Nhiều người thường nghe nói về liệm, nhưng vẫn chưa hiểu liệm là gì? Giải đáp thắc mắc của các bạn, hôm nay hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu vấn đề này, cũng như những điều lưu ý, nên làm và không nên làm khi khâm liệm người chết.
1. Tổng quan về liệm
Để hiểu rõ vấn đề khâm liệm là gì, chúng ta cần biết liệm có rất nhiều bước nhỏ, và mỗi vùng sẽ có những quy định hay quan niệm riêng. Bài viết trên tổng hợp quan niệm phổ biến nhất về liệm
1.1. Liệm là gì?
Liệm còn được gọi là khâm liệm, nhập liệm, tẩm liệm. Đây là một trong những thủ tục bắt buộc để tiễn đưa người đã mất về nơi yên nghỉ cuối cùng. Thực chất đây là quá trình dùng vải hoặc lụa quấn quanh thi thể của người đã mất để bảo vệ thân thể người đã mất. Nghi thức này được tiến hành sau khi đã tắm sạch sẽ cho thân người. Đây chính là định nghĩa chi tiết nhất cho khâm liệm là gì?
Người ta chia liệm thành hai khái niệm nhỏ hơn đó là đại liệm và tiểu liệm.
- Tiểu liệm là bọc thân xác người mất bằng 3 lần lớp vải.
- Đại liệm là bọc thân xác người mất bằng 7 lần lớp vải.
Người ta sẽ chuẩn bị 2 tấm vải (chăn) để cho 2 quá trình đại liệm và tiểu liệm.
1.2. Áo liệm là gì?
Về áo liệm thì người ta thường bọc bằng vải trắng, nhà có kinh tế tốt thì dùng vóc nhiễu tơ lụa. Những người theo đạo Phật thì người ta hay dùng chăn Quang Minh để đắp lên người với mục đích để người đã khuất được chư Phật tiếp dẫn, về cõi Tây Phương cực lạc. Đây là một loại chăn có in danh hiệu Phật, chú Vãng Sanh lên đó. Mền có chất liệu vải lụa màu vàng đỏ, lấp lánh giống với tông màu chủ đạo thường thấy trong phật giáo. Lưu ý tuyệt đối không được sử dụng vải da thú vì người ta cho rằng làm vậy người chết sẽ bị đầu thai thành thú vật, súc sinh và bị cư xử không tốt.
Vải dùng cho đại liệm là một 1 mảnh dọc, có 5 mảnh ngang, dùng cho Tiểu liệm là tấm vải có 1 mảnh dọc và 3 mảnh ngang.
Tìm hiểu: Trùng tang là gì?
2. Chuẩn bị cho lễ khâm liệm
Để hiểu rõ hơn lễ khâm liệm là gì chúng ta cần hiểu rõ về các bước tiến hành của quy trình này. Quy trình khâm liệm cần được tiến hành sớm, vì xác người không thể để quá lâu, nhưng bắt buộc phải thực hiện những bước như sau:
2.1. Giờ liệm là gì và lập bàn thờ vong
Liệm cũng cần chọn giờ tốt để tiến hành, đồng thời trong thời gian đó cần chuẩn bị bàn thờ vong cho người đã mất. Bàn thờ vong được đặt trên một chiếc bàn rộng ở trong nhà có ảnh, bát hương, hương, đèn, trướng,…. Trên bàn thờ cần chuẩn bị là một mâm ngũ quả, hoặc một nải chuối. Ngày trước, bát hương có thể làm bằng một đoạn cây chuối cắt ra để cắm hương lên trên.
Người ta quan niệm rằng, việc chọn giờ, ngày nhập quan giúp cho người đã khuất sớm được siêu thoát. Ngoài ra, điều này còn giúp con cháu đời sau gặp nhiều may mắn và cuộc sống bình an. Việc chọn ngày giờ nhập quan cũng là một cách để xác định được người đã mất có phạm vào ngày trùng tang hay không, để người thân yên tâm hơn.
Việc chọn giờ tiến hành liệm sẽ phụ thuộc vào giờ, ngày tháng năm mất và tuổi của đương số, cũng như giờ đẹp trong ngày tiến hành liệm. Vì xác không để được lâu, do đó thầy cúng sẽ thường tránh ngày quá hung, rồi chọn giờ đẹp trong ngày đó để tiến hành liệm.
2.2. Chọn quan tài
Tiếp theo đó là chuẩn bị quan tài. Người nhà sẽ đặt quan tài phù hợp với kích thước của cơ thể người đã mất, chọn chất liệu và màu sơn phù hợp. Trong quan tài người ta sẽ rải thêm một ít trà khô và rải dưới đáy quan trước khi khâm liệm. Lá trà khô có tác dụng là rút hết hơi, mùi của người chết, đỡ mùi hôi. Ngoài ra người ta cũng quan niệm rằng lá trà khô có tác dụng trừ tà, tẩy uế, khiến oan hồn ngạ quỷ không đến gần được thân xác của người đã khuất.
3. Tiến hành lễ khâm liệm
Quy trình liệm được tiến hành ngay sau khi tắm rửa (mộc dục) cho người đã mất. Thật ra mỗi vùng miền sẽ có một kiểu khâm liệm riêng, thứ tự các bước cũng có ít nhiều khác biệt. Nhưng nhìn chung, quy trình này chia thành 3 giai đoạn là tiểu khâm, đại khâm, đậy nắp quan tài.
3.1. Tiểu Liệm
Đầu tiên, người ta sẽ đặt thi thể nằm trên một miếng vải lớn. Tấm vải này có ba chiếc đai bằng vải to ở khu vực vai, bắp chân và mông của thi thể. Tấm vải này còn được gọi là chăn liệm, kích thước thường dùng là rộng 5 khổ vải, dài 12 thước (4.8m).
Tiến hành bọc thi thể từ dưới bắp chân rồi lên phần thân và phần đầu của người mất. Một số nơi người ta sẽ buộc hai ngón chân cái vào với nhau, đặt hai tay lên bụng và buộc hai ngón tay cái vào với nhau. Người ta buộc như vậy, để tránh tình trạng các cơ co quắp lại khiến thi thể chuyển động, mà các cụ ngày xưa còn gọi là quỷ nhập tràng.
Khuôn mặt của người mất nên được phủ một tấm vải trắng mỏng hoặc tờ giấy mỏng (gọi là phủ diện). Sau khi bọc xong không được để xác nằm dưới nền nhà mà nên đặt trên một chiếc chiếu. Như vậy cơ bản là đã xong bước tiểu lượm rồi.
3.2. Đại Liệm
Lễ đại liệm người ta sẽ chuyển thi hài người chết từ giường, chiếu đã dặt sau khi tiểu liệm vào quan tài (còn gọi là áo quan). Lễ này những người thân thích ruột thịt phải có mặt đầy đủ. Con trai đứng bên trái, con gái đứng bên phải của quan tài.
Lúc này các thầy bắt đầu tiền hành lễ, xướng lên: Tự lập (đứng gần vào), Quỵ (tất cả quỳ xuống), rồi bắt đầu lễ cúng
Sau đó các con cháu đứng ra hai bên, người được phân chia nhiệm vụ khâm liệm sẽ đưa thi hài từ trên giường xuống đất đặt lên trên vải liệm, bọc vải liệm vào thi hài đưa vào quan tài nhẹ nhàng, rút vải khâm ra. Lúc này, người nhà sẽ bổ sung quần áo cho đầy đủ, có thể bỏ vào quan tài một số quần áo cũ hoặc những đồ dùng yêu thích của người chết. Các chỗ còn trống trong quan tài sẽ chèn đầy bằng trà khô.
Chú ý: Những quần áo của người sống, hoặc những quần áo của người sống và chết dùng chung thì không được bỏ vào quan tài vì làm vậy người sống sẽ bị điên dại. Đồ của người chết cũng không được tự tiện dùng, hay cho, vì như vậy sẽ xuất hiện tình trạng người chết hiện về đòi đồ.
3.3. Đậy nắp quan tài
Mọi việc xong người ta sẽ đậy nắp quan tài rồi đặt chính giữa gian giữa của căn nhà. Đặt trên nắp quan tài một bát cơm bông (bát cơm đầy, có một quả trứng gà luộc chín bóc vỏ và cắm đôi đũa ở chính giữa), bát hương, thắp 7 ngọn nến được xếp theo hình sao Bắc Đẩu. Hương và nến phải thắp liên tục đến cho đến khi đưa tang. Sau khi đậy nắp quan tài trong nhà phải có người túc trực 24/24 bên cạnh quan tài, tránh không cho chó mèo đến gần.
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã biết khâm liệm là gì? Như vậy, nghi thức liệm người chết tương đối nhiều bước và phức tạp. Người ta thường cho rằng người sống có thể tạm bợ, nhưng người chết thì không, do đó các bước liệm luôn được tiến hành cẩn thận, kỹ càng, nhằm mục đích để cho người đã khuất được an nghỉ ở nơi suối vàng.
4. Những điều cần chú ý khi tiến hành khâm liệm
Những lúc tang gia bối rối, gia quyến thường có nhiều lỗi sai, do đó, gia chủ nên đọc kỹ những vấn đề sau để không phạm phải. Phần tiếp theo của bài viết liệm là gì, chúng tôi xin đi sâu và phân tích.
4.1. Không được để chó, mèo lại gần thi thể
Theo khoa học, chó mèo là động vật mang điện dương lớn nhất là mèo đen. Trong khi đó thi thể người chết điện tích âm, nên nếu chó mèo lại gần, đặc biệt là nhảy qua cơ thể thì xác chết sẽ đứng dậy (do 2 điện cực trái dấu hút nhau, nên thi thể bị bật dậy).
Hiện tượng này trong dân gian gọi là quỷ nhập tràng, hoặc xác sống. Người ta đồn thổi rằng xác sống sau khi bật dậy còn ăn cả thịt sống, hút máu động vật.
Bỏ qua tính đúng sai, vì điều này phụ thuộc vào bạn là người duy tâm hay duy vật. Nhưng chắc chắn nếu một thi thể tự nhiên bật dậy sẽ khiến mọi người hoảng sợ, việc tang sự có thể bị rối loạn, gián đoạn. Vì thế, tốt nhất thân nhân trong nhà vẫn nên canh xác cẩn thận, phân chia để luôn có người canh giữ quan tài.
4.2. Chọn quan tài phù hợp
Việc chọn quan tài cũng rất quan trọng, không phải tự nhiên mà người xưa thường chọn quan tài ngay từ khi còn sống. Một chiếc quan tài tốt có thể bền theo thời gian, thoải mái để không gây quấy nhiễu sự yên nghỉ của người đã khuất. Các số đo của quan tài cũng có những ý nghĩa phong thủy.
- Mọi người thường chọn quan tài tấm ván dày; nếu dày từ 5 tấc trở lên được xếp vào nhóm thượng đẳng, ngày xưa chỉ vua chúa quý tộc mới có để dùng.
- Quan tài có dạng hình hộp chữ nhật, phía trước cao hơn phía sau, phía trước rộng, còn phía sau lại hẹp.
- Về màu sắc thì người ta hay sử dụng các màu như màu đen, tím, đỏ hoặc vàng.
- Mặt ngoài quan tài thường được vẽ, chạm khắc các hình long phượng nhằm mục đích chúc người đã khuất được an nghỉ, linh thiêng phù hộ cho con cháu. Các hình này thường là tranh Bách thọ, tranh Bốn mùa, Nhị thập tứ hiếu, Long Phượng, sen,..
- Về loại gỗ, người ta thường sử dụng các loại gỗ như lim, tràm, bạch đàn vì bền, chắc hoặc một số loại gỗ thông, tùng, bách,..
Cây liễu tuy có gỗ rất rất chắc, bền và đẹp mắt nhưng lại không nên dùng để đóng quan tài. Vì loại cây này không có hoa, không có quả, điều này có thể ảnh hưởng đến hậu vận đời sau không có con cháu nối dõi, tuyệt tự. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều cơ sở gian thương vẫn cố tình dùng gỗ liễu để tiết kiệm chi phí, vì vậy trước khi mua bạn cần xem xét kỹ.
4.3. Không để nước mắt rơi vào thi thể
Nước mắt thường chứa nhiều sự uất hận, hờn tủi, nhớ nhung, đau xót. Khi rơi vào quan tài sẽ làm người chết day dứt, khổ sở, vương vấn vì con cháu, thân nhân mà khó lòng mà siêu thoát được, cứ vất vưởng có cõi trần. Chính vì điều này mà người ta thường dặn con cháu không được rơi nước mắt khi liệm hay dính nước mắt lên đồ của người đã khuất.
4.4. Cách coi giờ liệm
Hiểu rõ về ý nghĩa, vai trò và sự quan trọng của liệm là gì, chắc hẳn bạn đọc cũng hiểu việc coi giờ nhập liệm rất quan trọng. Người thân cần lựa chọn được những khung giờ tốt để làm lễ nhập liệm để giúp người đã khuất được siêu thoát nhanh chóng và về với thế giới cực lạc, một mặt giúp cho người ở lại có được bình an, thuận lợi, tránh trùng tang.
Thông thường các gia đình sẽ nhờ thầy cúng, thầy chùa lựa chọn ngày giờ tốt để tiến hành liệm. Ngoài ra, một số người cũng áp dụng mẹo chọn ngày giờ của các cụ ngày xưa. Cách xem ngày này dựa trên ngày liệm, người ta sẽ chọn giờ liệm.
Theo kinh nghiệm chọn giờ liệm của người xưa như sau
- Ngày Tý: Tang chủ chọn giờ Giáp – Canh
- Ngày Sửu: Tang chủ chọn giờ Ất – Tân
- Ngày Dần: Tang chủ chọn giờ Đinh – Quý
- Ngày Mão: Tang chủ chọn giờ Bính – Nhâm
- Ngày Thìn: Tang chủ chọn giờ Giáp – Đinh
- Ngày Tỵ: Tang chủ chọn giờ Ất- Canh
- Ngày Ngọ: Tang chủ chọn giờ Đinh – Mùi
- Ngày Mùi: Tang chủ chọn giờ Ất – Tân
- Ngày Thân: Tang chủ chọn giờ Giáp – Qúy
- Ngày Dậu: Tang chủ chọn giờ Canh – Nhâm
- Ngày Tuất: Tang chủ chọn giờ Canh – Nhâm
- Ngày Hợi: Tang chủ chọn giờ Ất – Tân
Sau khâm liệm và chôn cất chính là 49 ngày sau tang, vì vậy quý gia chủ cần tham khảo thêm: Kiêng kỵ trong 49 ngày có tang
➡️Những lưu ý trên quan trọng bởi được đúc kết từ thực tế và phong tục Việt Nam. Vốn dĩ việc ma chay luôn cầu kì và có nhiều nguyên tắc. Việc bạn làm sai không chỉ ảnh hưởng đến người đã khuất mà còn ảnh hưởng đến cả con cháu. Mồ mả tổ tiên không yên thì làm sao con cháu có thể ổn định được.
5. Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về liệm là gì, và những điều cần lưu ý trong quá trình liệm. Người ta hay nói nghĩa tử là nghĩa tận, huống hồ người mất còn là người thân yêu của mình. Do đó hãy cố gắng lo chu toàn nhất để mình cũng được yên tâm và an lòng các bạn nhé.
Nếu còn thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ với Thăng Long Đạo Quán để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất!
Các bài viết khác liên quan: