Đối với người phương Đông, việc thờ cúng tổ tiên là vô cùng quan trọng, thể hiện sự tôn trọng, thiêng liêng, biết ơn đối với những người đã khuất. Vì vậy, đặt phòng thờ ở một nơi hợp phong thủy, hợp với ngôi nhà thì thật không dễ dàng. Dưới đây, Thăng Long Đạo Quán xin đưa ra tư vấn về vị trí của phòng thờ trong thiết kế ngôi nhà.

Theo cổ truyền, bàn thờ sẽ được đặt tại chính giữa nhà, đây là vị trí trang trọng nhất, nơi là ai vào ngôi nhà cũng sẽ thấy đầu tiên. Nhưng theo xu thế phát triển, theo xu hướng của những ngôi nhà cao tầng, phòng thờ luôn đặt ở tầng cao nhất thể hiện sự thiêng liêng đối với người đời trước.

1. Vị trí lập bàn thờ – tủ thờ:

  • Theo hầu hết thiết kế cho biệt thự, nhà phố bây giờ, các kiến trúc sư đều thiết kế bàn thờ được đặt trong một phòng riêng – tầng trên cùng của ngôi nhà. Không gian này vừa yên tĩnh, vừa trang nghiêm lại rất kín đáo.
  • Đối với những khu căn hộ chung cư, khi mà không gian và diện tích các phòng có hạn thì phòng thờ được bố trí có thể là phòng khách, có thể thư viện hay phòng sinh hoạt chung, để khi đốt nhang, khói không bị quẩn lại trong nhà.
  • Dù là nhà biệt thự hay nhà chung cư, dù chật hay hẹp thì không gian phía trên của bàn thờ cũng phải thật rộng rãi và không bị vướng bởi bất cứ việc gì. Vì người xưa quan niệm, bàn thờ – nơi thờ cúng tổ tiên phải thật trang nghiêm, sạch sẽ, thoáng đãng.

2. Thiết kế tủ thờ, bàn thờ:

Trong phòng thờ, hệ bàn – tủ thờ – sập phải được thiết kế và bố trí một cách hết sức ăn nhập tạo sự nghiêm trang cho không gian này. Ở những không gian này, mọi đồ đạc được trang trí khá đơn giản, không hề cầu kì, tạo sự trang nhã, nhẹ nhàng. Đặc biệt, vật liệu, màu sắc của đồ đạc cũng có tầm quan trọng đối với phòng thờ, màu sắc phải hài hòa, nhã nhặn. Sử dụng chủ yếu là những chất liệu gỗ đối với sập, ban thờ, chất liệu đồng đối với những vật dụng, đồ thờ.

3. Một số lưu ý trong phong thủy phòng thờ:

  • Khi thiết kế hay bày trí, cần tránh đặt phòng thờ nơi hút gió mạnh, có thể gây ra hỏa hoạn.
  • Không gian đặt phòng thờ phải thật thoáng khí.
  • Không nên sử dụng ánh sáng trắng là ánh sáng trong phòng thờ và trên bàn thờ, thay vào đó là ánh sáng vàng dịu nhẹ, không quá chói lóa.
  • Bàn thờ không được trực xung với cửa chính, vì sẽ bị nắng và gió chiếu, thổi thẳng vào ban thờ  sẽ làm cho ban thờ bị nhiều tia xạ và dương khí. Nếu như hướng của bàn thờ ngược với hướng của nhà sẽ khiến cho gia đình không hòa thuận, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc không có con nối dõi.
  • Ban thờ kỵ có gương đối diện, vì gương tạo ra các hung khí bay đến bàn thờ.
  • Phong thủy bàn thờ bị suy nếu đặt cạnh tường bếp đun, đặt ở ban công… hoặc nằm cạnh, nằm dưới, dựa lưng vào nhà vệ sinh. Không được kê giường ngủ cạnh hoặc đối diện bàn thờ….
  • Khi lập bàn thờ thường lập song song với nhập trạch để đảm bảo tính phong thủy, nên ngoài thời gian phù hợp với thời gian làm lễ nhập trạch, lễ cúng tế hay hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú ý tới những thời điểm xuất hiện sao Bát Bạch để hóa giải sát khí trong phong thủy phòng thờ.
  • Không nên để phụ nữ mang thai lập bàn thờ hay động vào bàn thờ hoặc bát hương tránh ảnh hưởng phong thủy. Người bốc bát hương thờ cúng nên là gia chủ là người đàn ông trong gia đình, phải thật sự thành tâm.

Đừng bỏ qua: Tránh để phòng thờ gần phòng ngủ

Hy vọng với những kiến thức về Phong thủy phòng thờ được cung cấp trên đây, bạn có thể ứng dụng vào thực tế.