Ngày ông Công ông Táo phải làm gì?

Chắc hẳn các gia đình Việt Nam đã quá quen thuộc việc đến ngày ông Công ông Táo phải làm gì. Người thì đi chợ sắm sửa lễ vật, người thì dọn dẹp, lau chùi nhà cửa để tiến hành lễ tiễn Táo Quân về chầu trời. Đây là một phong tục truyền thống dân tộc được giữ gìn và lưu truyền qua bao đời. 

1. Phong tục ông Công ông Táo

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân hay còn gọi là ông Táo hoặc ông Công ông Táo là tên gọi chung của 3 vị thần tiên Thổ Công – Thổ Địa – Thổ Kỳ. Họ là những vị thần được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi các việc thiện – ác của loài người. Và cứ vào ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) thì sẽ trở về thiên đình báo cáo để Ngọc Hoàng định công tội hay thưởng phạt. Ngoài ra, thân thế, tên thật, mối quan hệ của 3 vị Táo Quân này cũng được ghi chép đầy đủ với nhiều điển tích khác nhau. 

>>> Xem thêm: Ông Công ông Táo là ai?

Mặt khác, không ai rõ nguồn gốc, chỉ biết đã từ rất lâu phong tục thờ cúng ông Công ông Táo đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của người Việt. Cho nên hàng năm, nếu được hỏi ngày ông Công ông Táo phải làm gì thì tất nhiên hầu hết bách gia sẽ trả lời là sửa soạn tươm tất một mâm cỗ để tiễn Táo Quân về trời. 

ngày ông công ông táo phải làm gì
Tập tục ông Công ông Táo từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân Việt

2. Những việc cần làm khi đến ngày 23 tháng Chạp (âm lịch)

Tuy cuộc sống ngày càng “vội vàng” nên không phải ai cũng có thể tự tay tiến hành lễ cúng ông Táo một cách trọn vẹn. Song phần lớn các gia đình vẫn không quên ngày ông Công ông Táo phải làm gì. Dưới đây là 3 việc làm cơ bản của các gia đình mỗi khi đến ngày 23/12 (âm lịch).

2.1. Chuẩn bị lễ vật cúng ông Táo

Lễ vật cúng ông Công ông Táo được chuẩn bị sẽ phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của gia chủ đó. Mỗi miền Bắc – Trung – Nam lại có cách mua đồ lễ khác nhau nhưng vẫn có một vài điểm chung. 

Sau đây là bảng chuẩn bị lễ vật cúng Táo Quân của 3 miền mà quý vị có thể tham khảo: 

Miền BắcMiền TrungMiền Nam
Điểm chungCác thứ cần có và xuất hiện ở cả 3 miền khi cúng ông Táo, bao gồm: 

– 1 lọ hoa, 1 đĩa hoa quả

– 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối

– Quả cau, lá trầu

– Gà luộc cả con hoặc chặt hoặc thịt vai luộc

– 1 bát canh, 1 đĩa xào

– 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 bánh chưng

– 1 ấm trà sen, 3 chén rượu

Điểm khác 

– Cúng 3 con cá chép sống

– Chuẩn bị 3 bộ mũ áo cho “2 ông 1 bà”

– Không cúng áo mũ, vàng mã, mà dâng ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ.

– Cúng 3 tượng Táo quân bằng đất nung

– Ở Huế, hộ gia đình còn trồng cây nêu

.- Không cúng áo mũ ông Táo hay cá chép sống

– Cúng một bộ “cò bay ngựa chạy”. Đó hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không có khung tre cầu kỳ như miền Bắc.

– Ngoài các món ăn truyền thống trên, người miền Bắc còn cúng thêm món xôi chè ngọt. – Ngoài các món truyền thống trên, người miền Trung sẽ thêm nhiều món chè ngọtMâm lễ miền Nam không thể thiếu: chén chè trôi nước, đĩa kẹo được làm từ mè đen và đậu phộng, nhang đèn, 3 chung nước nhỏ

2.2. Sắp xếp đồ cúng vào đúng chỗ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật để dâng cúng ông Công ông Táo, mỗi gia đình cần sắp mâm cỗ thật chu đáo và đẹp mắt. Nếu không có bàn thờ cúng ông Táo riêng, gia chủ cần kê một bàn thấp hơn bàn thờ gia tiên. Tiếp đó, bày đặt các lễ vật như sau: 

  • Đặt bộ mũ áo của các Táo phía trong cùng bàn thờ
  • Để lọ hoa, đĩa trái cây song song hoặc lùi phía bát hương
  • Đặt các món ăn mặn (gà luộc, canh, nem, chả/ giò, xôi,…) gọn gàng trước bát hương
  • Bày 3 chén rượu, đĩa gạo, muối ngay trước mặt bát hương
Mâm cỗ cúng ông Táo cần chu đao và đẹp mắt

2.3. Chọn giờ hoàng đạo và khấn

Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) là thời điểm “mở cổng trời”. Cho nên, nếu cúng ông Công ông Táo quá giờ này thì Táo Quân sẽ không lên được trời tâu việc với Ngọc Hoàng. Do đó, cần phải tiến hành lễ cúng trước giờ này.

Theo đó, ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) năm nay rơi vào ngày 4/2/2021 (Kỷ Mùi) nên gia chủ có thể cúng theo các khung giờ sau sẽ đem lại nhiều điều tốt lành cho nhà là: 

  • Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Đây là giờ Đại An
  • Hoặc 9 giờ đến 11 giờ sáng.  

Ngoài ra, gia chủ cũng phải lưu ý khi khấn cúng ông Táo thì không nên cầu xin tài lộc, phú quý mà chỉ xin Táo Quân bẩm báo những việc thiện lành của gia đình với Ngọc Hoàng. 

2.4. Thả cá chép

Một việc cuối cùng trong danh sách “Ngày ông Công ông Táo phải làm gì?” là phóng sinh cá chép. Sau khi hoàn thành lễ cúng, ngoài việc hóa vàng, dọn dẹp, gia chủ sẽ mang cá chép đã cúng ông Táo đi phóng sinh với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Bên cạnh đó, khi phóng sinh cá chép, gia chủ chú ý không thả cá từ trên cao hay ném, vứt mạnh. Bởi làm như vậy có thể khiến phóng sinh thành sát sinh. 

Không thả cá chép từ trên cao.

Mong rằng với những gợi ý ở trên sẽ giúp mọi người lựa chọn nên làm gì trong ngày ông Công ông Táo. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn điều gì về ngày lễ cúng Táo Quân nói riêng, phong thủy Việt nói chung thì có thể liên hệ với các chuyên gia thông qua ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Cài đặt ứng dụng không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian truy cập mà còn mang lại nhiều trải nghiệm thú vị khác.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán cho máy Android và IOS tại đây:

Đánh giá post
Bài viết khác

Trấn trạch là gì? Hướng dẫn sắm lễ cúng trấn trạch đầy đủ và chuẩn nhất

Trấn trạch là gì? Đây là thủ tục vốn nhiều người không biết nhưng kỳ thực nó lại vô cùng quan trọng...

#5 Những điều kiêng kỵ khi mượn tuổi làm nhà không thể bỏ qua

Mượn tuổi làm nhà từ trước đến nay luôn là “giải pháp cứu cánh” cho những gia chủ muốn xây nhà...

Lễ lại mặt gồm những gì? #3 những điều cần chuẩn bị gì cho lễ lại mặt

Lễ lại mặt là nghi lễ cuối cùng trong chuỗi nghi lễ cưới hỏi theo phong tục truyền thống Việt Nam. Buổi...

Mâm quả rước dâu gồm những gì? #8 Ý nghĩa mâm quả rước dâu

Mâm quả rước dâu là lễ vật quan trọng không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Trải...

Lễ xin dâu gồm những gì? Trình tự của lễ xin dâu gồm những gì?

Bên cạnh các nghi lễ chính: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới là 3 nghi lễ chính trong phong tục cưới...

Lễ rước dâu gồm những gì? #5 điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu

Lễ rước dâu là một nghi thức không thể thiếu trong chuỗi nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
1900.3333