Lôi Thiên Đại Tráng là quẻ dịch số 34 trong tổng số 64 quẻ dịch. Đây là quẻ dịch mang ý nghĩa hưng vượng. Cùng tìm hiểu về quẻ dịch này và ứng dụng của nó vào trong đời sống thông qua bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán nhé!

1. Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng là gì?

Quẻ 34 - Lôi Thiên Đại Tráng
Quẻ 34 – Lôi Thiên Đại Tráng

Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng, đồ hình ||||:: còn gọi là quẻ Đại Tráng (大壯 da4 zhuang4), là quẻ thứ 34 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).
  • Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).

Giải nghĩa: Chí dã. Tự cường. Ý chí riêng, bụng nghĩ, hướng thượng, ý định, vượng sức, thịnh đại, trên cao, chót vót, lên trên, chí khí, có lập trường. Phượng tập đăng sơn chi tượng: tượng phượng đậu trên núi.

Quẻ Đại Tráng, là 4 dương tịnh tiến, Dương trưởng Âm tiêu, Âm chỉ còn có 2 hào ở ngoại Chấn. Dương khí đã đến thời Sơ thịnh, đã đến giữa mùa Xuân (tiết Xuân phân, tháng hai).

Hễ “thối lui” (Độn) đến mực, thì phải tiến lên lại. Đây, là quẻ lật ngược quẻ Độn.

Đại Tráng, là Dương đã tráng thịnh.

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Lôi Thiên Đại Tráng

Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng được xây dựng nhờ sự nghiên cứu của những Tổ Sư trong lĩnh vực tử vi, kinh dịch. Và để có kết quả như ngày nay, thì quẻ số 34 đã trải qua sự vun bồi, giải mã ý nghĩa luận đúng sai trong suốt cả một chặng đường kéo dài hàng ngàn năm.

2.1. Thoán từ

Đại Tráng, lợi trinh.

大 壯,利 貞。

Còn gì tốt bằng quẻ Đại Tráng, Dương đã đến thời tráng thịnh rồi! Kẻ tầm thường thấy vậy, thì mừng; nhưng người quân tử thấy vậy đâm lo! Là tại sao hào từ không tán cho mấy chữ “Nguyên Kiết” mà chỉ vỏn vẹn có 2 chữ “lợi trinh” (chỉ có lợi, khi nào mà biết giữ gìn bền vững đức trinh của mình)?

Đó chỉ là những lời dạy dỗ khuyên răn, chứ không phải là lời khen tặng! Lời răn đe: Con người thường có thói kiêu căng khi đắc thời đắc thế! Cho nên, đừng bao giờ quên: Việc đời luôn luôn biến chuyển, “nên” đó, là “hư” đó; “vinh” đó, là “nhục” đó… chớ có quên luật Phản Phục! 

Cổ nhân thường bảo: “Đắc ý thường tư thất ý thời 得 意 常 思 失 憶 時” (Lúc đang đắc ý, càng nên để ý đến khi “thất ý”).

Tiểu nhân sở dĩ hại được người quân tử, là biết lợi dụng lúc người quân tử đắc chí, tự kiêu tự mãn nên có nhiều sơ hở mà tấn công bất ngờ! Cái đại họa đáng sợ của người đắc thắng là khi họ được đại thắng, xem thường xem khinh kẻ khác, tự cho là không còn ai thắng nổi mình nữa! 

“Đại tráng, lợi trinh” nghĩa là được đại tráng rồi, chưa đủ, còn cần phải gìn giữ cho thật bền vững đạo “trinh” của mình! Bao giờ cũng nên phòng bị, vì Âm Dương thường có sự phản trắc bất thần, dương đó, nhưng chỉ thêm một vài giọt dương nữa, thì dương ấy bỗng biến thành âm. 

“Phúc đó, họa đó” biết đâu mà lường trước? Cho nên Hệ từ Hạ truyện khuyên ta: “Nguy giả sử bình; dị giả sử khuynh, kỳ đạo thậm đại!” 危 者 使 平,易 者 使 傾,其 道 甚 大。(Biết là nguy mà lo trước, thì được yên lành; có lòng khinh thường, thì dễ bị nghiêng đổ bất thần). Cái đạo biết “phòng hoạn” thật lớn lao không biết chừng nào! “Kỳ đạo thậm đại!”.

2.2. Đại Tượng

Lôi tại thiên thượng; đại tráng.

Quân tử dĩ phi lễ, phật lý.

雷 在 天 上,大 壯。

君 子 以 非 禮 弗 履。

Sấm vang động trên trời, là tượng quẻ Đại Tráng. Quân tử xem đó mà làm theo, việc không phải Lễ, không làm.

Trước hết, cần định nghĩa chữ Lễ này. Theo Cổ Ngữ, “Lễ”, là trật tự, là tiết điệu, là Thái hòa của thiên nhiên, của vũ trụ vạn vật, hiện ra trong những tiết điệu của ngày đêm, của tứ thời (nghĩa là nhịp đôi và nhịp tư). Lễ, là luật Âm Dương tiêu trưởng (Âm tiêu Dương trưởng, Âm trưởng Dương tiêu), nghĩa là “nhất Âm, nhất Dương chi vị Đạo” luôn luôn nối tiếp nhau.

Con người noi theo tiết điệu ấy của Trời Đất mà hành theo, lấy tiết điệu của Trời Đất Âm Dương làm khuôn mẫu cho những hành động có tiết điệu của mình! Không bao giờ để cho có sự ngang cung lỗi nhịp! Người quân tử không khi nào hành động nghịch với Lẽ Trời (Thiên Lý).

2.3. Tiểu Tượng

Sơ Cửu: Tráng vu chỉ; Chinh hung, hữu phu.

初 九:壯 于 趾,正 凶,有 孚。

Tráng vu chỉ, kỳ phù, cùng dã.

壯 于 趾,其 孚 窮 也。

Sơ Cửu, là dương cương của thể Kiền (nội Kiền), nên rất hăng tiến, tiếc vì còn ở vị thấp quá, nếu vọng động hăng hái, có khác gì chỉ dùng có ngón chân thì sao không vấp ngã? “hữu hung phu” (chữ “Chỉ 趾”, ám chỉ ngón chân).

Cửu Nhị: Trinh kiết.

九 二:貞 吉。

Tượng viết: Cửu nhị, trinh kiết, dĩ Trung dã.

象 曰:九 二 貞 吉,以 中 也。

Cũng thuộc dương cương, lại còn được cư trung đắc chánh nữa, tức là Đại Tráng mà không thái quá (vì được đắc Trung. Theo lệ thường, hễ “âm cư âm vị” mới được đắc chánh, ở đây Nhị, là “dương cư âm vị”, lẽ ra không đắc chánh, nhưng Dịch có biệt lệ này, là hễ cư trung thì được đắc chánh, chứ không bao giờ bất chánh như ở các hào khác. Hai hào Nhị Ngũ được hưởng biệt lệ này. Cho nên, sở dĩ Cửu Nhị được “trinh kiết” là bởi nó được đắc Trung (dĩ Trung dã 以 中 也).

Cửu Tam: Tiểu nhân dụng tráng; quân tử dụng vọng, trinh, lệ, đê dương xúc phiên, luy kỳ giác.

九 三:小 人 用 壯,君 子 用 罔,貞 厲。 羝 羊 觸 藩,羸 其 角。

Tượng viết: Tiểu nhân dụng tráng, quân tử vọng dã.

象 曰:小 人 用 壯,君 子 罔 也。

Cửu Tam là dương cương, ở vị dương, là cực dương. Lại còn ở chỗ cùng cực của nội Kiền, trong thời Đại Tráng, đó là đến chỗ cực Tráng (“vọng 罔” là gan liều, liều lĩnh, chả biết sợ gì cả). Dù là tiểu nhân hay quân tử mà “dụng tráng” (dùng mạnh) hay “dụng vọng” (dùng sự liều lĩnh) đều là bướng bỉnh cả!

“Tráng” mà bướng, thì dù có chánh cũng gặp nguy (trinh lệ). Khác nào con “dê đực” ỷ mình có sừng, hễ thấy tường giậu nào cũng “húc” ngay vào! tường không đổ, mà sừng thì gãy, đó là chỗ mà người xưa bảo “thái cương tắt chiết” (quá cương thì gãy).

Cửu Tứ: Trinh kiết, hối vong, phiên quyết bất luy, tráng vu đại dư chi phúc.

九 四:貞 吉,悔 亡,藩 決 不 羸, 壯 于 大 輿 之 輹。

Hào Cửu Tứ đã vượt khỏi nội quái Kiền mà vào thể quẻ Chấn, đó là dương đã lớn đến mức cuối cùng, quẻ Tráng đã đến hồi cực thịnh. Đứng đầu quần Dương, chính đây là lãnh tụ của đám người quân tử!

Bởi Thánh nhân tác Dịch lo cho những gì quá đầy dễ bị nghiêng đổ, không khéo lại còn đi vào con đường bất chánh, nên có lời răn đe, nhắc nhở nhớ mà gìn giữ đức Trinh Chánh cho bền vững, thì may ra mới khỏi bị hối lỗi (trinh kiết, hối vong 貞 吉,悔 亡).

Phiên 藩 là bờ giậu.

Hào Cửu Tứ, là đã bước lên hào tư rồi, trước mặt là Ngũ và Thượng Lục đều là Âm cả. Như thế thì, trước mặt không có gì chận lại. Tứ nhờ không còn có gì trở ngại, nên được rộng đường hành động, bèn xuất lịnh cho cả 3 hào dương đồng tiến lên như vũ bão, như vào chốn không người, khác nào ngồi trên cỗ xe lớn, mà cốt bánh xe rất vững chắc (tráng vu đại dư chi phúc 壯 于 大 輿 之 輹). Được thế, cứ mà tiến lên (thượng vãng dã 上 往 也)! Cần thiết là có được một cái cốt bánh xe mạnh, thì ngồi xe rất vững! Sức mạnh của Tứ là nhờ ở cốt bánh xe vững chắc…

Lục Ngũ: Táng dương vu dị, vô hối.

六 五:喪 羊 于 易,無 悔。

Loài dê hay đi có bầy, và rất ghét có cái gì chận đầu, nên bất cứ gặp chướng ngại nào, như tường giậu thì hay húc ngay vào (đó là việc làm táo động).

Quần Dương đang tiến mạnh, nhất là ở thời Đại Tráng thì Ngũ không sao đối phó nổi với quần dương này, trừ ra phép dùng “Nhu nhược thắng cương cường”! là con đường duy nhất khiến cho cả bầy dê, có cũng như không!

XEM THÊM:Quẻ 33 – Thiên Sơn Độn

Có gì cản lại, thì chúng nó húc vào, bằng không để cho có gì cản lại, thì chúng “húc” vào đâu, đó là phép “làm mất bầy dê”… nghĩa là chúng không còn có chỗ gì để tranh! “táng dương”. “Táng dương” là mất bầy dê, dù có bầy dê, mà như không có bầy dê 喪 羊 .

Chính là chỗ mà Lão Tử bảo: “Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh 夫 唯 不 爭,故 天 下 莫 能 與 之 爭。” (Không để cho mình có chỗ để cho người ta cùng tranh.) Đó là cách “bất tranh nhi thiện thắng”. Tránh đòn của địch bằng cách không chống đỡ mà tạo cho địch một chỗ hư không, không chỗ cho chúng đánh vào… Như bầy dê sở dĩ có bức tường giậu trước mặt, nên mới nhào đến mà húc đầu vào, nếu ta không để cho nó thấy có bức tường thì nó căn cứ vào đâu để tấn công… Đó là thuật “bất tranh nhi thiện thắng”!

Quẻ Đại Tráng, trước 4 hào dương, ta để 2 hào âm, tức là “bức tường giậu vô hình”… thì dù có bầy dê, cũng không khác nào đã “mất bầy dê” (táng dương vu dị). Tóm lại, đây là thuật “dĩ nhu chế cương” theo triết học của Lão Tử! Đây là một thứ đòn “hư công” của Nhu đạo.

Thượng Lục: Đê dương xúc phiên, bất năng thối, bất năng toại, vô du lợi, gian, tắc kiết.

上 六:羝 羊 觸 藩,不 能 退,不 能 遂, 無 攸 利,艱,則 吉。

Tượng viết: Bất năng thối, bất năng toại, bất tường dã. Gian, tắc kiết, cựu bất trường dã.

象 曰:不 能 退,不 能 遂,不 祥 也。 艱,則 吉,咎 不 長 也。

Hào Thượng Lục ở vào vị cuối cùng của Đại Tráng, ở vào hào trên chót của quẻ ngoại Chấn, tức là ở chỗ cùng cực của Tráng, động cực (tức là láu táu chạy quàng như con dê đực (đê dương) ỷ có sừng nên “húc càn” vào tường giậu, muốn lui lại, thì sừng đã mắc vào giậu không thể lui (bất năng thối), còn muốn tới nữa, thì sức không thể đẩy cho tường đổ (bất năng toại), kết quả, không nên thân gì cả (vô du lợi).

Tuy nhiên, địa vị của Thượng là đã đến chỗ cùng rồi, mà cùng có thể biến… Nếu biết “biến đổi” cái tánh lao chao táo động của mình, biết xử như ở vào cảnh gian nan nguy hiểm, biết lấy Tịnh mà chế Động, biết lấy Nhu mà chế Cương thì cũng có thể biến thành tốt được!

3. Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng là quẻ HUNG hay CÁT?

Tóm lại, Đại Tráng là quẻ Dương thịnh, Âm suy, lẽ ra phải là quẻ Tốt, nhưng hào từ trong sáu hào, không có hào nào thật tốt cả! Là tại sao? Là bởi, theo Dịch lý, Đại Tráng là vận hội tốt, nhưng tốt thì đã có xấu nằm trong rồi… Phúc, thường là chỗ núp của Họa; Thịnh là chỗ núp của cơ Suy. Phải để ý mà phòng bị sự tráo trở của Âm Dương! nhất là khi đến cơ thịnh vượng.

4. Ứng dụng của quẻ Lôi Thiên Đại Tráng

Ứng dụng của quẻ Lôi Thiên Đại Tráng trong đời sống
Ứng dụng của quẻ Lôi Thiên Đại Tráng trong đời sống
  • Ước muốn: Thành công.
  • Hôn nhân: Có thể thành công; một cuộc hôn nhân tâm đầu ý hợp sẽ là hạnh phúc và đầy may mắn. Vợ chồng phải biết thương yêu nhau và tương kính như tân thì mới không hủy hoại vận may.
  • Tình yêu: Sự thúc ép quá căng thẳng sẽ dẫn đến thất bại. Hãy lùi một bước và cư xử hợp lý với phía bên kia. Hãy đối xử với ý trung nhân bằng sự quan tâm mỗi ngày và bạn sẽ đạt được hạnh phúc.
  • Gia đạo: Hạnh phúc và thịnh vượng. Kiêu căng, ngạo mạn sẽ dẫn đến bất hòa trong gia đình và thậm chí phá sản.
  • Con cái: Con cái có thể bướng bỉnh, cứng đầu. Điều này có thể dẫn đến bất hòa trong gia đình. Trong việc nuôi dạy chúng, phải sửa chữa khuyết điểm này, và chúng sẽ thành công, hạnh phúc. Thai nghén: con trai.
  • Vay vốn: Sẽ trở thành hiện thực.
  • Kinh doanh: Thành công và lợi nhuận cao.
  • Thị trường chứng khoán: Giá cả tăng.
  • Tuổi thọ: Khỏe mạnh tự nhiên, sẽ sống thọ. Tuy nhiên, phải biết chăm sóc cơ thể của mình.
  • Bệnh tật: Trước đây thì khỏe mạnh. Nếu biết tôn trọng triệt để các phương pháp nghỉ ngơi và dưỡng sức, có thể bình phục. Bệnh viêm phổi ác tính hay các bệnh về não.
  • Chờ người: Sẽ đến sớm.
  • Tìm người: Đang ở xa. Rất khó tìm ra những nơi thường lui tới của người này.
  • Vật bị mất: Có thể tìm được. Hãy tìm ồ hướng đông bắc, ở chỗ cao.
  • Du lịch: Hãy đi, nhưng đi đường nhớ cẩn thận.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Thắng lợi.
  • Việc làm: Có thể thành công.
  • Thi cử: Điểm cao.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Hãy xúc tiến.
  • Thời tiết: Quang đãng.
  • Thế vận: hiện đang phát triển, song vì đó mà mở rộng quy mô thì sẽ thất bại.
  • Hy vọng: đạt sở nguyện.
  • Tài lộc: hữu danh vô thực.
  • Nhậm chức: không như ý vì nôn nóng.
  • Nghề nghiệp: không nên chuyển nghề.
  • Tình yêu: không thành.
  • Hôn nhân: không có kết quả.
  • Đợi người: không đến.
  • Đi xa: không nên.
  • Pháp lý: bất lợi.
  • Sự việc: nên giải quyết sớm để lâu rắc rối.
  • Bệnh tật: nặng dần lên.
  • Thi cử: thất bại không ngờ.
  • Mất của: chưa tìm thấy.
  • Xem người ra đi: đi xa.

5. Lời kết

Trên đây là luận giải về quẻ Lôi Thiên Đại Tráng và các ứng dụng của quẻ 34 Kinh Dịch vào trong cuộc sống. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: