Người xưa vẫn có câu “cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng”. Ý muốn nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng trong ngày rằm tháng giêng, đồng thời mâm cỗ của này này cũng không thể qua loa.
Cúng rằm tháng giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên "tùy tiền biện lễ", dựa vào kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng:
- Một đĩa thịt vai luộc
- Một bát canh măng
- Một đĩa xào thập cẩm
- Một đĩa nem
- Một đĩa rau xào
- Một đĩa giò
- Một đĩa xôi gấc
- Một đĩa trái cây
- Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.
Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Xem thêm: Gà cúng nên để nguyên con hay chặt miếng sẽ tốt hơn?
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng:
- Trái cây
- Chè xôi
- Các món đậu
- Canh xào không thêm nhiều hương liệu
- Bánh trôi nước
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Trên đây là gợi ý về mâm cỗ mặn và cỗ chay xưa nay được nhiều gia đình chuẩn bị vào ngày rằm tháng 1. Tuy nhiên gia chủ có thể thay vào đó là các món khác, miễn sao đầy đủ và điều quan trọng là lòng thành kính của gia chủ khi chuẩn bị mâm lễ.