ thể hiện lòng thành kính của gia chủ đến các vị thần linh và tổ tiên. Vì vậy nên việc nhập trạch và bốc bát hương khi về nhà mới là vô cùng càn thiết.
- Lễ nhập trạch
Nhập trạch là từ Hán Việt có thể hiểu là dọn vào nhà mới. Đây là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của dân ta. Bởi mọi người đều quan niệm rằng khi xin phép vào ở và xin thần linh, tổ tiên phù hộ sẽ giúp cho cuộc sống tại nơi ở mới sẽ thuận hòa, hạnh phúc, ấm lo.
- Bốc bát hương về nhà mới
Theo quan niệm Phật giáo đại thừa thì bát hương là nơi các vị thần linh, tổ tiên ngự. Nó được coi là vật linh thiêng nhất trên ban thờ vì đây là nơi kết nối giữa dương gian và âm thế. Thể hiện lòng tôn kính đối với các vị thần linh, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ tổ tiên đã mất.
2. Thực hiện nghi lễ nhập trạch trước hay bốc bát hương trước?
Bốc bát hương là một trong các bước cần làm khi thực hiện lễ nhập trạch. Bạn có thể tự bốc bát hương tại nhà hoặc nhờ đến các thầy pháp, thầy chùa. Người bốc bát hương phải tắm rửa sạch sẽ, có tâm hướng thiện thì sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.
Khi thực hiện lễ nhập trạch và bốc bát hương thì bạn cần làm theo đúng các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị và sắm lễ
Dọn bàn thờ bằng rượu gừng hoặc rượu ngũ vị hương để ban thờ được sạch sẽ, trừ tà. Mua sắm các vật phẩm cần cho buổi lễ như vàng mã, hoa quả, lễ măn, ngọt…
Bước 2: Sắp lễ lên ban thờ gồm tiền vàng, lễ mặn, ngọt
Nhập trạch là nghi thức Cảm tạ Thần Linh, Gia tiên do vậy cần phải có những phẩm vật, nghi thức bắt buộc. Đầu tiên là các loại Sớ sách gồm Sớ thỉnh chư vị Phật Thánh, Sớ điền hoàn long mạch, sớ Sám tạ Thổ công, chư vị Tôn Thần, Sám tạ Gia Tiên và Sớ lễ tạ. Sau đó là phẩm vật cần có như vàng mã, lễ mặn, ngọt.
Bước 3: Bốc bát hương
Bốc bát hương thì nhất thiết phải có khoa giáo và đặc biệt là chuẩn bị cốt bát hương cũng cần cẩn thận, đầy đủ. Cốt bát hương chính là cái linh hồn của bát hương, thể hiện ý nguyện, ước mong cũng như sự thành tâm của gia chủ, gia đình họ khi bốc bát hương.
Bộ bốc bát hương đầy đủ và đúng chuẩn sẽ gồm 7 vật phẩm đặc biệt, gọi là “thất bảo”. Thất bảo được coi là các vật phẩm hội tụ tinh túy linh khí đất trời, nhằm ổn định ban thờ, xua trừ tà khí, chiêu tài, quảng lộc, hóa sát…
Thất bảo được tạo nên từ các vật liệu sau: Vàng, bạc, hổ phách, ngọc phỉ thúy, san hô đỏ, dá mã não, ngọc trai. Chúng đại diện cho ngũ hành và linh khí từ Trời đất. Ngoài ra bát hương cũng có thêm các vật phẩm khác như tro nếp, nụ trầm hoặc cát trắng sạnh sẽ.
Bốc bát hương sẽ có 2 nội dung chính: Hô triệu linh thần và trì chú, việc này các gia chủ nhất thiết phải nhờ các vị Pháp sư giúp đỡ. Vì họ có hành khoa và kinh nghiệm trong việc này, gia chủ tự ý làm có thể hiệu quả sẽ không như mong muốn. Cụ thể các bước sẽ diễn ra như sau:
- Bước 1: Pháp sư thiết nhập đàn tràng, tẩy uế khí, thân tâm thanh tịnh.
- Bước 2: Tro bếp làm từ rơm nếp khô sạch gia chủ chuẩn bị sẵn. Pháp sư sẽ sàng lại cho sạch sẽ và mịn hơn.
- Bước 3: Pháp sư tiến hành vệ sinh bát hương trước khi tiến hành bốc bát hương
- Bước 4: Pháp sư sẽ chuẩn bị viết “dị hiệu”, “nạp danh”, chuẩn bị “thất bảo”.
- Bước 5: Pháp sư thực hiện nghi thức ‘hô triệu chân linh”
- Bước 6: Pháp sư trì chú và tiến hành dâng bát hương lên ban thờ
Khi thực hiện bốc bát hương thì bạn nên làm lễ an vị bát hương thần linh gia tiên trước. Sau đó đến làm lễ mời thần linh và gia tiên nhâp trạch như bình thường.
Xem thêm: Nhập trạch là gì? Cách làm lễ nhập trạchgiúp gia chủ làm ăn may mắn, thuận lợi.
Bước 4: Bật bếp khai lửa đun trà mời thần linh và gia tiên
Bật bếp khai lửa khi dọn đến nhà mới là việc làm cần thiết. Vì việc làm này thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh, gia tiên. Và nó còn thể hiện mong muốn của gia chủ khi ở nhà mới sẽ được hạnh phúc, đầy đủ, ấm lo và nhận được nhiều may mắn.
Tuy nhiên cần lưu ý khi đun bếp thì nên dùng bếp ga, vì bếp điện có nhiệt nhưng không có lửa. Và nên đun đếp trong thời gian 1 – 2 tiếng để giúp cho ngôi nhà ấm áp hơn.
Bước 5: Dùng nước ngũ vị tẩy uế các góc của căn nhà
Dùng bông hoa gại vàng thần tài nhúng vào bát nước ngũ vị sau đó vẩy nước này ở các góc nhà. Việc làm này giúp bạn tẩy uế, làm sạch không khí của ngôi nhà. Giúp cho mọi việc trong nhà mới được may mắn, hanh thông.
Bước 6: Lễ tạ
Khi hương sắp tàn thì gia chủ nên đọc văn khấn tạ lễ nhập trạch. Việc làm này là để cảm ơn các vị thần linh và gia tiên đã chứng giamd và thụ hưởng các lễ vật. Mong các vị thần linh và gia tiên sẽ phù hộ cho gi đình khi ở nơi mới được phù trợ, che chở, gặp nhiều may mắn.
Bước 7: Hóa vàng
Đây là bước cuối cùng khi thực hiện lễ nhập trạch về nhà mới. Nếu bạn tự làm lễ nhập trạch thì sau khi hóa vàng nên hóa hết cả các bài vấn khấn mà mình đã sử dụng trong buổi lễ.
3. Nhập trạch trước bốc bát hương sau được không?
Bốc bát hương là việc làm quan trọng trước khi về nhà mới, nó phải được thực hiện trước khi làm lễ nhập trạch. Vì vậy nên không thể nhập trạch trước bốc bát hương sau được.
Bạn phải thực hiện nghi lễ nhập trạch và bốc bát hương cùng với nhau. Như vậy sẽ giúp bạn thu hút được nhiều tài lộc, may mắn. Và thể hiện được lòng thành tâm, tôn kính đến các vị thần linh và gia tiên trong nhà.
4. Lưu ý khi thực hiện thủ tục lễ nhập trạch và bốc bát hương
Để buổi lễ nhập trạch và bốc bát hương được diễn ra thuận lợi, mang lại nhiều may mắn cho gia chủ thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Ngày nhập trạch và bốc bát nhang phải lựa chọn ngày giờ tốt, hợp với tuổi của gia chủ.
- Bài vị tổ tiên phải do chính tay gia chủ mang đến nhà mới, các thành viên trong gia đình không được đi tay không đến nhà mới. Có thể mang các vật phẩm hợp phong thủy hoặc các đồ dùng có giá trị trong gia đình.
- Bài vị và bát hương của các vị thần linh ở nhà cũ không được mang tới nhà mới. Vì họ là thần linh cai quản đất đai ở mảnh đất cũ.
- Không để người có thai hoặc tuổi Dần tham gia dọn nhà.
Kết luận
Nhập trạch và bốc bát hương là những nghi thức có mối tương quan chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện nghi lễ nhập trạch của một gia đình. Lễ nhập trạch và bốc bát hương thể hiện sự tôn kính với các vị Thổ công, chư vị tôn Thần, cũng như tỏ lòng biết ơn, hương hỏa với các vị Gia Tiên tiền Tổ.
Việc thực hiện nghi lễ này thể hiện niềm mong cầu của gia chủ về một mái nhà ấm cúng, an yên, có sự bảo hộ, che trở của các chân linh. Đồng thời tạo ra cảm giác an tâm, cũng như có thêm sự thoải mái về mặt tinh thần trong những bước đường sinh sống cư ngụ và phát triển của gia đạo sau này.
Giúp cho bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng phong thủy vào cuộc sống tốt hơn, Thăng Long đạo quán đã cho ra mắt ứng dụng trên điện thoại. Bạn có thể xem phong thủy nhà ở, lá số tử vi, bát tự, tìm số tài khoản, số điện thoại, vật phẩm phong thủy hợp mệnh… Tải và cài đặt ứng dụng tại đây: