Giao thừa là thời khắc quan trọng, nó đánh dấu bước chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vì vậy nên vào khoảng thời gian này mọi gia đình đều làm một mâm lễ cúng dâng lên các vị thần linh và ông bà tổ tiên. Vậy cúng giao thừa gồm những gì ở 3 miền Bắc – Trung – Nam? Thực hiện lễ cúng sao cho đúng?
1. Cúng giao thừa gồm những gì?
Theo quan niệm dân gian thì khi giao thừa cũng là lúc các vị thần linh cũ chuyển giao công việc cho các vị thần linh mới cai quản công việc của gia đình trong năm tiếp theo. Vậy nên cứ vào khoảng thời gian này gia chủ sẽ làm một mâm cỗ để tiễn các vị thần cũ, đón thần linh mới. Đồng thời tỏ lòng biết ơn đến các vị thần linh, mong năm mới gia đình sẽ nhận được nhiều may mắn, bình an, thuận lợi hơn năm cũ.
1.1 Mâm lễ chay giao thừa cúng gì?
Mỗi một vùng miền sẽ có một phong tục, chuẩn bị những đồ cúng khác nhau. Nhưng về cơ bản để chuẩn bị một mâm lễ chay cúng giao thừa cần có những lễ vật sau:
- Sớ cúng quan Hành Khiển (Quan Hành Khiển tượng trưng cho 12 con giáp luân phiên cai quản dưới hạ giới)
- Mũ giấy cánh chuồn
- Một đĩa xôi
- Tiền vàng mã
- Đĩa hoa quả
- Đĩa muối, đĩa gạo
- Nước ngọt
- Hoa tươi, trầu cau
- Chén nước, chén rượu
- Nhang thơm, nến cốc
1.2 Lễ mặn cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?
Tùy vào từng điều kiện kinh tế gia đình mà người ta có thể chuẩn bị những món ăn khác nhau để cúng giao thừa ngoài trời. Mâm cỗ dù lớn hay nhỏ thì đều phải tỏ lòng thành kính của gia chủ đến các vị thần linh. Vậy lễ cúng giao thừa gồm những gì là đầy đủ? Dưới đây là các món cần có trong lễ cúng giao thừa ngoài trời bạn nên chuẩn bị:
- Gà luộc nguyên con
- Giò lụa
- Bánh chưng hoặc xôi
- Một mũ cánh chuồn
- Vàng mã
- Đĩa hoa quả
- Đĩa muối, đĩa gạo
- Chén nước, chén rượu
- Hoa tươi, trầu cau
- Nhang thơm, nến cốc
1.3 Mâm cúng giao thừa gồm những gì ở 3 miền Bắc – Trung – Nam
Trong nhà mâm cúng giao thừa gồm những gì? Cũng là câu hỏi được nhiều người thắc mắc hiện nay. Dưới đây là các món ăn nên có ở mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà ở 3 miền Bắc – Trung – Nam mà bạn có thể tham khảo:
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
Thịt gà luộc Giò lụa Bánh chưng Xôi đỗ hoặc xôi gấc Bát canh măng hầm giò heo, canh mọc hoặc canh miến Nem rán Nộm Hành muối Thịt đông Đĩa rau luộc hoặc xào | Thịt gà luộc Gỏi gà bóp rau răm Thịt heo luộc hoặc kho Giò lụa Bánh chưng hoặc bánh tét Xôi đỗ hoặc xôi gấc Đĩa chả lụa Thịt đông Canh măng khô ninh hoặc canh miến Chả ram (nem rán) Cá chiên Củ kiệu, dưa hành | Thịt gà Chả giò Bánh tét Xôi đỗ hoặc xôi gấc Củ kiệu Canh khổ khoa nhồi thịt Canh măng tươi Thịt kho hột vịt Gỏi tôm thịt Chả ram (nem rán) |
2. Cúng giao thừa sao cho đúng?
Ngoài câu hỏi cúng giao thừa gồm những gì thì thắc mắc cúng giao thừa sao cho đúng cũng là vấn đề khiến nhiều bạn bận tâm. Bởi mỗi một địa phương sẽ có phong tục truyền thống cúng giao thừa khác nhau.Tuy nhiên để cúng giao thừa cho đúng và mang lại hiệu quả thì bạn cần biết những vấn đề sau đây:
- Nơi cúng
Bạn cần thực hiện cúng giao thừa trước, cúng trong nhà sau. Bởi vì cúng ngoài trời là để nghênh đón các vị thần linh mới được Ngọc Hoàng diều xuống cai quản, phù hộ cho đình trong năm tới. Sau đó cúng trong nhà là để đón rước ông bà tổ tiên về chung vui cùng với gia đình trong những ngày Tết sắp tới.
- Thời gian cúng
Theo phong tục dân gian thì thời gian cúng giao thừa tốt nhất đó chính là từ 23 giờ 10 phút đến 00 giờ 40 phút của đêm giao thừa. Đây được coi là thời gian tốt nhất bởi khoảng thời gian này là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Đất trời, mọi vật bừng lên sức sống, tràn đầy nhiệt huyết. Vậy nên mọi người trong gia đình cần chuẩn bị đồ cúng đầy đủ để không bỏ lỡ khoảng thời gian tốt nhất trong năm này.
➥ Xem thêm: Bài cúng giao thừa 30 Tết chuẩn, chính xác nhất
3. Lưu ý khi cúng giao thừa đêm 30 Tết
Cúng giao thừa gồm những gì không quan trọng, bởi nó tùy thuộc vào phong tục, hoàn cảnh, kinh tế của mỗi gia đình. Bạn chỉ cần thành tâm cúng bái là sẽ nhận được sự chứng giám của các vị thần linh, tổ tiên. Nhưng khi cúng giao thừa và chuẩn bị đồ cúng bạn cần chú ý tránh những điều sau:
- Gia chủ trước khi thắp hương phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, lịch sự.
- Trước khi cúng không được ăn những món ăn phạm ngũ long mạch linh thần như thịt chó, thịt mèo.
- Mâm lễ cúng không cần quá cao sang, cầu kỳ, tiền vàng cúng không cần nhiều, tránh gây lãng phí, hao tốn tiền của. Và mâm cỗ lớn không phải sẽ được các vị thần linh, tổ tiên phù hộ nhiều mà phụ thuộc vào sự thành tâm của gia chủ.
- Tránh cúng các món ăn nặng mùi như thịt bò, bê, dê, chó, mực, ngan, ngỗng… Nó có thể đem lại điều xui xẻo cho gia đình trong năm tới.
- Cúng giao thừa ngoài trời nên đặt lễ vật trên bàn nhỏ, không được đặt trực tiếp xuống đất. Và phải được đặt ở giữa sân, nếu không có sân thì phải đặt ở giữa cửa chính hoặc trên sân thượng.
- Nên đặt bàn thờ ngoài trời theo hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, hướng Đông tượng trưng cho thần tài.
Trên đây là những thông tin mà Thăng Long đạo quán trả lời cho bạn câu hỏi Cúng giao thừa gồm những gì. Hy vọng đã giúp bạn có thể chuẩn bị tốt lễ giao thừa sắp tới. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé.
Hiện nay Thăng Long đạo quán đã cho ra mắt ứng dụng trên điện thoại di động. Bạn có thể đọc các tin về phong thủy được cập nhật hàng ngày. Ngoài ra bạn có thể xem luận giải lá số tử vi, bát tự, phong thủy nhà ở, cách cải vận bổ khuyết nhờ số điện thoại, tài khoản ngân hàng… Tải và cài đặt ứng dụng cho điện thoại iPhone và Android tại đây: