Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, mọi người đều nô nức đi mua vàng, sắm lễ để cúng ông Thần Tài Thổ Địa. Đặc biệt ở miền Nam, người dân thường cúng cá lóc nướng kèm thêm. Vậy, tại sao lại cúng cá lóc nướng ngày Thần Tài? Đọc bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán để tìm được câu trả lời nhé!

1. Tại sao vía Thần Tài cúng cá lóc?

Cá lóc nướng cúng ông Thần Tài Thổ Địa phải là cá lóc nguyên con. Thường người dân không cạo vảy và không cắt đuôi. Điều này còn có ý nghĩa sâu xa hơn là để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên khi xưa còn nhiều thiếu thốn.

Người ta thường xiên cá lóc vào cây mía đã cạo vỏ rồi mang đi nướng. Cá nướng xong có mùi thơm đặc trưng, da không bị cháy, thịt không bị tróc là cá nướng ngon.

Ngoài ra, người dân tin rằng cá lóc sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc nên mọi người truyền tai nhau cúng cá lóc. Từ đó, cá lóc trở thành món không thể thiếu trong mâm lễ cúng ban Thần Tài.

2. Lưu ý khi cúng cá lóc vía Thần Tài

Khi cúng cá lóc nướng trong nhà vía Thần Tài cần lưu ý:

  • Cá lóc nên được giữ nguyên con
  • Không cạo vảy da cá lóc
  • Cá lóc nướng cần cẩn thận tránh trầy da
  • Cá lóc nướng có nhiều bụi than nên khi cúng xong cần lau dọn sạch sẽ bàn thờ Thần Tài
  • Cá thường có mùi thơm mà bàn thờ Thần Tài thường ở dưới đất, cần trông coi tránh sự xâm phạm của động vật như chó, mèo

3. Lễ vật khác khi cúng ngày vía Thần Tài

– Lễ vật

Các lễ vật cơ bản sau đây bạn cần chuẩn bị khi làm lễ cúng Thần Tài Thổ Địa:

  • Vàng mã, tiền lẻ
  • Đĩa quả tươi người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam quýt để cúng vì những quả này là những quả thần tài thổ địa thích và có ý nghĩa cát tường. Không nên cúng hoa quả giả trong ngày thần tài. Và nên bày theo số lẻ hoặc lựa chọn 5 loại quả khác nhau để cúng.
  • Lọ hoa tươi nên chọn loại hoa thơm, có nụ và không bị dập nát 
  • Bánh kẹo
  • Chén nước, chén rượu
  • Thuốc lá
  • Đĩa gạo, đĩa muối
  • Trầu cau tươi
  • Nhang thơm, nến cốc

Bộ tam sên

Bộ tam sên sẽ gồm một miếng thịt luộc nguyên khối, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm luộc hoặc 1 con cua. Lưu ý số lượng thịt, trứng, tôm, cua của bộ tam sên phải được dâng lên với số lẻ.

Mâm cỗ mặn và chay

Mâm cỗ mặn:

  • Thịt heo quay hoặc cá lóc.
  • Thịt vịt quay hoặc gà luộc.
  • Xôi nếp hoặc xôi gấc.
  • Giò lụa.
  • Chén chè đậu xanh.
  • Bánh bao

Mâm cỗ chay:

  • Bánh tét chay hoặc xôi.
  • Giò chay.
  • Chén chè đậu xanh.
  • Bánh bao chay

>> Xem thêm:Văn khấn ngày vía Thần Tài chính xác nhất

Trên đây là lời giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “tại sao cúng cá lóc nướng ngày Thần Tài?”. Chúc quý vị có một năm may mắn, buôn bán thuận lợi, tiền vào như nước. Và đừng quên theo dõi Thăng Long Đạo Quán để cập nhật những kiến thức về phong thủy bổ ích cho cuộc sống nhé!