Nghi thức tụng Kinh niệm Phật tại gia là nghi lễ được nhiều gia đình quan tâm, nhất là các Phật Tử. Việc trì tụng đúng nghi thức rất quan trọng vì giúp thân tâm thanh tịnh, để giúp công đức thêm viên mãn. Bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán sẽ giúp bạn thực hiện đúng nghi thức này. 

1. Chuẩn bị trước khi tiến hành nghi thức tụng kinh niệm Phật tại gia

Khi tiến hành nghi thức tụng Kinh niệm Phật tại gia, quan trọng nhất vẫn là tâm thành, các phật tử tại gia có thể thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình. 

  • Khi trì niệm tư thế phải trang nghiêm: vệ sinh sạch sẽ, nên súc miệng bằng nước sạch, trang phục chỉnh tề (nên mặc áo tràng) 
  • Các Phật tử có thể tụng trọn vẹn một quyển Kinh, nếu không có thời gian hoặc kinh dài như Kinh Địa Tạng, chúng ta có thể chia ra tụng từng phẩm. Hôm nay tụng phẩm này, hôm sau tụng phẩm tiếp theo của kinh. 
  • Phật tử nên tụng thành tiếng khi ở một mình trong phòng riêng, phát ra tiếng sẽ giúp thân mình thanh tịnh. Tốt nhất nên chuẩn bị thêm các công cụ hỗ trợ như tự xướng hay có Khánh, Chuông, Mõ. 
  • Trong khi trì tụng, nên giữ chánh niệm, tập trung tinh thần 100%, loại bỏ được tạp niệm đời thì công đức và phúc báu tạo ra mới được viên mãn.
  • Tụng kinh trong phòng kín, khó thông thoáng khí, nên ưu tiên lựa các loại hương tự nhiên từ thảo dược để tránh các bệnh về đường hô hấp. 
  • Nên trì tụng đều đặn mỗi ngày, hoặc vào các ngày cố định hàng tháng như ngày thập trai ( mùng 1,8,14,15, 18, 23, 24, 28, 29, 30) vào những khung giờ nhất định. 
  • Khi thực hiện nghi thức tụng Kinh niệm Phật tại gia, cần chuẩn bị đèn, nến, hương và một chén nước sạch, nếu có điều kiện hơn có thể chuẩn bị hương hoa, trái cây đơn giản để dâng lên bàn thờ Phật, Bồ Tát 
Phật tử khi tụng kinh trì chú nên cúng nước
Phật tử khi tụng kinh trì chú nên cúng nước

2. Nghi thức tụng kinh tại gia

Để tìm hiểu nghi thức tụng Kinh niệm Phật tại gia, chúng ta cần hiểu rõ tụng kinh là gì. Tụng kinh là hành động đọc để tìm hiểu ý nghĩa tiếp thu lời dạy của chư Phật qua kinh sách, giúp Phật tử ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, giúp con người thay đổi tâm tính, tự giác ngộ, để thay đổi, chế ngự được những thói xấu tật hư của bản thân.

Dù tụng Kinh gì, bằng ngôn ngữ thì cũng đều có phúc báu, tuy nhiên mỗi vị Phật đều có những phát nguyện riêng để giúp chúng sinh, do đó bạn có thể đọc loại kinh tùy vào ý niệm mình muốn hướng tới: ví dụ như tụng Dược Sư khi muốn cầu an, giúp thân quyến an lạc, khỏe mạnh ; tụng Kinh A Di Đà, Vu Lan khi có mong muốn cầu siêu cho người đã mất,…

2.1 Phần Trì chú

– Tịnh Khẩu Nghiệp Chơn-Ngôn: Tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, ta bà ha

Tịnh Thân Nghiệp Chơn-Ngôn: Tu đa rị, tu đa rị, tu ma rị, ta bà ha

ChúAn Thổ Địa: Nam mô tam mãn đa, một đà nẫm, án độ rô, độ rô, địa vĩ, ta bà ha

– Tịnh Pháp Giới Chơn-Ngôn: Án lam, tóa ha 

– Tịnh Tam Nghiệp Chơn-Ngôn: Án ta phạ, bà phạ, truật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám 

( Mỗi chú trì tụng 3 – 9- 21 lần)

2.2 Phần Nguyện Hương

(đốt hương sau đó đọc) 

Nguyện đem lòng thành kính,
Gửi theo đám mây hương.
Phảng phất khắp mười phương.
Cúng dường ngôi Tam Bảo,
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sinh,
Đồng thời thành phật đạo (1 lạy, gõ chuông nếu có)

(thắp hương lên bàn thờ)

Tụng kinh đem lại công đức vô biên
Tụng kinh đem lại công đức vô biên

2.3 Phần Lễ Tán Phật

Đấng pháp vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loài
Quy y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận (1 vái, gõ chuông)

2.4 Phần Quán tưởng

Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười Phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y (gõ chuông)

2.5 Phần Đảnh lễ Tam Bảo

  • Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 lạy, gõ chuông)
  • Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta bà Giáo chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy, gõ chuông)
  • Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.  (1 lạy, gõ chuông).

Xem thêm về: Nghi thức tụng kinh A Di Đà đầy đủ

2.6 Phần Tán lư hương

Lò hương vừa bén chiên đàn,

Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương

Hiện thành mây báu kiết tường,

Chư Phật rõ biết ngọn hương chí thiềng

Pháp thân toàn thể hiện tiền

Chứng minh hương nguyện phước liền ban cho.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ-tát Ma-ha-tát. (3 lần)

2.7 Phần Chú Đại Bi

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (Đọc 3 lần )

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
Nam mô a lị da bà lô kiết đế thước bát ra da.
Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đỏa y mông, a lị da bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì, hê lị ma ha bàn đà sa mế. Tát bà a tha đậu thâu bằng a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê lô ca đế, ca ra đế, di hê lị. Ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê lị đà dựng. Câu lô câu lô kiết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xa da đế. Đà ra đà ra địa ri ni, thất phật ra da. Giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ. Y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị. Ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì địa rị sắc ni na. Ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha, Ma ha tất đà dạ ta bà ha, Tất đà du nghệ thất bàn ra da, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư da ta bà ha, ta bà ma ha a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ, ta bà ha.

2.8 Phần Văn phát nguyện

Kính lạy Đức Thế Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát đại nguyện
Thọ trì Kinh Địa Tạng
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu ba đường khổ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm Bồ đề
Hết một báo thân này
Sang qua cõi Cực Lạc
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (3 lần)

2.9 Phần Kệ khai Kinh

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu.

Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu.

Con nay nghe thấy chuyên trì tụng.

Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ-TÁT. (3 lần)

2.10. Phần Tụng Nội Dung Kinh

Bắt đầu đọc nội dung kinh, đọc từ phẩm thứ nhất trở đi. Ví dụ như Kinh địa tạng sẽ là Phẩm 1:  Thần Thông trên cung trời đao lợi

Quá trình đọc nên gõ mõ đều, theo nhịp đọc)

Xem thêm về: Nghi thức tụng kinh Địa Tạng đầy đủ

Kinh Địa Tạng phẩm thứ nhất
Kinh Địa Tạng phẩm thứ nhất

2.11. Phần Bát Nhã Tâm Kinh

Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ ẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử ! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo, vô trí diệt vô đắc.

Dĩ vô sở đắc, cố Bồ đề tát đỏa, y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật y Bát nhã Ba la mật đa, cố đắc A nậu đa la Tam miệu tam Bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị Đại thần chú, thị Đại minh chú, thị Vô thượng chú, thị Vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

“Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha” (đọc câu này 3 lần)

2.12. Phần Sám Thập Phương

Thập phương Tam-thế Phật

A-Di-Đà đệ nhất,

Cửu phẩm độ chúng-sanh

Oai-đức vô cùng cực,

Ngã kim đại quy-y.

Sám-hối tam nghiệp tội,

Phàm hữu chư phước thiện,

Chí tâm dụng hồi-hướng.

Nguyện đồng niệm Phật nhơn,

Cảm ứng tùy thời hiện,

Lâm chung Tây-phương cảnh,

Phân-minh tại mục tiền,

Kiến văn giai tinh tấn,

Đồng sanh Cực-lạc quốc,

Kiến Phật liễu sanh-tử,

Như Phật-độ nhứt-thiết,

Vô-biên phiền-não đoạn,

Vô-lượng pháp môn tu;

Thệ nguyện độ chúng-sanh,

Tổng giai thành Phật đạo;

Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,

Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,

Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.

2.13. Nghi thức tụng kinh niệm Phật tại gia – Sám Phổ Hiền

Nay con lại nguyện tu hành,
Phổ Hiền nguyện lớn sẵn dành mười môn:
Một là nguyện lạy Thế Tôn
Hiện thân trước Phật hết lòng kính tin
Hai khen Phật đức rộng thinh
Lời hay tiếng tốt tận tình ngợi ca
Ba thời sắm đủ hương hoa
Tràng phan bảo cái dưng ra cúng dường
Bốn vì mê chấp lầm đường
Tham sân nghiệp chướng con thường sám luôn
Năm suy công đức vàn muôn
Của Phàm của Thánh con đồng vui ưa
Sáu khi Phật chứng thượng thừa
Pháp mầu con thỉnh đã vừa truyền trao.
Bảy lòng chẳng chút lảng xao
Cầu xin chư Phật chớ vào vô dư
Tám thường tu học Đại thừa
Bao giờ bằng Phật mới vừa lòng con
Chín thề chẳng dám mỏi mòn
Dắt dìu muôn loại đều tròn pháp thân
Mười đem tất cả công huân
Mọi loài cùng hưởng, khắp trần cùng vui
Mười điều nguyện lớn nguyện rồi
Nguyện về Cực Lạc nguyện ngồi tòa sen.

2.13. Phần Hồi hướng

Phúng kinh công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước giai hồi hướng
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sinh
Tốc vãng vô lượng quang Phật sát.
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ
Thế thế thường hành Bồ-tát đạo.
Nguyện sinh Tây Phương Tịnh độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ Vô sinh
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thử công đức
Phổ cập ư nhất thiết
Ngã đẳng dữ chúng sinh
Giai cộng thành Phật đạo.

kinh địa tạng phần Hồi hướng
kinh địa tạng phần Hồi hướng

2.15. Phần Phục nguyện

A Di Đà Phật thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhơn, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thính phân minh, diện phụng Di Đà, giữ chư thánh chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã. Nhứt sát na khoảnh, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ Tát đạo, quảng độ chúng sanh đồng thành chủng trí.

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, Đại Từ, Đại Bi, A Di Đà Phật (1 lạy)

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (1 lạy)

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát, Nhất Thiết Hiền Thánh Chúng, Chư Thượng Thiện Nhân (1 lạy)

2.16. Phần Tam Tự Quy Y

Tự quy y Phật: thề nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng (1 lạy)

Tự quy y Pháp: thề nguyện chúng sanh, thấu rõ Kinh tạng, trí tuệ như biển (1 lạy)

Tự quy y Tăng: thề nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại (1 lạy)

3. Nghi thức niệm Phật tại gia

Hai tư thế ngồi thiền phổ biến khi niệm Phật
Hai tư thế ngồi thiền phổ biến khi niệm Phật

Niệm Phật là đọc tên của các vị Phật để tưởng nhớ những vị Đức Phật và chư vị Bồ Tát. Mỗi người sẽ có nhân duyên với các vị Bồ Tát khác nhau, do đó có người niệm “ Nam mô Dược Sư Phật”, Nam Mô A Di Đà Phật”, “ Nam mô Địa Tạng Bồ Tát”, “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”,…

Khi niệm Phật, Phật tử niệm danh bất cứ vị Phật, Bồ Tát nào, chỉ cần thanh tâm chí nguyện, hoàn toàn từ bỏ tạp niệm, cũng đều nhận được công đức vô lượng vô biên, được chư vị Phật Bồ Tát ngày đêm hộ niệm.

Khi tiến hành nghi thức niệm Phật tại gia, các Phật tử nên lựa chọn tư thế ngồi thiền, thời gian và không gian hay hình thức niệm to, niệm nhỏ, niệm nhiều, niệm ít… đều tốt cả tùy vào hoàn cảnh của từng người mà linh hoạt sao cho phù hợp.

Nghi thức niệm Phật đối với những Phật Tử như sau:

3.1. Phần Đảnh Lễ

Chí tâm đảnh lễ: Nɑm mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lɑi thập phương chư Phật, Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng thường trụ Tɑm Bảo. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nɑm mô Tɑ Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Cɑ Mâu Ni Phật, Đương Lɑi Hạ Sɑnh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nɑm mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địɑ Tạng Vương Bồ Tát, Thɑnh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)

3.2. Phần Tán Phật

Phật pháp thâm sâu rất nhiệm màu,

Trăm nghìn vạn kiếp khó tìm cầu, 

Nay con thấy nghe chuyên trì tụng, 

Nguyện tỏ như lai nghĩa thật sau. 

3.3. Phần Niệm Phật

Nɑm mô A Di Đà Phật (Niệm càng nhiều càng tốt hoặc 108 lần)
Nɑm mô Quán Thế Âm Bồ Tát (9 lần)
Nɑm mô Đại Thế Chí Bồ Tát (9 lần)
Nɑm mô Địɑ Tạng Vương Bồ Tát (9 lần)
Nɑm mô Thɑnh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (9 lần)

3.4. Phần. Hồi Hướng

Nguyện đem công đức này

Tiêu trừ nghiệp xưa nay

Tăng trưởng các phước hệ

Viên thành căn thánh thiện

Bao nhiêu nghiệp tham dục

Bao nhiêu nghiệp sân si

Bao nhiêu nghiệp thân khẩu ý

Đều diệt sạch không còn

Quyến thuộc đồng an lạc

Oan gia về Niết Bàn

Cùng pháp giới chúng sanh

Đồng tròn thật Phật Đạo

Khi niệm Phật nên có chuỗi tràng hạt để đếm số lần niệm
Khi niệm Phật nên có chuỗi tràng hạt để đếm số lần niệm

4. Lời kết

Bài viết trên đã giúp quý vị Phật Tử hiểu rõ hơn về nghi thức tụng Kinh niệm Phật tại gia. Quan trọng nhất khi tu hành vẫn là thành tâm và niềm tin trọn vẹn vào Phật Pháp. Chúc quý vị tinh tấn tu tập, đầy đủ phương tiện thiện xảo,  sớm ngày giác ngộ, về cõi Niết Bàn.