Phổ Hiền Bồ Tát luôn gắn liền với Đức Thích Ca Mâu Ni. Ngài vô cùng ling thiêng và được dân chúng lẫn các phật tử tôn thờ đến tận bây giờ. Xin cùng tìm hiểu về Ngài với bài viết Phổ Hiền Bồ Tát là ai của Thăng Long Đạo Quán

1. Phổ Hiền Bồ Tát là ai?

Tứ đại Bồ Tát (Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Địa Tạng và Bồ Tát Phổ Hiền) có vai trò quan trọng nhất trong Phật giáo thì bao gồm có Ngài. 

Phổ Hiền Bồ Tát là ai
Truyền kỳ về Phổ Hiền Bồ Tát

Bồ Tát Phổ Hiền đại diện cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.

2. Truyền kỳ về cuộc đời Ngài

Tương truyền theo tích Phật thì trước khi xuất gia học đạo làm Phật thì Phổ Hiền là Năng-đà-nô Thái Tử (con của vua Vô Tránh Niệm), là một người nam giới. 

Sau khi Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng. Và bắt đầu trải qua hằng sa kiếp, Năng-đà-nô Thái Tử trải qua nhiều kiếp, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết chí tu hành, học đạo Đại Thừa. Sau đó chờ đến thời kỳ quả mãn công viên mới bổ xứ làm Phật mệnh danh là Phổ Hiền Bồ Tát được giữ dưới dạng nữ Phật là chủ yếu (đôi khi ta vẫn gặp hình dạng Phật dưới dạng nam nhân)

Phật Phổ Hiền Bồ Tát đã trải dài hằng sa kiếp tu luyện, hóa độ chúng sanh để thành Phật. Ngài đã dùng dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, độ trì cho tất cả mọi người. 

3. Hình tượng về Phổ Hiền Bồ Tát

Trong các bản vẽ hay tượng còn được lưu truyền đến tận bây giờ thì Phổ Hiền Bồ Tát cầm tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đó hoa là viên bảo châu. Trong nhiều biểu thị, một trong hai bàn tay ngài bắt ấn giáo hóa, với ngón cái và ngón trỏ, chạm nhau thành hình tam giác. 

Trong những hình ảnh khác ngài cầm cuốn kinh hay kim cương chử nơi tay trái, trong tranh tượng ở Nhật Bản, Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát được trình bày với ba mươi hai tay ngồi trên voi trắng bốn đầu hoặc trên bốn voi trắng. 

Bộ ba Như Lai – Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát

Trong hội hoa Phật giáo Mật tông ngài được thể hiện bằng màu xanh lục hay màu vàng. 

Trong những ảnh tượng của tông Nyingma Tây Tạng, Phổ Hiền trong tư thế Yab-Yum ở trung tâm của Mạn Đà la Shi-tro, Mạn Đà La của Thái Hòa. 

Phổ Hiền Bồ Tát thường xuất hiện trong bộ ba cùng với Thích Ca và Văn Thù Sư Lợi gọi là Thích Ca Tam Tôn. 

Xem thêm: Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?

4. Phổ Hiền Bồ Tát và 10 hạnh nguyện

Dưới đây là bản tóm tắt 10 hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát mà Thăng Long Đạo Quán tổng hợp cho quý vị. Các nội dung đáng chú ý nhắc nhở những người tu hành không thể trở thành Phật, thành các vị Bồ Tát và không thể thành chứng quả nếu như không phát nguyện ở đời đời, kiếp kiếp và không coi chúng sinh như cha mẹ của mình. 

  • Lễ Kính Chư Phật: Hạnh nguyện này của Bồ Tát Phổ Hiền muốn nói về việc tin sâu vào mười phương chư Phật và tự thanh tịnh về 3 nghiệp đó là thân – khẩu – ý của bản thân để có thể tự lễ kính chư Phật.
  • Xưng Tán Như Lai: Đây là hạnh nguyện muốn chỉ sử dụng các loại âm thanh cũng như ngôn từ để có thể xưng tán được công đức vô cùng sâu dày của các Như Lai.
  • Quảng Tu Cúng Dường: Có thể sử dụng thêm pháp để cúng dường, chẳng hạn như pháp tu hành, lợi ích của chúng sinh, chịu khổ thay cho chúng sinh, không xả hạnh Bồ Tát… Trong các loại cúng dường như hoa man, âm nhạc, y phục hây các loại hương hoa, thì dùng Pháp để cúng dường được xem là thù thắng nhất.
  • Sám Hối Nghiệp Chướng: Đây là hạnh nguyện để thanh tịnh cho 3 nghiệp mà chúng sinh đã gây ra đó là Tham – Sân – Si có từ vô thủy kiếp quá khứ và xuất hiện cho tới nay. Nhờ vào hạnh nguyện này để xin phát lồ sám hối hết thảy và nguyện sẽ không tái phạm lại những ác nghiệm trên.
  • Tùy Hỷ Công Đức: Hạnh nguyện thứ 5 này có nội dung là hoan hỷ và tán thán thiện pháp cùng các công đức của hết thảy chư Phật. Nó bao gồm có hết thảy pháp thế gian và hết thảy xuất thế gian. Cùng với đó chính là hết thảy của công đức các vị Bồ Tát, Thanh Văn và Bích Chi Phật hay công đức của những dạng loài có trong tứ sinh…
  • Thỉnh Chuyển Pháp Luân: Ý muốn nói đến việc ân cần, và lòng thành kính trong sử dụng những lời nói, hành động và ý nghĩ. Kèm theo đó là sử dụng các phương pháp khác nhau để có thể thỉnh mời được Chư Phật tuyên thuyết diệu pháp.
  • Thỉnh Phật Trụ Thế: Hạnh nguyện này muốn khuyên bảo tất cả các vị Phật, các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cùng với những vị Thiện tri thức hãy vì lợi ích của mị chúng sanh và dừng nhập Niết Bàn.
  • Thường Tùy Phật Học: Hạnh nguyện này muốn nói rằng đạo Phật không phải là đạo để thuyết giảng và cũng không phải đạo của các nghi thức thờ phượng. Không phải tối ngày chúng ta tụng niệm những gì mà Phật dạy mà thay vào đó cần phải thể hiện ngay trên bản thân thông qua từng lời ăn, tiếng nói, cách cư xử, hành động lúc nào cũng cần phải tự tại, an nhiên, uy nghiêm nhưng phải có sự từ bi.
  • Hằng thuận chúng sinh: Từ vô thủy chúng sinh đã sống trong tham dục. Vì vậy hàng Bồ Tát tu theo Phật cũng phải dựa vào tham dục mà chúng sinh đáng sống cùng để giáo hóa được chúng sinh. Bồ Tát cũng dựa vào đây để giảng về lòng tham và giúp chúng sinh tu phước.
  • Phổ giai hồi hướng: Ý nghĩa của hạnh nguyện này là chuyển sự thành công của bản thân với lòng biết ơn tới tất cả mọi người. Đồng thời đây là sự khiêm tốn, là sự chia sẻ niềm vui với mọi người.

5. Thần chú của Phổ Hiền Bồ Tát

Thần chú của Ngài có tới 3 phiên bản được các phật tử biết đến: 

– Phiên bản ngắn: Samaya Sapayo

– Phiên bản tiếng Phạn:

adaṇḍe daṇḍapati daṇḍa-āvartani daṇḍa-kušale daṇḍa-sudhāri

sudhārapati buddhapaśyane sarvadhāraṇi

āvartani saṁvartani saṅgha-parīkṣite saṅgha-nirghātani

dharma-parīkṣite sarva-sattva ruta kauśalyā-nugate

siṁha-vikrīḍite anuvarte vartani vartāli svāhā

– Phiên bản tiếng Việt:

A đàn địa, đàn đà bà địa, đàn đà bà đế, đàn đà cưu xá lệ, đàn đà tu đà lệ, tu đà lệ,

tu đà la bà để, phật đà ba thiên nỉ, tát bà đà la ni, a bà đa ni, tát bà bà sa,

a bà đa ni, tu a bà đa ni, tăng già bà lý xoa ni, tăng già niết già đà ni, a tăng kì,

tăng già ba già địa, đế lệ a nọa tăng già đâu lược, a la đế bà la đế, tát bà tăng già tam ma địa già lan địa,

tát bà đạt ma tu ba lợi sát đế, tát bà tát đỏa, a nậu lâu đà kiều xá lược, a (Nậu) già địa, tân a tỳ cát lợi địa đế.

Về ý nghĩa, câu thần chú thể hiện khát vọng mạnh mẽ trên con đường tỉnh thức với mong muốn hiểu rõ bản chất của mọi sự.

Thần chú giúp chúng sinh hiểu rằng sự hiểu biết của người phàm bị che mờ bởi các đám mây khiến cho mọi thứ xuất hiện khác với thực tế.

Trên đây là những thông tin cần biết về Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Chúc quý phật tử và quý vị theo dõi bài viết tu luyện thành công, sớm đạt chánh quả. 

Các bài viết liên quan: