Theo quan niệm của người xưa để lại, ngày đầu năm mới (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), để rước lộc vào nhà và mang lại nhiều điều may mắn, một năm hanh thông, thuận lợi thì các gia đình nhất định phải kiêng kỵ những điều không tốt. Nếu chưa rõ hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Thăng Long Đạo Quán để biết mùng 1 Tết kiêng gì để tránh xui xẻo.

1. Mùng 1 Tết kiêng làm gì?

Mùng 1 Tết kiêng làm gì để tránh gặp xui xẻo?
Mùng 1 Tết kiêng làm gì để tránh gặp xui xẻo?

1.1. Quét nhà, hót rác là việc “đại kỵ” trong ngày Tết

Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân, gia đình sẽ bị xui xẻo.

Tục này bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc ghi trong “Sưu thần ký”.

Đó là câu chuyện về người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, nhà rất giàu.

Một hôm, nhân ngày mồng một Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà.

Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi.

Người ta bảo Như Nguyệt chính là thần tài và lập bàn thờ để thờ. (Có lẽ vì vậy mà bàn thờ thần tài thường để ở góc nhà). Từ đó có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm do người ta sợ hót mất thần tài ẩn trong đó đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt.

XEM THÊM: Tổng hợp các lời chúc Tết mùng 1

1.2. Kiêng cho lửa

Ngày mùng 1 tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn.

Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng 1 tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may mắn như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.

1.3. Người có tang không nên xông nhà

Xuất phát từ phong tục xông nhà, xông đất đầu năm, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm.

Vì vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.

1.4. Kiêng làm vỡ bát, đĩa

Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

1.5. Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm

Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.

Vì thế, trong gia đình, ông bà, cha mẹ thường răn dạy con cháu trong dịp tết không nên vay tiền hay mượn đồ đạc của người khác, để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không may mắn trong công việc, làm ăn.

Tuy nhiên, những điều kiêng kỵ trên còn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình.

Song, khi hiểu về các tập tục ngày Tết sẽ giúp mỗi người biết cách cư xử sao cho tế nhị, tránh gây hiểu lầm, khó xử trong các mối quan hệ.

1.6. Không mặc quần áo màu đen – trắng

Với người Việt Nam, màu đen- trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào ngày Tết thường tránh mặc quần áo nhiều màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ.

Lý do chi tiết tại sao, mời các bạn cùng khám phá thông qua bài viết Mùng 1 tết nên mặc đồ trắng không

1.7. Kiêng trượt chân, vấp ngã

Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.

1.8. Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác

Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.

1.9. Kiêng quên khăn tay ở nhà người khác

Người xưa cho rằng việc để quên khăn tay ở nhà người khác trong ngày Tết cũng giống như bạn bỏ lại sự xui xẻo, khó khăn cho người ta.

1.10. Kiêng giặt giũ vào Mùng 1 và 2 Tết

Vì ngày sinh của thần Thủy là ngày 1, 2 tháng Giêng Âm lịch, do đó nên tránh giặt quần áo trong hai ngày này để phòng xui xẻo.

1.11. Kiêng treo tranh ảnh có nội dung tiêu cực

Không treo tranh khóc lóc, đánh ghen, tai nạn. Ngược lại nên dùng những bức tranh thể hiện sự may mắn, sung túc như đàn lợn, gà, em bé, vàng bạc…

1.12. Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa

Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.

1.13. Kiêng nói điều xui xẻo

Quan niệm rằng những lời nói trong ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như “chết mất” hay “tiêu rồi”, “hỏng rồi”…

1.14. Kiêng Mở tủ

Một số gia đình kiêng mở tủ vào ngày mồng 1 Tết do tin rằng mở tủ lấy tài sản tức là “tống tiễn” tài lộc ra khỏi nhà. Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm.

1.15. Kiêng chụp hình hoặc chúc Tết người đang nằm ngủ

Bởi đây là tư thế của người chết, người bệnh, nên chụp hình hoặc chúc Tết lúc này không khác gì “rủa” họ bệnh tật, chết chóc cả năm. Ngoại trừ trường hợp nằm để tạo dáng chụp ảnh…

1.16. Kiêng đánh thức người khác trong ngày mồng 1 Tết

Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy. Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.

1.17. Kiêng xõa tóc

Một số gia đình gốc Hoa ở vùng quê Việt Nam, thường kỵ việc xõa tóc của các thiếu nữ. Họ cho rằng tóc xõa rũ rượi gợi lên liên tưởng đến những hình ảnh ma quái, cõi âm. Vì vậy, tốt nhất, vào những ngày này, phụ nữ nên chọn các kiểu tóc buộc, tết, kẹp gọn gàng khi ra đường.

1.18. Kiêng về nhà ngoại vào ngày mồng 1, 4, 5 Tết

Theo tục lệ xưa, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mồng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mồng 1, mồng 4 và mồng 5. Nguyên nhân là ngày mồng 1, ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu lễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội.

XEM THÊM: Các bài khấn đi chùa đầu năm

2. Mùng 1 Tết kiêng ăn gì?

Mùng 1 không nên ăn gì?
Mùng 1 không nên ăn gì?

2.1. Thịt chó

Thịt chó là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích, nhưng có nhiều quan niệm cho rằng nếu ăn thịt chó vào những ngày đầu tháng, đặc biệt là đầu năm sẽ rước vào những điềm xui xẻo, không may cho bản thân và gia đình. Chính vì thế thịt chó là món cấm kỵ đầu tiên không được ăn vào mùng 1 Tết.

Thay vì ăn vào những ngày đầu tháng, người ta thường ăn vào những ngày cuối tháng, cuối năm như một cách giải trừ xui xẻo.

2.2. Thịt vịt

Tương tự như thịt chó, thịt vịt cũng là một trong những món ăn được liệt kê vào danh sách xả xui cuối tháng mà không phải là đầu tháng hay đầu năm.

Nhiều người hay nói “lạch bạch như vịt” vì vậy thịt vịt thường được kiêng kị đầu năm, để tránh cả năm mọi việc đều “lạch bạch”, không suôn sẻ, nhanh chóng.

Theo quan niệm của người miền Bắc và miền Trung, ăn thịt vịt vào ngày đầu năm sẽ rước vào xui xẻo. Nếu bạn không muốn rước xui xẻo vào mình thì nên kiêng món thịt vịt đầu năm nhé!

2.3. Mực

Khi nói về sự xui xẻo, không may mắn, trong dân gian hay dùng câu nói “đen như mực” để diễn tả, chính vì thế mà mực cũng là một trong những món ăn không được “chào đón” vào ngày đầu năm.

2.4. Tôm

Tôm có đặc tính khi đi sẽ đi thụt lùi về phía sau, lại có đầu to hơn mình nên sẽ khó “đầu xuôi, đuôi lọt”, điều này đã khiến cho tôm rơi vào “danh sách đen”, người miền Trung và miền Nam quan niệm rằng nếu ăn tôm vào mùng 1 Tết sẽ khiến cho cả năm phải thụt lùi, công danh, sự nghiệp hay tiền bạc, vật chất cũng bị trì trệ, khó lòng suôn sẻ.

Chính vì thế để không gặp điều không lành này, hãy kiêng ăn tôm vào mùng 1 bạn nhé!

2.5. Mắm tôm

Đối với người miền Bắc, mắm tôm chính là món cấm kỵ vào những ngày đầu năm và cả đầu tháng. Bởi mùi mắm tôm khá nặng, người ta quan niệm rằng mùi sẽ mang đến sự hôi hám, uế tạp, khiến cho họ gặp xui xẻo, không thuận lợi. Hơn hết, thông thường mùng 1 mọi người đi lễ chùa, việc mang mùi mắm tôm đến những nơi linh thiêng như vậy sẽ bị coi là sự xúc phạm thần linh.

2.6. Trứng vịt lộn

Theo quan niệm của người miền Nam và miền Trung, ăn hột vịt lộn sẽ đổi vận từ xui thành may và ngược lại, nên thường người ta sẽ ăn hột vịt lộn khi gặp xui xẻo như một cách xả xui. Đầu năm tết đến gia đình xum họp là một điều may mắn, phước lành chính vì thế món hột vịt lộn sẽ bị “loại trừ” ra khỏi thực đơn vào ngày đầu năm.

2.7. Cá mè

Chữ “mè” trong từ cá mè thường đi theo chữ “mè nheo”. Điều này như một sự phàn nàn, cằn nhằng gây khó chịu. Ngoài ra, cá mè còn có mùi tanh và nhiều xương hơn các loại cá khác. Do đó, nếu ăn vào ngày đầu tháng, nhiều người lo ngại cả tháng sẽ vất vả, không trơn chu, còn dễ bị “hóc xương”. Những điều này sẽ làm cho ngày đầu năm trở nên không suôn sẻ, vì thế dân gian thường sẽ không ăn vào ngày đầu năm.

2.8. Chuối

Khác với người miền Bắc luôn xếp chuối vào mâm ngũ quả, người miền Nam rất kỵ loại trái cây này bởi tên chuối có âm điệu gần giống với từ “chúi”, vì không muốn có một năm phải “chúi” mặt, nên người miền Nam sẽ không ăn chuối vào đầu năm hay trước các buổi thi cử quan trọng cũng vậy.

XEM THÊM:Đầu tháng kiêng gì

2.9. Sầu riêng

Chữ “sầu” trong từ sầu riêng được hiểu như nỗi sầu, muộn phiền. Vì vậy, người ta thường tránh ăn sầu riêng vào đầu năm để tránh xui xẻo, muộn phiền cho bản thân.

Bên cạnh đó, câu chuyện kể về sự tích quả sầu riêng trong dân gian cũng là một câu chuyện buồn, thêm vào đó mùi sầu riêng khá nặng nên đây cũng là một trong những lí do mà sầu riêng được xếp vào danh sách những món kiêng ăn đầu năm.

2.10. Cháo trắng

Trong các món ăn cúng cô hồn thì cháo trắng là món không thể thiếu. Dân gian quan niệm ăn cháo trắng vào ngày mùng 1 đầu năm sẽ khiến ma quỷ nghĩ rằng bạn đang giành ăn với họ nên sẽ đến quấy phá khiến bạn gặp nhiều tai ương.

Ngoài ra, cháo trắng còn được dân gian xem là một món ăn “nghèo”, khi không có điều kiện hay gia đình thiếu thốn mới ăn cháo trắng, chính vì thế để tránh những điều không may mà người ta sẽ không ăn cháo trắng vào đầu năm.

3. Công cụ nên/ không nên làm gì?

Cuộc sống là vô vàn lựa chọn và một trong những việc đau đầu nhất của bạn mỗi ngày chính là hôm nay nên làm gì hay không nên làm gì? Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quyết định những điều sẽ làm, đội ngũ chuyên gia của Thăng Long Đạo Quán đã nghiên cứu và cho ra đời công cụ Nên/ Không nên làm gì? Các bạn chỉ cần thực hiện 4 bước dưới đây để có được sự lụa chọn phù hợp với mình.

  • BƯỚC 1: Truy cập website: thanglongdaoquan.vn
  • BƯỚC 2: Chọn mục XEM BÁT TỰ trên thanh menu > chọn NÊN LÀM GÌhoặc KHÔNG NÊN LÀM GÌ
  • BƯỚC 3: Nhập đầy đủ thông tin: Ngày tháng năm sinh (Dương lịch), Giờ sinh, Phút sinh, Ngày tháng giờ xem, Năm Cần xem, Giới tính.
  • BƯỚC 4: Sau đó bấm vào “XEM” và đợi trong khoảng 1 phút để cho ra kết quả tương ứng.

4. Lời kết

Ngày đầu năm mới rất quan trong nên bạn hãy lưu ý tới những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 tết để cả năm gặp may mắn, hạnh phúc thì bạn nên tránh một trong những điều kiêng kỵ mùng 1 Tết ở trên để vận xui không quấn thân nhé.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây:

Xem thêm: