Rằm tháng Giêng kiêng gì? Đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người Việt về dịp lễ Tết Nguyên Tiêu. Hãy cùng Thăng Long đạo quán tìm hiểu những ‘đại kỵ” để tránh vận hạn của cả năm không may mắn nhé.
1. Rằm tháng Giêng là ngày gì theo quan niệm dân gian?
Ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Vậy Rằm tháng Giêng là gì mà quan trọng như vậy? Giải thích điều này, các chuyên gia cho biết dịp lễ này bắt nguồn từ 3 sự tích lớn và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với nhiều tên gọi khác nhau.
Tích thứ nhất kể rằng, Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu. là lễ hội trăng rằm đầu tiên của tổ tiên diễn ra từ ngày 14 đến 15 tháng Giêng âm lịch. Do vậy, cứ vào thời gian này, mỗi gia đình sẽ sửa soạn mâm cỗ mời ông bà tổ tiên về đoàn tụ sum họp cùng con cháu. Đồng thời, mong cầu bề trên tiếp tục phù hộ con cháu một năm khỏe mạnh và bình an.
Tích thứ hai bắt nguồn từ việc một Hoàng đế thời xưa thường xuyên cho mời các Trạng Nguyên vào cung mở tiệc và bàn chuyện đầu năm trong đêm chính Rằm (tức 15/1 âm lịch). Đồng thời, cũng là dịp các trạng trổ tài, vừa ngắm hoa thưởng nguyệt vừa ngâm thơ cho vua nghe. Từ đó, dân gian coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Trạng Nguyên.
Tích thứ ba thì cho rằng Rằm tháng Giêng là Tết Thượng Nguyên là dịp lễ quan trọng của các Phật tử. Theo tín ngưỡng, vào ngày trăng tròn đầu tiên của năm, các đức Phật sẽ giáng thế để ban phước lành. Vì lẽ đó, các chư Tăng cũng như phật tử thường tập trung nghe Phật thuyết pháp hoặc dâng lễ hướng thiên cầu nguyện bình an cho năm mới.
Dù bắt nguồn từ sự tích nào thì vào ngày lễ này, mỗi gia đình đều làm mâm cơm cúng dân tổ tiên, thần Phật để bày tỏ lòng thành kính. Hoặc một số người khác lại chọn đi lễ chùa cầu an. Cho nên ngày Rằm tháng Giêng ở Việt Nam lúc nào cũng náo nhiệt.
2. Rằm tháng Giêng kiêng gì?
2.1. Rằm tháng Giêng kiêng việc gì?
Để tránh vận hạn không may trong năm mới, hầu hết người Việt luôn ghi nhớ Rằm tháng Giêng kiêng gì. Sau đây là những việc theo quan niệm phương Đông mà bạn không nên làm trong ngày Tết Nguyên Tiêu:
Kiêng sát sinh, câu cá
Người xưa nhận định muốn tránh tài vận suy giảm cũng như gia đình gặp tai nạn, bệnh tật thì tốt nhất không nên sát sinh trong ngày Rằm tháng Giêng. Bên cạnh đó, cũng cần kiêng câu cá vì đó được coi là hành động sát sinh có thể “cắt đứt” vận may của cả năm.
Kiêng mặc đồ trắng, đen
Theo quan niệm xưa, trắng và đen là hai màu liên quan đến người đã khuất, tang tóc. Nên mặc 2 màu này trong ngày Rằm có thể mang đến nhiều vận xui, làm việc khó thành công.
Kiêng đi đêm, chơi trốn tìm, chải tóc hay soi gương
Ngày Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn nhất, sáng nhất nên âm khí cũng mạnh nhất. Vì thế, sau 10 giờ đêm mọi người không nên ra ngoài, đi những nơi âm u hay chơi trốn tìm để tránh bị ma quỷ “giấu đi”. Đồng thời, không nên chải tóc, soi gương lúc nửa đêm vì khi tóc rụng, dương khí suy giảm tạo cơ hội cho cô hồn chiếm xác.
Không văng tục, chửi bậy
Rằm tháng Giêng kiêng gì theo quan niệm của nhà Phật chính là không được văng tục, chửi bậy và nói xấu sau lưng. Bởi “khẩu nghiệp” sẽ khiến cả năm gặp chuyện thị phi, rắc rối từ công việc cho đến cuộc sống.
Kiêng quan hệ nam nữ
Theo quan niệm của người phương Đông, trong ngày Rằm tháng Giêng không nên quan hệ nam nữ để tránh kéo tới những điều không may, thậm chí gặp phải hạn nặng.
Kiêng làm vỡ, hỏng đồ, kiêng làm mất tài sản
Việc đổ vỡ đồ, đặc biệt thủy tinh hay làm mất tài sản theo quan niệm dân gian chính là biểu hiện của việc tài lộc hao tổn. Cho nên trong dịp Tết Nguyên Tiêu, mọi người cần cẩn trọng không làm vỡ hay hỏng đồ đạc trong nhà.
Kiêng không cho mượn tiền
Việc cho mượn tiền đúng ngày Rằm tháng giêng cũng giống như bạn đang cho đi vận khí của bản thân và được chứng giám bởi thần Phật. Điều này có thể khiến tài khí của bạn khó phát triển.
Kiêng để thùng gạo trong nhà trống rỗng
Theo chuyên gia phong thủy, thùng gạo hay hũ gạo là vật tượng trưng cho sự no đủ, là nơi chứa đựng tài lộc, vận may. Nếu để thùng trống, hết gạo thì chắc khác nào cho thấy dấu hiệu cả năm thiếu thốn, đói kém.
2.2. Rằm tháng giêng kiêng ăn gì?
Ngoài những việc cần tránh ở trên, Rằm tháng Giêng kiêng ăn gì cũng là mối quan tâm của nhiều người. Dưới đây là những món ăn không nên xuất hiện trên mâm cơm cũng như lễ cúng Tết Nguyên Tiêu.
Kiêng ăn thịt chó, mèo, trâu
Chó, mèo, trâu được coi là những người bạn gần gũi và hữu ích với mỗi gia đình. Chó giữ nhà, mèo bắt chuột, trâu cày ruộng. Cho nên nhiều người nhận định rằng ăn các loại thịt này vào lễ Tết sẽ khiến cả năm đen đủi, không an lành.
Kiêng ăn thịt vịt, trứng vịt lộn
Thịt vịt là một trong những món ăn “Top đầu” danh sách Rằm tháng giêng kiêng ăn gì. Bởi người xưa cho rằng ăn thịt vịt là đồng nghĩa với “tan đàn xẻ nghé”. Bên cạnh đó, trứng vịt lộn cũng không mang ý nghĩa cát tường trong những ngày đầu năm mới. Vì dân gian lưu truyền ăn trứng vịt lộn vào Tết Nguyên Tiêu sẽ khiến mọi thứ đảo lộn, gặp nhiều sự cố, rắc rối.
Kiêng ăn mực
“Đen như mực” cho nên vào những ngày lễ Tết nói chung, Tết Nguyên Tiêu nói riêng, mọi người đều tránh ăn mực. Đã từ lâu, dân gian khi thực hiện chuyện gì trọng đại, hay không muốn việc làm gặp trắc trở, khó thành công thì tuyệt đối không đụng đến miếng mực nào.
Kiêng ăn rắn, lươn, chạch
Loài rắn, lươn, chạch là những động vật sống trong hang hốc, hay “luồn cúi” sâu phía dưới. Nên nhiều người quan niệm ăn 3 loại này sẽ khiến họ sống không được tự tin hay hiên ngang.
Trên đây là những thông vin về Rằm tháng Giêng kiêng gì do Thăng Long đạo quán tổng hợp. Hy vọng những thông tin hữu ích đó sẽ giúp các gia đình tránh được những vận hạn không may trong năm Tân Sửu. Nếu còn thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Các chuyên gia phong thủy, mệnh lý của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp vấn đề nhanh và chính xác nhất.