Tết Đoan Ngọ hay còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương, Tết giết sâu bọ được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Vậy phong tục Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ đâu? Có ý nghĩa gì? Liệu có ảnh hưởng từ phong tục của Trung Quốc. Mọi thắc mắc sẽ được trả lời trong bài viết này của Thăng Long đạo quán.

1. Nguồn gốc lịch sử phong tục Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ đâu?

Tết Đoan Ngọ không chỉ có ở Việt Nam mà rất nhiều đất nước ở Đông Á khác cũng có ngày lễ này như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… Mỗi một nước sẽ có những phong tục Tết Đoan Ngọ khác nhau vì chúng đều thể hiện đặc trưng trong văn hóa của từng nước.

1.1 Sự tích Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 ở Việt Nam

Đoan ngọ nghĩa là gì? Đoan có nghĩa là bắt đầu, Ngọ là khoảng thời gian chính Ngọ, từ 11 đến 1 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian mặt trời chiếu sáng nhất trong ngày và gần mặt đất nhất.

Ở Việt Nam lịch sử của Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ một truyền thuyết: Vào một năm người dân thu hoạch được rất nhiều nông sản và đang tổ chức ăn mừng. Nhưng sâu bọ lại kéo đến rất nhiều phá hoại hết hoa màu, thực phẩm đã thu hoạch. Trong khi người dân không biết phải làm thế nào mới tiêu diệt được hết lũ sâu bọ phá hoại này thì một ông lão tên Đôi Truân xuất hiện.

Ông ấy chỉ cho người dân cách tiêu diệt chúng bằng cách mỗi gia đình lập một đàn cúng với bánh tro, trái cây và sau đó ra sân tập thể dục, vận động. Đặc biệt ông lão còn dặn thêm: hàng năm vào ngày này sâu bọ sẽ phát triển mạnh, đến phá hoại hoa màu nên nếu muốn tiêu diệt chúng thì cứ đến ngày này hãy làm theo những gì ông lão dặn.

Người dân thực hiện theo chỉ dẫn của ông lão thì lũ sâu bọ đều ngã lăn ra chết. Khi mọi người muốn cảm ơn ông lão thì không thấy ông ấy đâu nữa. Để cảm ơn và ngăn ngừa sâu bọ, người dân gọi ngày này là ngày giết sâu bọ hay Tết Đoan ngọ vì được thực hiện vào giữa buổi trưa.

phong tục tết đoan ngọ

1.2 Lịch sử Tết Đoan Ngọ ở các nước Á Đông khác

  • Trung Quốc

Tại Trung Quốc nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ được cho rằng được bắt nguồn từ rất lâu trước đây từ thời cổ đại. Lại có người cho rằng đây là tập tục của người dân vùng sông Trường Giang để tôn sùng vật tổ.

Tuy nhiên truyền thuyết về đại thần Khuất Nguyên của nước Sở là được lưu truyền rõ ràng và nhiều nhất. Vào thời vua Hoài Vương cai quản đất nước, có một vị đại thần yêu nước thương dân lại là nhà văn hóa nổi tiếng.

Vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch ông đã gieo mình xuống sông Mịch La để thể hiện lòng trung thành, yêu nước và để cảnh tỉnh vua. Vì trước đó ông bị gian thần hãm hại, đưa ra những lời góp ý cho vua để cai quản đất nước nhưng không được vua chấp nhận.

Sau này cứ đến ngày này người dân để tưởng nhớ đến Khuất Nguyên sẽ làm bánh, bên ngoài quấn chỉ ngũ sắc để tránh cá ăn, bỏ gạo vào ống tre. Sau đó ra giữa sông thả xuống biển để cúng vị đại thần lỗi lạc này.

  • Hàn Quốc và Triều Tiên

Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc và Triều Tiên có tên gọi là Dano hay Surit-nal. Đây là 1 trong các lễ hội lớn, có lịch sử hình thành hơn 1.000 năm. Ngày lễ này được tổ chức trong vòng 1 tháng, bắt đầu từ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Người dân 2 nước này cho rằng đây là ngày vũ trụ giao thoa, năng lượng sẽ tràn đầy.

Vậy nên họ tổ chức lễ hội này với mong muốn mùa màng bội thu, cầu nguyện cho mùa mới được mưa thuận gió hòa. Ngoài ra khi tổ chức lễ Dano người ta còn cho rằng sức khỏe của con người sẽ được thần linh phù hộ không mắc bệnh tật, ốm đau, các tà ma, linh hồn xấu không thể làm hại được mọi người. 

lịch sử tết đoan ngọ

  • Nhật Bản

Nhật Bản vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch ban đầu vốn được tổ chức là ngày của các bé trai, còn các bé gái được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3. Tuy nhiên sau này để tránh sự phân biệt giới tính Nhật Bản đã coi đây là một trong những ngày quốc tế thiếu nhi, với tên gọi là Kodomo no hi.

Đây là dịp để tất cả mọi thành viên trong gia đình cầu bình an, hạnh phúc và mong muốn trẻ em trong nhà sẽ thành công trong cuộc sống. Đặc biệt là thể hiện lòng cảm ơn đến những người mẹ vì đã vất vả sinh và nuôi dưỡng những đứa trẻ lên người như ngày hôm nay. Tuy nhiên vào năm 1948 thì Nhật Bản chuyển sang dùng lịch dương nên ngày mùng 5/5 âm được chuyển sang ngày mùng 5/5 dương lịch.

2. Phong tục Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì với người Việt?

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm khi mà người dân vừa thu hoạch lúa và hoa màu xong và chuẩn bị cho 1 mùa lúa mới. Việc tổ chức lễ là để tỏ lòng thành kính, cảm ơn thần linh đã phù hộ cho vụ mùa trước và mong muốn vụ mùa mới sẽ gặp mưa thuận gió hòa.

Ngoài ra đây cũng là dịp để con cháu đi xa được quay trở về, sum họp cùng gia đình. Thưởng thức những món ăn ngon được chế biến từ những hoa màu được thu hoạch từ trước đó.

Xem thêm: Tết Đoan Ngọ có được nghỉ không?

3. Một số phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ

Vào ngày Tết mùng 5 tháng 5 thì ngoài việc làm mâm lễ cúng, ăn hoa quả để “giết sâu bọ” vào sáng sớm thì người Việt còn có một số Phong tục được duy trì đến ngày nay như:

  • Ăn hoa quả, rượu nếp để giết sâu bọ: Vào sáng sớm ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch khi mọi người vừa tỉnh ngủ thì sẽ tiến hành ăn hoa quả, rượu nếp. Việc làm này theo ông cha xa xưa là để giết giun sán, vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe.
  • Đi tắm vào buổi trưa: Ở một vài địa phương người ta thường mua lá mùi già về để nấu nước tắm. Với mong muốn có thể xua đuổi đi những đen đủi, tà khí không tốt trên người. Ở một vài địa phương ven biển thì người ta không tắm lá mùi mà tiến hành đi tắm biển vào khoảng thời gian từ 11 – 1 giờ chiều.
  • Đi hái lá thuốc: Vào ngày này người dân ở nông thôn hay vùng núi thường rủ nhau đi hái lá thuốc về để xông hơi hoặc uống. Vì họ cho rằng đây là khoảng thời gian thiên nhiên mang nhiều năng lượng tốt nhất trong năm. Khi hái được những lá cây đinh lăng, ngải cứu, lá mùi, lá thuốc rừng… thì sẽ rất tốt cho cơ thể.
  • Ăn bánh tro, bánh ú, thịt vịt: Dân gian ta thường cho rằng những món ăn này sẽ làm mát ruột, tốt cho hệ tiêu hóa và làm cho sức khỏe của con người tốt hơn.

phong tục tết đoan ngọ ở việt nam

Ngoài ra còn có một số phong tục khác nhưng đã không được duy trì đến ngày nay như: tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây, tục đeo lá ngải cứu để ngăn ngừa tà ma. Tục bôi vôi vào thóp mụ, ngực, rốn của trẻ em để ngăn ngừa bệnh các bệnh về đầu và tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, đau đầu…

Xem thêm: Lễ cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào tốt? Lễ vật gồm những gì?

Một mùa Tết mùng 5 tháng 5 nữa lại sắp tới, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục Tết Đoan Ngọ để có thể chuẩn bị tốt nhất lễ “giết sâu bọ”. Nếu muốn tham khảo thêm các thông tin khác thì hãy truy cập vào vào website của chúng tôi. Hoặc tải ứng dụng Thăng Long đạo quán trên điện thoại di động.

Ứng dụng sẽ giúp bạn nhận thông báo về các bản tin phong thủy, sử dụng các công cụ miễn phí, các chuyên gia giải đáp các thắc mắc 24/7. Tải ứng dụng phù hợp với điện thoại tại đây: