Theo học thuyết phương Đông, các nhà học giả đã thông qua sự quan sát và nghiên cứu sự vận động của các vì tinh thú, các hành tinh trong hệ Mặt trời để tìm ra những ngày có năng lượng tốt. Có ngày tốt thì cũng sẽ có ngày xấu và những việc cần kiêng kị trong ngày này và đó được gọi là ngày Bách Kỵ. Vậy để hiểu sâu hơn về ngày Bách Kỵ là gì, ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán nhé!

1. Ngày Bách Kỵ là gì?

Theo định nghĩa Hán văn thì Bách có nghĩa là nhiều, hầu như, tất cả,… Chắc hẳn quý vị cũng đã đến nghe những câu như: Bách chiến bách thắng (tức chiến trận nào cũng thắng, không thua trận nào) hay Bách phát bách trúng (ở đây nói về tài bắn cung tên, bắn mũi tên nào là trúng mũi tên đó). Còn kỵ tức là kiêng kỵ, không nên làm hoặc không được làm, không được thực hiện.

Ngày Bách Kỵ là gì?
Ngày Bách Kỵ là gì?

Như vậy, ngày Bách Kỵ là ngày xấu, trăm sự đều không nên thực hiện từ việc lớn đến việc nhỏ. Vào ngày này có nhiều yếu tố phong thủy không tốt, dương gian có nhiều năng lượng tiêu cực dẫn đến những hậu họa không lường về sau. Do đó, ngày Bách Kỵ không hợp để làm bất cứ chuyện gì.

XEM THÊM: Thập Nhị Kiến Trừ là gì?

2. Nguồn gốc của ngày Bách Kỵ

Tương truyền, cách tính ngày Bách Kỵ xuất phát từ một người Trung Quốc cổ đại có tên là Bành Tổ. Đây là nhân vật có tuổi thọ lên đến 800 tuổi do được các vị thần tiên giúp đỡ và có thuật dưỡng sinh rất kỳ diệu. Bằng những trải nghiệm, nghiên cứu xuyên suốt cuộc đời của mình ông đã đưa ra danh sách về những ngày nên kiêng kỵ đặc biệt là với một số loại công việc cụ thể. Những ngày này được tổng hợp lại thành Bành Tổ Kỵ Nhật (kỵ là kiêng kỵ, nhật là ngày).

Hiện nay, các nhà học giả đã dựa trên Bành Tổ Kỵ Nhật để nghiên cứu và phát triển thêm về những ngày cần kiêng kỵ và được gọi chung là ngày Bách Kỵ.

Xem thêm bài viết: Ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo là gì?

3. Ngày Bách Kỵ gồm những ngày nào?

Hệ thống ngày Bách Kỵ bao gồm những ngày nào?
Hệ thống ngày Bách Kỵ bao gồm những ngày nào?

Hệ thống ngày Bách Kỵ nói cung gồm có 7 ngày: Tam Nương, Thọ Tử, Sát Chủ, Nguyệt Kỵ, Kim Thần Thất Sát, Trùng Phục, Dương Công Kỵ.

3.1. Tam Nương

Ngày Tam Nương là những ngày cực kỳ xấu, đó là ngày mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27. Đây là những ngày sinh và ngày mất của ba mỹ nhân Trung Quốc từng là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của ba vương triều lớn mạnh. 

Vào ngày Tam Nương không nên làm bất cứ việc trọng đại nào, đặc biệt không nên ăn hỏi, tổ chức đám cưới. Ngoài ra, vào ngày Tam Nương cũng không nên quan hệ vợ chồng.

3.2. Thọ Tử

Thọ ở đây theo định nghĩa Hán văn là chỉ tuổi tác, ý về thượng thọ, trường thọ. Còn Tử ở đây có nghĩa là chết chóc. Ngày Thọ Tử là ngày có thể làm giảm tuổi thọ của gia chủ, mang lại nhiều điều chết chóc, mất mát. 

Do đó, ngày Thọ Tử xấu cho tất cả mọi việc, trừ những việc liên quan đến săn bắn, đánh bắt cá, hái lượm hay làm các công cụ đánh bắt thì lại tốt.

3.3. Sát Chủ

Ngày Sát chủ là một ngày xấu mà nếu tiến hành việc lớn có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng, họa sát thân của gia chủ. Ngày Sát chủ kiêng kỵ với mọi công việc, đặc biệt là những việc liên quan đến động thổ, khai trương, nhập trạch, cưới xin, ký kết hợp đồng…

3.4. Nguyệt Kỵ

Nếu quý vị đã từng nghe câu đồng giao “Mùng 5, 14, 23 đi chơi cũng lỗ nữa là đi buôn” thì con số mùng 5, 14, 23 chính là ba ngày Nguyệt Kỵ trong tháng. 

Đây là những ngày xấu mà như câu đồng giao đã nêu rõ, từ việc đi chơi đến việc buôn bán, làm nhà, cưới hỏi trong ngày này đều không có kết quả tốt. 

3.5. Kim Thần Thất Sát

Trong Nhị Thập Bát Tú có bảy vì sao là: Cang, Giác, Khuê, Ngưu, Lâu, Quỷ, Tinh được gọi là Kim Thần thất sát. Trong bảy vì sao này có 5 sao là sao xấu. Do đó, thực hiện việc trọng đại vào ngày này sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Ngày Kim thần thất sát kỵ với hầu hết tất cả mọi việc, đặc biệt là việc sinh con đẻ cái. Từ lâu ông cha ta đã căn dặn: nếu tổ chức đám cưới vào ngày này thì gia đình không hạnh phúc, dễ đổ vỡ; nếu sinh con thì đứa trẻ dễ nghịch ngợm, quấy phá; làm ăn thì dễ bị phá sản, lụi bại.

3.6. Trùng Phục

Phân tích theo chiết tự từ thì Trùng nghĩa là sự trùng lặp, hội ngộ, giống nhau. Phục là trang phục, quần áo, lễ phục. Ngày Trùng Phục có nghĩa là ngày có sự lặp lại, quần áo mặc giống nhau. Hiểu rộng hơn thì là ngày không thuận lợi, dễ phải thực hiện hai ba lần, dây dưa, không giải quyết được vấn đề.

Ngày Trùng Phục không nên an táng vì có thể dẫn đến việc trùng tang, phải mặc lại quần áo tang một lần nữa, nghĩa là sẽ có thêm người mất. Vào ngày này cũng không nên cưới hỏi vì có thể dẫn đến ly tán, phải lấy thêm vợ hoặc chồng. Đây đều là những ý nghĩa xấu, không ai mong muốn.

3.7. Dương Công Kỵ

Ngày Dương công kỵ là những ngày xấu do Dương Quân Tùng nghiên cứu và nêu ra. Vào ngày này trăm sự đều xấu, đặc biệt là những việc liên quan đến xây dựng nhà cửa, tôn tạo, cất nóc, khai trương, nhập trạch…

Kể cả những việc thuộc phong thủy âm như an táng, xây phần mộ, sửa sang phần mộ cũng không nên tiến hành.

XEM THÊM:Ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo là gì

4. Hướng dẫn xem ngày tốt xấu

Xem ngày tốt xấu với bản mệnh còn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Biết được điều đó các chuyên gia phong thuỷ của Thăng Long Đạo Quán đã nghiên cứu và tạo ra công cụ Xem ngày tốt xấu.

Để xem ngày tốt xấu rất đơn giản, quý vị chỉ cần thực hiện 4 bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Thăng Long Đạo Quán
  • Bước 2: Vào mục Xem ngày chọn “XEM NGÀY TỐT XẤU
  • Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin cơ bản
  • Bước 4: Công cụ sẽ đưa ra các thông tin chi tiết nhất hợp với bản mệnh của quý vị

5. Lời kết

Tuy ngày Bách Kỵ là ngày xấu, không nên làm gì trong ngày này nhưng vẫn có những công việc mà tiến hành vào các ngày sẽ thành công nhất, vì vậy quý vị cần phải cân nhắc kỹ khi đưa ra các quyết định. Để biết thêm chi tiết, quý vị vui lòng truy cập website Thăng Long Đạo Quán. Chúc quý vị có một ngày tốt lành, làm ăn tấn tới!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây:

Xem thêm về: