Bốc mộ (cải táng, sang cát, sang tiểu) là phong tục lâu đời của người Việt Nam. Nhiều người cho rằng bốc mộ là việc dễ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia cải táng. Vậy thực chất bốc mộ có độc không? Có nên cải táng không? Hãy cùng giải đáp qua bài viết sau của Thăng Long Đạo Quán.

1. Bốc mộ có độc không? Có nên cải táng không?

– Theo quan niệm dân gian

Dân gian cho rằng, cải táng mặc dù độc hại, chứa nhiều uế khí, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia bốc mộ nhưng đây vẫn là việc nên làm. Bởi họ không nỡ để người thân quá vãng của mình ở trong đất ẩm và quan tài mục nát. Thay vào đó, người còn sống sẽ xây cho người thân đã mất một “ngôi nhà” chắc chắn, sạch đẹp hơn.

Bên cạnh đó, bốc mộ còn thể hiện cái tâm, lòng hiếu kính của con cháu. Đồng thời giúp cho linh hồn người thân nơi suối vàng được an ủi, từ đó sẽ về phù hộ cho gia đình an lành, thịnh vượng.

Bốc mộ có độc không? Có nên cải táng không?

– Theo khoa học

Theo khoa học, bốc mộ là công việc rất độc, bởi trong quan tài người mất có nhiều vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người. Nước thải, rác thải từ việc bốc mộ cũng có khả năng cao gây ô nhiễm môi trường.

Ngày nay, có nhiều trường hợp khi bốc mộ, thi thể người chưa phân hủy hết. Điều này không những gây vất vả, mất vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh mà còn gây kinh hãi cho người chứng kiến.

Trên thực tế, có nhiều phu bốc mộ đã bị nhiễm các bệnh về da liễu, hô hấp do thường xuyên tiếp xúc với tử thi đã và đang phân hủy. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, nên đẩy mạnh tuyên truyền để dần xóa bỏ dần phong tục này.

Xem thêm: Bốc mộ xong có đen không?

2. Khi nào không nên bốc mộ?

Người xưa cho rằng, khi thấy một trong những hiện tượng sau thì không nên bốc mộ:

– Gặp rắn vàng ở mộ

Ông cha ta quan niệm, rắn vàng được xem là “long xà vật khí”. Khi rắn vàng ở mộ tức là nó đang trấn giữ long mạch, mang tới đại cát đại lợi. Nếu thấy rắn vàng ở mộ mà vẫn tiếp tục cải táng thì sẽ phá long mạch, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người còn sống. Do đó khi gặp rắn vàng ở mộ, người ta sẽ dừng cải táng, lấp mộ lại. Sau đó sẽ tiến hành lễ tạ rồi chọn ngày tốt khác để bốc mộ. Tuy nhiên, với trường hợp gặp rắn thường thì gia chủ không nên giết rắn mà hãy xua rắn đi chỗ khác và tiếp tục bốc mộ.

Bốc mộ gặp rắn vàng.

– Mộ kết

Mộ kết là mộ phần được đặt ở khu vực có trường khí tốt, thu nhận được năng lượng của địa huyệt. Nhìn bề ngoài, đất của ngôi mộ kết càng ngày càng đùn lên, làm cho ngôi mộ to bất thường, hoặc bên trên mộ sẽ mọc cỏ tươi tốt.

Khi mở quan tài ra, trong mộ sẽ có những mảng màu trắng phủ lấy tử thi, mà thi thể lại gần như không phân hủy. Ngoài ra, trên nắp quan tài hoặc tử thi có chất keo vàng phủ lên (kết tơ hồng) cũng được gọi là mộ kết.

Dân gian cho rằng, mộ kết sẽ giúp cho con cháu thịnh vượng, làm ăn phát đạt. Tuy nhiên, nếu cải táng khi mộ kết thì sẽ phá vỡ đi sự thịnh vượng đó, khiến người thân còn sống dễ gặp chuyện xui xẻo.

Do đó, khi phát hiện ra mộ kết bằng cách dùng phương pháp cảm xạ hoặc nhìn bề ngoài, bạn không nên tiến hành bốc mộ. Trường hợp đang cải táng mới thấy mộ kết thì gia chủ nên ngừng ngay việc này. Tiếp theo hãy đổ xôi vào, lấp mộ lại, sau đó về nhà làm lễ tạ và chọn ngày tốt khác để bốc mộ.

Xem thêm: Có nên bốc mộ vào ban ngày không?

3. Lời kết

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bốc mộ có độc hơn và chia sẻ thêm một số trường hợp không nên cải táng. Để cập nhật nhanh chóng các kiến thức về phong thủy, phong tục Việt Nam, gia chủ hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại. Ngoài ra, khi dùng ứng dụng này, gia chủ còn được dùng miễn phí các công cụ hữu ích như luận giải lá số Bát tự/ Tử vi, xem ngày tốt – xấu, xem tuổi…

Cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại tại đây: