Thờ cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ không thể thiếu trong phong tục truyền thống của người Việt. Nhưng thờ ông Táo sao cho đúng thì rất ít người biết chính xác. Muốn biết cách thờ cúng chính xác hãy đọc những nội dung dưới đây của Thăng Long đạo quán nhé.
1. Ông Táo là ai?
Trước khi trả lời cho bạn câu hỏi thờ ông Táo sao cho đúng thì chúng ta cùng tìm hiểu ông Táo là ai trước nhé. Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam thì Táo Quân gồm 3 vị thần như sau:
- Phạm Lang: Thổ công – Danh hiệu đầy đủ là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Có nhiệm vụ cai quản căn bếp của gia đình, nơi được coi là trái tim của ngôi nhà.
- Trọng Cao: Thổ địa – Danh hiệu đầy đủ là Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Nhiệm vụ là phụ trách nhà và đất, viết lại những việc tốt và xấu của các thành viên trong gia đình.
- Thị Nhị: Thổ kỳ – Danh hiệu đầy đủ của bà là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần. Phụ trách công việc trợ búa, giữ cho căn bếp luôn ấm cúng, đỏ lửa, giữa cho gia đình được bình yên, thuận hòa.
Ông Công ông Táo hay còn gọi là Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên khi sang Việt Nam thì ông cha ta đã chuyển sang thành sự tích “Hai ông một bà” và được gọi là thần đất, thần nhà và thần bếp. Để biết rõ hơn về sự tích bạn có thể đọc bài viết: Sự tích ông Công ông Táo
2. Tại sao cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp
Theo truyền thuyết thì vì Ngọc Hoàng thấy 3 người sống tình nghĩa nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định Phúc Táo Quân. Ba người với các trọng trách là chồng mới làm Thổ công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ làm Thổ địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ làm Thổ kỳ trông coi việc chợ búa.
Không chỉ ghi chép lại những việc tốt xấu của các thành viên trong gia đình mà các Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho gia đình. Và cuối năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp các ông Táo sẽ trở về trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc đã xảy ra trong năm qua. Ngọc Hoàng sẽ dựa vào đó để định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho gia đình.
Vậy tại sao cúng ông Công ông Táo phải vào đúng ngày 23 tháng Chạp? Vì theo quan niệm dân gian ngày 23 tháng Chạp cổng trời sẽ mở – thời điểm 3 hành tinh Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất ở trên một quỹ đạo, nên lúc này ông Táo mới có thể quay về trời. Nếu quá ngày này thì ông Táo không thể nào lên được Thiên đình bẩm báo mọi việc với Ngọc Hoàng. Gia đình sẽ không nhận được những phước đức mà Thiên đình ban cho.
Vậy nên với mong muốn Táo Quân sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, sẽ chỉ bẩm báo những điều tốt đẹp. Nên hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa Táo Quân về trời một cách long trọng.
3. Thờ ông Táo sao cho đúng?
3.1 Hướng bàn thờ
Việc thờ cúng ông Táo là một nét đẹp tâm linh trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Nó thể hiện sự kính trọng đến các vị thần luôn cai quản chuyện bếp núc, ấm lo của gia đình. Đồng thời còn mong muốn gia đình luôn nhận được nhiều bình an, ấm áp,, sung túc.
Vì vậy nên việc lựa chọn hướng đặt bàn thờ vô cùng quan trọng. Nếu đặt sai hướng có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến gia đình. Bạn nên đặt bàn thờ song song với bếp nấu, nếu phòng bếp nhỏ thì có thể đặt bàn thờ trên cao nhưng phải ở bên trên bếp nấu.Không nên đặt bàn thờ dựa lưng, đối diện hoặc đặt lệch sang 1 bên so với bếp đều không tốt.
Tùy vào tuổi của gia chủ mà sẽ có hướng đặt bếp và bàn thờ khác nhau. Để biết chính xác bản thân nên đặt bàn thờ hướng nào bạn có thể tham khảo bài viết: Bàn thờ ông Táo đặt hướng nào tốt nhất cho gia chủ?
3.2 Bày trí bàn thờ ông Công ông Táo
Đặt bàn thờ ông Táo đúng vị trí, phong thủy mới giúp gia đình gặp được nhiều may mắn, thuận lợi. Vì vậy việc thờ ông Táo sao cho đúng phải đúng từ bước bày trí bàn thờ. Các đồ dùng bài trí trên bàn thờ gồm:
- Bài vị thần Táo Trên cao ở trong cùng của bàn thờ. Nhiều gia đình không dùng bài vị mà dùng 3 cỗ mũ. Trong đó có 1 cỗ mũ đàn bà ở giữa, 2 bên là 2 cỗ mũ đàn ông.
- Bát hương được đặt trước bài vị
- Bình hoa để bên cạnh
- Bình đựng nhang hai bên hoặc đèn cầy
- Ba chén nước phía trước
- Đĩa trái cây được để ngoài cùng
Thường kích thước của bàn thờ ông Táo khá nhỏ và được sắp xếp ở một góc của căn bếp. Vì vậy những đồ dùng bày trí trên bàn thờ và đồ cúng chỉ nên dùng những đồ nhỏ, không nên quá lớn, phô trương.
3.2 Đồ cúng ông Công ông Táo
Ông Công, ông Táo ngoài việc cai quản bếp núc thì có nhiệm vụ ghi chép lại những việc tốt, xấu của gia đình trong một năm. Và đến ngày 23 tháng Chạp sẽ lên chầu trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng những điều đã xảy ra trong gia đình. Từ đó Ngọc Hoàng sẽ quyết định ban thưởng hay trừng phạt đối với gia chủ.
Vậy những đồ cúng nào được dùng trong ngày cúng tháng Chạp gồm những gì? Tùy vào từng vùng miền mà sẽ có những đồ lễ vật cúng khác nhau. Và ngày nay lễ cúng ông Táo được đơn giản đi rất nhiều, không bắt buộc phải có đầy đủ các món như mâm cỗ truyền thống. Tuy nhiên khi cúng ông Táo cần những lễ vật cơ bản như sau:
- Ba bộ quần áo giấy với mũ, quần áo, hài trong đó 2 bộ dành cho nam, 1 bộ dành cho nữ
- Vàng mã, giấy tiền, vàng thỏi
- Hoa quả, trầu cau
- Ba con cá chép sống hoặc cá chép bằng giấy. Ở miền Trung người ta còn sử dụng ngựa giấy với đầy đủ yên cương để làm phương tiện cho ông táo chầu trời.
Xem thêm: Gợi ý mâm lễ cúng ông Công ông Táo
Mỗi một vùng miền khác nhau, điều kiện kinh tế gia đình khác nhau sẽ có một cách thờ cúng ông Công ông Táo khác nhau. Lễ cúng không cần quá phô trương, chỉ cần đầy đủ những lễ vật cơ bản, quan trọng nhất là lòng thành tâm của gia chủ. Vì vậy nên bạn không cần bận tâm đến vấn đề thờ ông Táo sao cho đúng. Chúc bạn hoàn thành tốt buổi lễ cúng ông Công ông Táo sắp tới.
Hiện nay ứng dụng của Thăng Long đạo quán đã có mặt trên App Store và CH Play, bạn có thể dễ dàng tải về để xong các thông tin về phong thủy hàng ngày. Đặc biệt bạn có thể dễ dàng biết cách hóa giả các vận hạn, khó khăn nhờ xem lá số tử vi, bát tự, tìm số điện thoại, số tài khoản, các vật phẩm phong thủy để cải vận bổ khuyết… Tất cả sẽ có miễn phí trên app Thăng Long đạo quán, tải ngay tại đây: