Quẻ Phong Trạch Trung Phu là quẻ số 61 trong tổng số 64 quẻ Kinh Dịch. Vậy quẻ này là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải như thế nào? Ứng dụng của quẻ này trong mọi mặt đời sống ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Phong Trạch Trung Phu là gì?

Phong Trạch Trung Phu là quẻ Đại Cát trong Kinh dịch
Phong Trạch Trung Phu là quẻ Đại Cát trong Kinh dịch

||::|| Phong Trạch Trung Phu (中孚 zhōng fú)

Quẻ Phong Trạch Trung Phu, đồ hình ||::|| còn gọi là quẻ Trung Phu (中孚 zhong1 fu2), là quẻ thứ 61 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).
  • Ngoại quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風).

Giải nghĩa: Tín dã. Trung thật. Tín thật, không ngờ vực, có uy tín cho người tin tưởng, tín ngưỡng, ở trong. Nhu tại nội nhi đắc trung chi tượng: tượng âm ở bên trong mà được giữa. Đã định tiết chế thì người trên phải giữ đức tín để người dưới tin theo, cho nên sau quẻ Tiết tới quẻ Trung phu. Trung phu là có đức tin (phu) ở trong (trung) lòng.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Phong Trạch Trung Phu

2.1. Thoán Từ

Trung Phu, đồn ngư kiết, lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh.

中 孚,豚 魚 吉,利 涉 大 川,利 貞。

Đồn, là con heo; Ngư, là con cá. Đồn ngư là ngu đần như loài heo, loài cá.

2.2. Đại Tượng

Trạch thượng hữu phong: Trung Phu.

象 曰:澤 上 有 風,中 孚。

Quân tử dĩ nghị ngục, hoản tử.

君 子 以 議 獄,緩 死。

Trên đầm hồ có gió, là quẻ Trung Phu. Người quân tử xem đó mà luận lại việc ngục hình, hoãn lại các án tử hình.

Như ta đã thấy “thành kiến” rất tai hại trong sự xét đoán. Xét đoán sai lầm, không đâu tai hại bằng sự xét đoán của các quan tòa có phận sự “cầm cân Công lý”! Không gì tai hại bằng bị nghi oan trong vấn đề hình ngục! Không đâu quan trọng bằng hình ngục, và không đâu người ta thọ oan bằng ở nơi tư pháp! Ở đây rất cần có những con người “chí minh, chí chính, chí công vô tư”… nhất là “vô vọng”!

Ở đây, cần có những bậc Thánh nhân hơn đâu cả! Mặt hồ thường phẳng lặng, trong sáng có thể soi mặt được. Nếu có ngọn gió thổi lên, mặt nước sóng chao, gương trong sáng bị sóng lăn tăn làm mờ cả mặt nước, khác nào dục vọng thổi lên làm cho tâm tư chao động và mờ mệt.

Đừng để cho có một tình cảm thiên tư gì làm cho lòng ta xao xuyến mới có thể nhận thấy rõ chân tướng của sự vật trên đời!

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.3 Tiểu Tượng

2.3.1. Hào Sơ Cửu

Ngu, kiết, hữu tha, bất yên.

初 九:虞 吉,有 他,不 燕。

Bắt đầu quẻ Trung Phu, là Sơ Cửu chính ứng với Lục Tứ. Tứ, là âm nhu, đắc chính (âm cư âm vị), là người tin được của Sơ Lục. Chữ “Ngu 虞” là đo lường cẩn thận; chữ “Yên 燕” là yên ổn.

Sơ Cửu “ngu”, là phải đề phòng ngay lúc ban đầu, đó là việc tốt (ngu kiết), vì Tứ là người ở trên, cần dò xét cẩn thận trước khi giao thiệp! Sơ, không lầm, mà nhận Tứ.

2.3.2. Hào Cửu Nhị

Minh hạc tại âm, kỳ tử hòa chi,

ngã hữu hảo tước, ngô dữ nhĩ mỵ chi.

九 二:鳴 鶴 在 陰,其 子 和 之,

我 有 好 爵,吾 與 爾 靡 之。

Tượng viết:

Kỳ tử hòa chi, trung tâm nguyện dã.

象 曰:其 子 和 之,中 心 愿 也。

Cửu Nhị dương cương đắc trung đắc chính, chính ứng với Cửu Ngũ cũng dương cương đắc trung đắc chính, có sự cảm ứng chí thành và tự nhiên, khác nào có “đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu” khác nào có con hạc mẹ kêu trong bóng tối, vậy mà con nó lại biết nên ứng lại ngay.

Lại như ta có rượu ngon (ngã hữu hảo tước 我 有 好 爵) tuy ta chưa mời, nhưng chắc chắn rằng anh chẳng từ chối, cùng uống chung chén rượu mời (ngô dữ nhĩ mỵ chi).

Ở Hệ từ có nói: Làm một người quân tử, dù chỉ ở trong nhà mình, chưa cần đi tới đâu, nếu có lời nói của mình thốt ra mà hay, thì bỗng ngoài vạn dặm đã có người ứng theo ngay; huống hồ là những kẻ ở bên mình? Không bao giờ có một lời nói nào “hay” của mình, dù thốt ra, mà không có người hưởng ứng! “Minh hạc tụi âm, kỳ tử hòa chi” (Hạc mẹ kêu trong bóng tối, vậy mà con nó ngoài trời cũng biết mà họa theo).

2.3.3. Hào Lục Tam

Đắc địch, hoặc cổ, hoặc bãi, hoặc khấp, hoặc ca.

六 三:得 敵,或 鼓 或 罷, 或 泣 或 歌。

Tượng viết:

Hoặc cổ, hoặc bãi, vị bất đáng dã.

象 曰:可 鼓 或 罷,位 不 當 也。

Lục Tam là hào âm ở vị dương, là âm nhu bất chính, lại chính ứng với hào Thượng là tay đối địch với mình (đắc địch 得 敵). Hai bên ăn ở với nhau mà không ai tin ai cả! dù có khi cùng nhau ca hát, múa nhảy, khóc than… nhưng chỉ là bên ngoài hình thức mà thôi, bên trong không có lòng thành thật! Sở dĩ như thế, là bởi cả hai đều ở vị bất chính cả: Tam, thì âm cư dương vị, Thượng Lục, thì dương cư âm vị!

2.3.4. Hào Lục Tứ

Nguyệt cơ vọng, mã thất vong, vô cựu.

六 四:月 幾 望,馬 匹 亡,無 咎。

Tượng viết:

Mã thất vong, tuyệt loại thượng dã.

象 曰:馬 匹 亡,絕 類 上 也。

Lục Tứ, là âm cư âm vị, đắc chính lại cận bên Ngũ, là chúa tể. Ngũ rất tín cẩn nội vị đại thần này, thịnh thế đến cực độ rồi, ví như mặt trời sắp đến rằm (ngột cơ vọng). Nếu Tứ mà được doanh mãn, là trăng rằm, thì nguy cho Tứ (bởi đến cực thịnh không hay). Cái may của Tứ là biết “tri chỉ, tri túc”!

Chẳng những thế mà thôi, Tứ lại bỏ Sơ (vì là chỗ chính ứng) theo Ngũ, có khác nào Sơ và Tứ cùng cặp. Kè nhau cỡi ngựa, nhưng Tứ biết thời thế, nhất tâm tin tưởng nơi Ngũ mà bỏ Sơ, có khác nào đã bỏ mất con ngựa kia của Sơ (thất vong 匹 亡) nhờ vậy, không lỗi gì cả (vô cựu 無 咎).

2.3.5. Hào Cửu Ngũ

Hữu phu loan như, vô cựu.

九 五:有 孚 攣 如,無 咎。

Cửu Ngũ, dương cung đắc trung đắc chính, có sẵn đức “Trung Phu”, ở vị cao nhất, và làm chủ cho thời Trung Phu, ở dưới chính ứng với Cửu Nhị, đồng tâm đồng lực, tiếp giúp nhau.

Cho nên, lòng chí thành của Ngũ ràng buộc được lòng thiên hạ tín phục Ngũ, Ngũ và thiên hạ chẳng phải ràng buộc nhau khắn khít bằng thế lực, mà bằng lòng chí thành… quý báu không biết chừng nào! Thật là phúc cho thiên hạ có được người cầm quyền trị nước như thế. Hẳn là bậc Thánh quân rồi!

2.3.6. Hào Thượng Cửu

Hàn âm, đăng vu thiên, trinh hung.

上 九:翰 音 登 于 天,貞 凶。

Tượng viết:

Hàn âm đăng vu thiên, hà khả trường dã.

象 曰:翰 音 登 于 天,何 可 長 也。

Thượng Cửu, tính chất quá dương cương, gọi là kẻ cương táo, ở thời Trung Phu nên cũng cố giữ chữ Tín, mà cố chấp không biết biến thông, biến thành một người “ngu quân tử”, một kẻ “Vị Sinh chi tín”.

“Vị Sinh, người đời Xuân Thu, có tiếng là một người có hạnh và đức Tín, có ước hẹn với một cô gái, chờ nhau ở dưới cột cầu. Người con gái không đến. Vị Sinh ngồi đó chờ hoài, đến đỗi nước dâng lên cao, Sinh ôm lấy cột cầu mà chết!” Về sau người ta gọi đây là “Vị Sinh chi Tín” (chữ Tín của chàng Vị Sinh ngu đần, có kinh mà chẳng có quyền!) Ở thời Trung Phu cực độ mà không biết biến thông, chỉ có tiếng là người có đức Tín, rất có hại cho mình, vì đã đóng vai trò của một nhà Nho “hương nguyện”.

3. Quẻ Phong Trạch Trung Phu là quẻ HUNG hay CÁT?

“Trung Phu” có nghĩa là “trung chính tín nghĩa” ứng với việc hô thiên (hô hoán trời đất), vì vậy nó có hình tượng “chim khỏe xổ lông”. “Tuấn điểu”: chim khỏe, “Xuất lung”: xổ lồng. “Tuấn điểu xuất lung” là chuyện một con chim khỏe nhưng bị nhốt trong lồng lâu ngày, buồn rầu chán ngán. Bỗng một hôm, người nuôi chim sơ ý mở cửa lồng, chim vọt bay ra ngoài. Kẻ gieo được quẻ này có điềm “Vô cùng tốt lành”.

Như vậy Quẻ Phong Trạch Trung Phu có điềm “Vô cùng tốt lành” thuộc nhóm quẻ đại cát trong kinh dịch. Quẻ Trung Phu chỉ vận thế yên ổn, cần sự trung tín, không hợp cho những ai cơ hội làm liều, thiếu lòng trung thực hay đạo đức giả. Công danh sự nghiệp cần phải kiên trì, cốt nhất là phải thành tín hư tâm thì điều kiện thành công sẽ như vượt đầm đã có thuyền chờ sẵn, có thể làm nên sự nghiệp lớn. Dễ đạt địa vị mong muốn. Thi cử dễ đỗ. Xuất hành bình an. Kiện tụng qua khỏi. Bệnh tật chóng lành. Tình yêu và hồn nhân dễ dàng toại nguyện, gặp được người như ý do lòng thành cảm động đến mọi người. Gia đình đoàn kết vui vẻ, không nghi ngờ lẫn nhau.

XEM THÊM:Quẻ 60 – Thủy Trạch Tiết

4. Ứng dụng của quẻ Phong Trạch Trung Phu trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ Phong Trạch Trung Phu trong cuộc sống
Ứng dụng của quẻ Phong Trạch Trung Phu trong cuộc sống
  • Ước muốn: Hãy hành động bằng sự thành thật và ước muốn có thể biến thành hiện thực. Sự thiếu thành thật sẽ dẫn đến thất bại.
  • Hôn nhân: Một cuộc hôn nhân mỹ mãn, tâm đầu ý hợp. Có thể thành công.
  • Tình yêu: Đang trong một tình yêu đầy dam mê. Sự thành thật giờ đây sẽ dẫn đến hạnh phúc.
  • Gia đạo: Hưởng thụ hạnh phúc và thịnh vượng trong sự hòa thuận.
  • Con cái: Hòa thuận giữa cha mẹ và con cái — hạnh phúc và thịnh vượng. Thai nghén: con gái.
  • Vay vốn: Diễn ra suôn sẻ.
  • Kinh doanh: Diễn ra suôn sẻ. Lợi nhuận trung bình.
  • Thị trường chứng khoán: Giá chẳng bao lâu sẽ tăng.
  • Tuổi thọ: Hãy chú ý chăm sóc cơ thể và việc sống thọ là điều khả thi.
  • Bệnh tật: Có thể bình phục. Sưng dạ dày, chứng viêm phúc mạc và các bệnh về thận.
  • Chờ người: Nhất dinh sẽ đến.
  • Tìm người: Đùng lo. Người này sẽ sớm tự động trở về.
  • Vật bị mất: Mất bên trong nhà hoặc đang rơi vào tay người khác. Người này sẽ mang trả lại.
  • Du lịch: Tốt lành. Chuyến đi an toàn và tốt đẹp.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Tranh chấp ngoan cố sẽ dẫn đến bất lợi. Tốt nhất hãy tìm cách hòa giải.
  • Việc làm: Hanh thông.
  • Thi cử: Điểm rất cao.
  • Kỉnh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Hãy tiến hành.
  • Thời tiết: Trong, về sau nhiều mây.
  • Thế vận: hiện đang an ổn. Đề phòng sự mất yên ổn vì quan hệ nam nữ.
  • Hy vọng: phải gắng sức mới như ý.
  • Tài lộc: có khoản tiền nhỏ.
  • Sự nghiệp: sẽ thành công nếu kiên trì, thành thực.
  • Nhậm chức: có địa vị tốt.
  • Nghề nghiệp: bất lợi khi chuyển nghề.
  • Tình yêu: đôi bên chân thành, gắn bó.
  • Hôn nhân: có thể thành lương duyên.
  • Đợi người: họ đang tới.
  • Đi xa: thuận lợi. Trở về bình an.
  • Pháp lý: hòa giải sẽ tốt.
  • Sự việc: thể hiện sự thiện chí sẽ giải quyết xong.
  • Bệnh tật: thuyên giảm nhanh.
  • Thi cử: kết quả tốt.
  • Mất của: tìm được.
  • Xem người ra đi: biết được chỗ người ra đi.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và ứng dụng của quẻ Phong Trạch Trung Phu trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: