Quẻ Sơn Địa Bác là quẻ số 23 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy quẻ này là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và các ứng dụng của nó trong đời số hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Sơn Địa Bác là gì?

Quẻ Sơn Địa Bác là quẻ Hung hay Cát trong Kinh Dịch
Quẻ Sơn Địa Bác là quẻ Hung hay Cát trong Kinh Dịch

Quẻ Sơn Địa Bác có đồ hình:::::| còn gọi là quẻ Bác (剝 bo1), là quẻ thứ 23 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).
  • Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).

Giải nghĩa: Lạc dã. Tiêu điều. Đẽo gọt, lột cướp đi, không có lợi, rụng rớt, đến rồi lại đi, tản lạc, lạt lẽo nhau, xa lìa nhau, hoang vắng, buồn thảm. Lục thân băng thán chi tượng: tượng bà con thân thích xa lìa nhau.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Sơn Địa Bác

2.1. Thoán Từ

Bác, bất lợi hữu du vãng.

剝,不 利 有 攸 往

Thoán viết: Bác, bác dã.

彖 曰:剝,剝 也。

Năm hào Âm phía dưới đang tịnh tiến, hiếp một hào Dương già nua, cô đơn: người quân tử ở thời này thật nguy hiểm vô cùng, vì chung quanh đều là cả bầy tiểu nhơn đầy thủ đoạn… Nên mới nói “bất lợi hữu du vãng” (không lợi đi giao thiệp với thiên hạ).

Đây, là quẻ của thời nay, sắp đến thời “Tận thế”? Nhưng, Dịch đạo nói: “Bác tận, Phục sinh”: một “tư duy mới” sẽ thay vào “tư duy cũ”.

2.2. Thoán Truyện

1.Bác, bác dã: nhu biến cương dã.

Bất lợi hữu du vãng, tiểu nhơn trưởng dã.

剝,剝 也,柔 變 剛 也。

不利有攸往,小人長也。

Âm quá nhiều, nên làm biến đổi cả hào Dương (nhu biến cương dã), cho nên người quân tử đi ra ngoài, giao tiếp với đời đầy âm mưu hiểm độc, phải cẩn thận dè dặt từ lời ăn tiếng nói, từ những việc làm tầm thường nhỏ nhặt.

Đâu phải trong một sớm một chiều mà tiểu nhơn lật đổ người quân tử: chúng gậm nhấm từ từ như ngọn đèn làm hao dầu từ từ, đến khi hết dầu, đèn tắt mới hay! Thủ đoạn của tiểu nhơn thật đáng sợ: nó hại mình mà mình không hay…

2. Thuận nhi chỉ chi, quan tượng dã.

Quân tử thượng tiêu túc, doanh hư, thiên hành dã.

順 而 止 之,觀 象 也。

君子尚消息,盈虛,天行也。

Ở thời Bác loạn, người quân tử nên xem tượng của quẻ Bác mà hành động.

Quẻ Bác, trên là quẻ Cấn (tức là dừng lại, Chỉ là dừng lại); còn dưới là quẻ Khôn (là thuận), có nghĩa là phải thuận theo mà dừng lại. Thuận theo Lẽ Trời mà dừng lại (thuận nhi chỉ chi 順而止之) vì Lẽ Trời là Âm trưởng thì Dương tiêu, đó là sự vận hành của Lẽ Trời, không sao cưỡng được!

Ở thời Bác, tiểu nhơn đạo trưởng, người quân tử phải biết thuận theo Thiên Lý mà ẩn thân… lui vào bóng tối, đi vào con đường “qui ẩn”: “Thiên địa bế, hiền nhơn ẩn”.

2.3. Đại Tượng

Sơn phụ ư địa: Bác Thượng dĩ hậu hạ, an trạch.

象 曰:山 附 於 地,剝 上以厚下,安宅。

Quẻ Bác, là Núi nằm trên mặt đất. Muốn núi cho cao, phải nhờ dựa trên mặt đất vững vàng (“Hậu hạ 厚 下)” là nền phải cho thật vững.

Lão Tử đã có nói: “Cao dĩ Hạ vi Cơ” (cái Cao phải lấy cái Thấp làm nền), tức là như hào từ Đại Tượng nói: “thượng dĩ hậu hạ”. Đất mà không dầy, núi đổ; nền móng không vững vàng, đừng mong tạo lập được cái gì trên đó.

Cho nên, theo tượng quẻ Bác, phải biết lo, trước nhất, là đắp nền cho vững cái đã! Phải lấy “hạ từng cơ sở” làm nền, mới có thể xây dựng “thượng từng cơ sở” bên trên: “thượng dĩ hậu hạ, an trạch” (“Trạch”, là chỗ ở của dân gian) phải được an cư lạc nghiệp. Không được thế, thì chế độ nào cũng đổ, chánh thể nào cũng hư! Hễ “dân giàu” thì “nước mới mạnh”, có “hữu sản hóa”.

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.4. Tiểu Tượng

2.4.1. Hào Sơ Lục

Sơ Lục: Bác sàng dĩ túc, miệt trinh, hung.

初六:剝床以足,蔑貞,凶。

Tượng viết: Bác sàng dĩ túc, dĩ diệt hạ dã.

象曰:剝床以足,以滅下也。

“Sàng”, 床 là cái giường ngủ, tượng chỗ an nghỉ. “Bác sàng dĩ túc” là đẽo cái giường mà lại đẽo ngay 4 chơn (cẳng giường) thì giường sập còn gì!

Khí Âm bắt đầu ở dưới đi lên, tức là đẽo lần lên trên; “miệt trinh” là tiêu diệt chánh đạo, nên hào từ mới nói “dĩ diệt hạ dã” (tiêu diệt ngay nơi cái gốc của nó).

Thật, đáng lo cho thế nước chông chênh!

2.4.2. Hào Lục Nhị

Lục Nhị: Bác sàng, dĩ biện, miệt trinh, hung.

六二:剝床以辨,蔑貞,凶。 “Biện” 辨 là cái then giường

Đẽo giường mà đẽo đến cái then giường, nên càng trở thành hung.

Đẽo giường mà đẽo đến cái then giường, là nguy sắp đến rồi! Hào Nhị cùng với hào Sơ cùng là một bầy tiểu nhơn mà xúm hại người quân tử thì tai họa càng thêm thảm hại.

Sở dĩ bọn tiểu nhơn càng ngày càng tăng, mà người quân tử lơ là không lo đoàn kết, hoặc nói cho đúng hơn, chưa biết đoàn kết (vị hữu “dự” dã). “Dự”, là đảng dự. Nếu quân tử mà biết đoàn kết với nhau, thì cũng có thể tránh được phần nào bọn tiểu nhơn thắng thế!

Tuy nhiên, nói thế, là mong mỏi thôi, chứ quân tử, bản tánh đâu có thích kết phe kết đảng, họ thích sống một mình trong cô đơn tịch mịch! Trái lại, kẻ tiểu nhơn thì thích kết phe kết đảng, thích sống trong quần đoàn! Xem ngay trong một bầy trẻ, đứa nào “xuất chúng” ưa chơi riêng một mình… Bởi vậy, mới dùng đến danh từ “xuất chúng” để ám chỉ những bậc quân tử vĩ nhân! “Xuất chúng” là ra khỏi quần đoàn! Không có bậc “vĩ nhân” nào lại thích sống với quần đoàn; hạng thích sống trong quần đoàn có bao giờ là bậc vĩ nhân!

2.4.3. Hào Lục Tam

Lục Tam: Bác chi, vô cựu; thất thượng hạ dã.

六三:剝之,無咎,失上下也。

Ở thời Bác loạn mà được gọi là “vô cựu” khi kẻ tiểu nhơn biết hồi đầu đi theo người quân tử mà đoạn tuyệt với những bè bạn bên trên và phía dưới. Ý nói hào Tam, trên có 2 hào Âm, dưới cũng có 2 hào Âm, bỏ hết bọn tiểu nhơn chung quanh để ứng tiếp với hào Thượng Cửu là người quân tử! (thất thượng hạ dã). Cho nên, ở thời Bác loạn, lại được vô cựu.

2.4.4. Hào Lục Tứ

Lục Tứ: Bác sàng dĩ phụ: Hung. Thiết cận tai dã.

六四:剝床以膚,凶。切近災也。

Âm đã đến hào Tứ: quân tử bị “đẽo” đến tận da thịt rồi! Phải nói, đây là hung triệu (thiết cận tai dã 切 近 災也! Tai họa đã đến cận bên mình.

Quẻ Bác, chỉ có một hào Dương (Thượng Cửu) như ngọn hải đăng. Ngọn đèn mà tắt, thì nhân loại sẽ bị đắm chìm trong khổ ải! Nóc nhà mà bể nát, thì bọn tiểu nhơn cũng không sống được!

2.4.5. Hào Lục Ngũ

Lục Ngũ: Quán ngư, dĩ cung nhơn sủng, vô bất lợi.

六五:貫魚,以宮人寵,無不利。

Tượng viết: Dĩ cung nhơn sủng, chung vô vưu, dã.

象曰:以宮人寵,終無尤也。

Hào Lục Ngũ, đứng trên bốn Âm, ở ngôi vị bậc chí tôn, tức là người đại thủ lĩnh trong bầy tiểu nhơn. Nếu Lục Ngũ thống lãnh quần Âm mà tiêu diệt hào Thượng Cửu, thì đạo Trời cũng hỏng luôn hay sao? Đạo Trời làm sao mất được!

Tại sao vậy? Đạo Trời có bao giờ chỉ có Âm mà không có Dương. Ở Thiên đạo có ngày nào mà không có Thái dương, mà ở Thế đạo cũng không bao giờ có ngày nào mà không có quân tử… Cho nên càng đè nén một bên Dương, thì Dương càng thêm mạnh (tương dục phế chi, tất cố hưng chi). Cho nên Lục Ngũ dù sao, rồi cũng dẫn quần âm về đầu phục Thượng Cửu, đó là luật “tổn hữu dư, bổ bất túc”. Ngoài Lục Ngũ, không còn ai có quyền thế sai bảo bọn “quần âm”!

“Vật cùng tắc biến” là thế! Cho nên Bác loạn mà đi đến hào Ngũ, thì biến! Đó là yếu nghĩa của câu “Âm Dương bất trắc vị chi Thần” “Loạn cực, trị sinh” là thế.

Lục Ngũ mà biết dẫn bầy tiểu nhơn phục tùng quân tử, khác nào bà Hậu Phi dắt đoàn cung nhơn lên hầu Vua, và được Vua yêu tất cả, nên sau cùng không có gì lỗi cả (chung vô vưu dã 終 無 尤 也).

2.4.6. Hào Thượng Cửu

Hào Thượng Cửu: Hào chủ não quẻ Bác.

a) Thạc quả bất thực,

Quân tử đắc dư,

Tiểu nhơn bác lư.

碩果不食

君子得輿

小人剝廬。

b) Quân tử đắc dư

Dân sở tải dã

Tiểu nhơn bác lư

Chung bất khả dụng dã.

君子得輿

民所載也

小人剝廬

終不可用也。

“Thạc quả” là trái cây rất to; “thực” là ăn được. Hào Thượng Cửu, là hào Dương ở trên cao bị Âm đẽo gần hết phía dưới rồi! Tượng, cây trái đã rụng hết (bác, là rụng), chỉ còn một trái thật to ở trên ngọn cây, không bị hái xuống để ăn! Mà là để làm giống.

Trái lớn, mà không bị hái xuống để ăn, là để dành làm giống! Đó, là nòi giống người quân tử chưa bị tuyệt! mà cũng chẳng bao giờ bị tuyệt.

Theo về cái thể của Quẻ mà nói, thì Bác là thời của kẻ tiểu nhơn. Mà theo cái tượng của Hào, thì Thượng Cửu là cái mầm giống của người quân tử chứa trong những tác phẩm vô tiền khoáng hậu, như những ngọn hải đăng trên những sóng gió hãi hùng đang đắm chìm nhân loại!

3. Quẻ Sơn Địa Bác là quẻ HUNG hay CÁT?

“Oanh” là chim hoàng oanh, “thước” là chim khách, “đồng lâm” là cùng ở trong rừng. “Oanh thước đồng lâm” là chuyện có một con chim khách nhỏ, trời tối lạc đàn trú tạm trong rừng. Không ngờ trong rừng có con chim hoàng oanh thấy chim khách sinh ra ác ý. Kẻ gieo phải quẻ này, chủ là kẻ tiểu nhân đố kỵ, có điềm “Việc làm không thành”.

Như vậy Quẻ Sơn Địa Bác có điềm “Việc làm không thành” thuộc nhóm quẻ xấu nhất kinh dịch. Quẻ Bác chỉ thời vận khó khăn, gian khổ, nhiều rủi ro. Là thời kỳ của kẻ tiểu nhân, nhiều điều tiêu cực, không phải là cơ hội cho việc hoàn thành sự nghiệp. Tuy nhiên thời vận có lợi hơn cho nữ giới, cho những kẻ xu thời. Không nên triển khai công việc mới, cố giữ như cũ là hơn vì mọi hi vọng đều không thành. Tài vận không có, dễ sinh hao tài tốn của. Xuất hành bất lợi dễ gặp nguy hiểm. Bệnh tật hiểm nghèo có khi nguy đến tính mạng, nhất là đối với người già. Kiện tụng bị thua thiệt, hao tốn tài sản. Thi cử khó đạt. Tình yêu nhiều kẻ dèm pha. Hôn nhân trắc trở, khó thành.

XEM THÊM:Quẻ 22 – Sơn Hỏa Bí

4. Ứng dụng của quẻ Sơn Địa Bác trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ Sơn Địa Bác trong đời sống hàng ngày
Ứng dụng của quẻ Sơn Địa Bác trong đời sống hàng ngày
  • Ước muốn: Sẽ không trở thành hiện thực được.
  • Hôn nhân: Không xứng đôi. Nếu vẫn kết hôn, người chồng sẽ chết trước tiên. Không thể tin tưởng hoàn toàn người mai mối hay người giới thiệu.
  • Tình yếu: Sẽ kết thúc trong bi kịch hoặc bị phía bên kia từ chối, thậm chí có thể bị xua đuổi.
  • Gia đạo: Gia cảnh sa sút. Thêm nữa, các thành viên trong gia đình và bà con còn lạnh nhạt với nhau. Phải nhẫn nại và im lặng chịu đựng gian khó lẫn cay đắng để gia đình giành lại được vận may.
  • Con cái: Không con, con cái yếu đuối và bệnh hoạn, bất đồng giữa cha mẹ và con cái. Thai nghén: con gái.
  • Vay vốn: Không thành công.
  • Kinh doanh: Thất bại và lỗ. Tốt nhất hãy rút lui và chờ thời cơ thích hợp.
  • Thị trường chứng khoán: Suy thoái.
  • Tuổi thọ\ Bệnh tật và đoản thọ: Phải biết chú trọng đến sự tư dưỡng.
  • Bệnh tật: Có thể gặp tử vong. Bệnh truyền qua đường sinh dục, chứng viêm phúc mạc, bệnh lao, các tật bệnh về phổi, và các bệnh liên quan đến đầu.
  • Chờ người: Sẽ không đến. Nếu có đến, người này sẽ mang lại rắc rối.
  • Tìm người: Người này đã đi bởi có sự thất bại, vấn nạn về tiền bạc, hay việc tình ái. Hãy tìm ở hướng đông bắc hoặc tây nam, trong vùng núi hay cạnh vùng sông nước nào đó; có thể sẽ không thể tìm được người này.
  • Vật bị mất: Đã bị mất cắp hay thất lạc. Sẽ không tìm lại được.
  • Du lịch: Có thể xảy ra rắc rối trên đường. Tốt nhất không nên tiếp tục.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Thất bại thảm hại hoặc nhục nhã.
  • Việc làm: Trong lúc này, vô phương hy vọng.
  • Thi cử: Điểm quá kém.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyến môn hay chỗ làm: Bất lợi. Không thuận lợi để xúc tiến kế hoạch.
  • Thời tiết: Thời tiết liên tục xấu.
  • Xem thế vận: hiện khó khăn, gian khổ. cần ẩn nhẫn chịu đựng.
  • Hy vọng: hiện tại không hy vọng.
  • Xem tài lộc: chưa có, gặp việc hao tổn.
  • Sự nghiệp: không thành, nên dừng lại.
  • Nhậm chức: khó thành.
  • Nghề nghiệp: không thành.
  • Tình yêu: không thuận, phía nam giới bị thiệt vì nữ giới.
  • Hôn nhân: trắc trở, không thành.
  • Đợi người: họ không tới.
  • Đi xa: không nên, nếu đi giữa đường gặp sự cố.
  • Pháp lý: bất lợi về mình.
  • Sự việc: khó khăn, vất vả.
  • Bệnh tật: bệnh nặng, khó qua với người già.
  • Thi cử: kết quả chưa đạt.
  • Mất của: của mất khó tìm.
  • Xem người ra đi: chuyến đi nguy hiểm đến bản thân. Đề phòng bất trắc.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa quẻ Sơn Địa Bác chi tiết nhất! Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: