Thuyết âm dương ngũ hành xuất phát từ Trung Hoa. Theo đó, vật chất trong vũ trụ đều thuộc về một trong hai dạng âm hoặc dương. Sự tác động qua lại giữa 2 dạng này tạo nên sự cân bằng trong vũ trụ. Thuyết âm dương ngũ hành đã đi vào đời sống và trở thành kim chỉ nam trong tín ngưỡng của văn hóa Á Đông.

Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu quy luật hoạt động và ý nghĩa của âm dương ngũ hành qua bài viết dưới đây.

1. Quy luật hoạt động của học thuyết âm dương

Sự chuyển hóa của vũ trụ luôn tuần hoàn, nó vận động theo quy luật âm dương trở thành một định luật bất biến.

Vậy âm dương là gì?

Đây là một lý luận kinh điển mang tính trìu tượng. Âm dương chỉ trạng thái của một sự vật, hiện tượng ở thể thống nhất, nó vừa có tính đối lập và liên hệ với nhau.

Ví dụ như có Trời – Đất, luôn là một thể thống nhất không thể tách rời. Trời là dương, luôn ở trên, trái lại đất là âm, ở dưới và nếu không có trời thì cũng không có đất, không có một trong hai yếu tố Trời Đất thì sự sống không hình thành.

Lại như nam nữ, nam là dương, nữ là âm. Nam nữ luôn cần có nhau, không thể tách rời, thiếu nam hoặc thiếu nữ loài người không được hình thành.

Các thuộc tính của Âm Dương

  • Dương: Trên, ngoài, sáng, mùa xuân hạ, nắng ráo, cao ráo, nhẹ,, động, hưng phấn vui vẻ…
  • Âm: Dưới, trong, tối, mùa thu đông, lạnh giá, thấp ẩm, nặng, tĩnh, ức chế đau khổ…

 Các quy luật cơ bản của học thuyết âm dương

1.1. Âm dương đối lập nhau

Hai mặt âm dương của một sự vật, hiện tượng là hoàn toàn tương phản.

Ví như: Lạnh – nóng, Vui – buồn, Sáng – Tối…

1.2. Âm dương tương hỗ

Hai mặt âm dương là đối lập nhau nhưng cũng tương hỗ giúp nhau tồn tại. Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng không thể tách khỏi sự vật hiện tượng kia, nó không thể tồn tại một cách độc lập, cái này tồn tại làm tiền đề cho sự tồn tại của cái kia.

Ví như ánh sáng là dương, bóng tối là âm, không có sáng thì không có tối. ánh sáng làm nổi bóng tối và ngược lại.

1.3. Âm dương tiêu – trưởng

Âm dương không là trạng thái vận động biên hoá: “âm tiêu dương trưởng“, hoặc “ dương tiêu âm trưởng”. Trong không gian và thời gian xác định chúng biến đổi phân vai lẫn nhau.

Ví như: Đông sang, nhiệt động giảm thì thời tiết nóng ẩm của mùa xuân hạ giảm nhiệt đi. Ngược lại hè sang, nhiệt độ tăng thì thu đông biến đổi đi.

1.4. Âm dương chuyển hoá lẫn nhau

Âm dương đối lập đến một trạng thái nhất định sẽ xảy ra chuyển hoá, âm chuyển thành dương, dương chuyển thành âm.

Ví như đun đá tới 100 độ , nước lạnh đã dần chuyển sang nước sôi.

2. Quy luật hoạt động của học thuyết ngũ hành

Ngũ hành là gì?

Ngũ hành biểu thị sự vận động, chuyển hóa ở 2 dạng tương sinh và tương khắc giữa các vật chất trong tự nhiên và cũng như vật chất trong cơ thể con người.

Ngũ hành chỉ năm loại vật chất: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ.

Đặc tính của ngũ hành:

  • Kim: là kim loại, phản ánh tác dụng thanh khiết, dạng nặng.
  • Thuỷ: là nước, đặc tính mềm mại, hướng xuống dưới.
  • Mộc: là cây gỗ, phản ánh sự sinh trưởng, đặc tính hướng lên trên, hướng ra ngoài. Sự vật có tính chất – tác dụng sinh trưởng, thăng phát, thông thoát đều thuộc mộc.
  • Hoả: là lửa, phản ánh sức nóng, nhiệt độ cao, đặc tính đưa lên trên. Sự vật có tác dụng bốc lên trên, các loại nhiệt cao đều thuộc hoả.
  • Thổ: là đất, phản ánh sự vật có tác dụng hoá sinh, hấp thụ đều thuộc thổ.

Các quy luật của ngũ hành

2.1. Quy luật sinh – khắc

Đây là quy luật cơ bản nhất trong sự vận động biến hoá của sự vật, hiện tượng của ngũ hành. Ở cây cối là hiện tượng sinh trưởng trao đổi chất, ở cơ thể con người là các hiện tượng sinh lý.

2.2. Quy luật vũ – thừa

Quy luật này xảy ra khi quy luật sinh – khắc bị phá vỡ, sự vật hiện tượng sẽ xảy ra trạng thái tiêu biến và suy thoái đi.

2.3. Quy luật tương thừa

Khi sự tương khắc quá mạnh, vượt khỏi sự khắc chế bình thường.

Đây là hiện tượng một hành bất kì quá mạnh làm cho hành vốn khắc nó không thể khắc chế được mà ngược lại bị nó quay lại khắc chế, gọi là phản khắc.

2.4. Quy luật tương vũ

Ví dụ: thủy khắc hỏa, nhưng khi hỏa quá vượng quá lớn thì thủy không khắc chế được, mà bị bốc hơi hết.

Trên đây là sự giới thiệu mang tính tổng quan khái quát về khái niệm và các quy luật của Âm dương và ngũ hành, hi vọng rằng nó sẽ góp phần giúp quý vị các bạn hiểu hơn và mạch lạc hơn về hai học thuyết âm dương và ngũ hành. Trong thời đại số hóa, thời gian và sự tối giản được coi là trên hết thì những kiến thức Phong thủy mang tính cô động này sẽ mang lại những hiểu biết căn bản và giá trị hơn trong tư duy của mỗi người.

Theo dõi Thăng Long Đạo Quán để tìm hiểu nhiều hơn các kiến thức về phong thủy và ứng dụng âm dương ngũ hành trong đời sống. Chúc quý bách gia vạn sự bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc.