Trung thu là Tết đoàn viên bởi cứ vào dịp này là tất cả con cái trong nhà khi đi làm ăn xa đều sẽ cố gắng về với gia đình. Mọi thành viên quây quần bên mâm cơm, cùng nhau ăn uống, ngắm trắng và chia sẻ với nhau những chuyện đã trải qua trong suốt thời gian qua. Vậy tại sao lại gọi Tết Trung Thu – Tết đoàn viên? Dịp Tết này nên tặng quà gì cho cha mẹ để mang tới nhiều ý nghĩa?

1. Tại sao lại gọi Trung Thu là Tết đoàn viên?

Tết Trung thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Mới đầu đây là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Thời điểm này thời tiết đã khá mát mẻ, dễ chịu.

Đồng thời theo quan niệm dân gian ngày xưa, đây cũng là thời điểm mà người nông dân vừa kết thúc mùa vụ. Vì vậy nó cũng là lúc để ăn mừng mùa màng bội thu, cảm tạ trời đất.

Tuy nhiên sau này Tết Trung thu trở thành Tết của trẻ em là chính. Đây là dịp để lũ trẻ vui chơi nhộn nhịp với những chiếc mặt nạ, rước đèn ông sao. Được hòa vào dòng người múa lân, múa rồng rồi được quây quần bên mâm ngũ quả và phá cỗ.

Ngoài ra đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình dù có làm ăn ở xa cũng sẽ cố gắng sắp xếp thời gian trở về bên gia đình. Đêm Trung Thu được cùng người thân phá cỗ dưới ánh trăng, tận hưởng không khí gia đình. Mọi người sẽ không còn vướng bận với những nỗi lo cơm áo gạo tiền hàng ngày nữa.

Có thể vì những lý do đó và với không khí vui tươi rộn ràng tiếng cười vui, những lời tâm tình, chia sẻ, thấu hiểu với nhau mà người ta gọi Trung Thu là Tết đoàn viên.

Xem thêm: Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 cần chuẩn bị những gì?

Tết Trung thu là tết đoàn viên
Tết Trung thu là tết đoàn viên

2. Tết Trung Thu đoàn viên cùng gia đình nên ăn bánh gì?

Cứ mỗi dịp Trung Thu về, mọi người đoàn viên, tụ hội với nhau thì lại cùng ngồi nhâm nhi tách trà nóng hổi với những chiếc bánh nướng, bánh dẻo. Sau đó cùng nhau ngắm trăng, chia sẻ về các vấn đề trong cuộc sống.

2.1. Bánh nướng

Bánh nướng là một trong hai loại bánh không thể thiếu mỗi dịp Tết Trung Thu đoàn viên cùng gia đình. Bánh vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trong chiều dài lịch sử giao thoa và tiếp thu có chọn lọc thì bánh nướng hiện nay đã có nhiều thay đổi rõ rệt phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng Việt.

Bánh được làm bằng bột mì, bên trong có nhân và được nướng trong nhiệt độ cao để tạo thành màu vàng sẫm. Nhân bánh trước kia thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xưởng. Nhưng hiện nay với sự sáng tạo và thay đổi khẩu vị của người Việt thì có rất nhiều loại nhân bánh nướng khác nhau. Bánh nướng Trung Thu phổ biến hiện nay được chia như sau:

  • Bánh trung thu có vị mặn thường có nhân như lạp xưởng, thịt lợn quay, trứng muối, thịt gà quay, giăm bông, thậm chí vi cá, yến sào…
  • Bánh trung thu có vị ngọt thường có nhân như đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen, lá dứa, xoài và nước cốt dừa, khoai môn, chocolate, trà xanh, phô mai, mè đen, nhân hoa quả nhiệt đới (kiwi, việt quất, nho đen, phúc tử bồn)…

Ngoài ra ngày nay bánh nướng không chỉ có hình tròn và vuông mà còn có rất nhiều hình dạng bắt mắt khác như hình con heo, con cá, hình hoa quả…

Trung thu đoàn viên không thể không thiếu bánh nước bánh dẻo
Trung thu đoàn viên không thể không thiếu bánh nước bánh dẻo

2.2. Bánh dẻo

Bánh dẻo là bánh luôn đi kèm với bánh nướng mỗi dịp Trung Thu về. Không như bánh nướng là loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bánh dẻo với nguồn gốc “made in Việt Nam”, được ra đời rất lâu trước đây đi cùng với bánh nướng với mong muốn cầu chúc cho mùa màng bội thu của người nông dân.

Bánh dẻo có màu trắng bởi nó không cần nướng qua lửa. Vỏ bánh được làm từ bột nếp rang xay mịn nhào quyện cùng nước đường, nước hoa bưởi. Nhân bánh thì cũng được làm với nhiều nguyên liệu khác nhau và cũng được làm chín từ trước.

Hiện nay hình dạng và nhân bánh dẻo rất đa dạng,tùy theo nguyên liệu sẵn có, theo sở thích và thói quen ẩm thực của người làm bánh. Một số loại nhân bánh dẻo phổ biến hiện nay:

  • Nhân đậu xanh và đường kính trắng
  • Nhân đậu xanh và bột trà xanh
  • Nhân đậu xanh và lòng đỏ trứng vịt muối
  • Nhân đậu xanh và hạt sen
  • Nhân thập cẩm với lạp xưởng, mứt bí, hạt bí, hạt dưa, vừng trắng, mỡ đường (mỡ gáy lợn luộc sơ thái nhỏ và ướp đường với tỉ lệ 1:1 cho săn lại), lá chanh)
  • Nhân cốm và dừa bào sợi
  • Nhân đậu đỏ hạt sen
  • Nhân tôm thịt
  • Nhân xoài và nước cốt dừa
  • Nhân khoai môn
  • Nhân chocolate

Tuy nhiên vào vài năm gần đây người Việt đang có xu hướng quay lại với những chiếc bánh mang vị truyền thống. Trong đó, bánh nướng nhân thập cẩm gồm dăm bông, thịt quay, dừa, hạt sen, lá chanh, hạt dưa, bí đao. Bánh dẻo làm từ bột nếp trắng trộn với đường và nước hoa bưởi thơm cùng nhân hạt sen hoặc đậu xanh xay mịn.

Còn gì tuyệt vời hơn là ăn bánh dẻo, thưởng trà đón trăng vào dịp rằm tháng 8 Trung thu
Còn gì tuyệt vời hơn là ăn bánh dẻo, thưởng trà đón trăng vào dịp rằm tháng 8 Trung thu

3. Các phong tục đón Tết Trung Thu của người Việt

Trung thu là tết đoàn viên, đây là một trong những thời điểm vui vẻ nhất năm bên cạnh Tết cổ truyền, người Việt thường tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mừng ngày này. Cụ thể như sau:

  • Rước đèn trung thu: Đủ các loại đèn với các hình thù khác nhau, ông sao, đèn kéo quân, đèn cá chép,… được nhiều người, nhất là trẻ nhỏ rước trên đường phố, trông thật vui tươi và nhộn nhịp.
  • Trông trăng ngày Trung Thu: Chờ trăng lên cao, tròn và đẹp nhất năm để tận hưởng khoảnh khắc bình yên với người thân yêu thì còn gì thú vị bằng?
  • Phá cỗ: Người Việt thường chuẩn bị một mâm ngũ quả để dâng lên gia tiên, thần linh. Một mâm cỗ thường có hoa quả, bánh kẹo, bánh trung thu rất đẹp mắt. Đợi khi trăng tròn nhất, người ta sẽ quây quần và phá cỗ dưới ánh trăng.
  • Múa lân: Là bộ môn nghệ thuật trong nhiều dịp lễ hội, bao gồm cả Trung Thu. Múa lân vào này là để hy vọng những điều may mắn, hạnh phúc sẽ đến với gia đình.

4. Trung thu đoàn viên cùng cha mẹ nên tặng quà gì?

Trung Thu là Tết đoàn viên con cái sẽ quây quần bên cha mẹ và gửi đến đấng sinh thành những câu chúc, món quà đầy ý nghĩa. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn vào dịp lễ này:

  • Một bó hoa tươi: Hoa hồng, hoa lan, hoa hướng dương, hoa cẩm tú cầu, hoa sen… Đây đều là các loại hoa mang ý nghĩa may mắn, thể hiện tình yêu, lòng tôn kính và là lời cảm ơn đến cha mẹ.
  • Các thực phẩm chức năng, tốt cho sức khỏe: Đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, yến sào, ghế mát xa, thiết bị đo huyết áp… Những đồ vật, thực phẩm này sẽ giúp cha mẹ có sức khỏe tốt hơn, kiểm tra và có cuộc sống thư giãn hơn mỗi ngày.
  • Một bộ quần áo mới: Bạn có thể lựa chọn những bộ đồ được làm từ chất liệu vải mềm mại cho mẹ hoặc những chiếc áo sơ mi tươm tất cho cha. Cần lựa chọn khéo léo và tinh tế, chú ý tới độ tuổi, sở thích, kiểu dáng mà cha mẹ bạn hay sử dụng để lựa chọn những bộ quần áo phù hợp.
  • Trang sức, phụ kiện: nhẫn, đồng hồ, vòng tay, hoa tai hay đơn giản hơn là cà vạt, khăn tay, một chiếc mũ…
  • Một chuyến du lịch cho cả gia đình: Như vậy sẽ giúp mọi người thêm yêu thương, gắn kết và thấu hiểu nhau hơn.

Hãy quan sát xem bố mẹ của mình thích gì, nên lựa chọn một cách tinh tế thì khi nhận được quà tặng cha mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Nên chính tay lựa chọn từ số tiền mà mình dành dụm thì dù món quà lớn hay nhỏ cũng sẽ chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn.

Nếu điều kiện kinh tế của bạn eo hẹp thì chỉ cần gửi đến cha mẹ những lời nhắn nhủ yêu thương. Hay cùng với cha mẹ vào bếp nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, đi chùa cầu an. Những việc làm nhỏ ấy chắc chắn sẽ khiến cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc hơn những món quà xa xỉ, đắt tiền.

5. Lời chút Tết đoàn viên tới người thân

Tất nhiên dịp Trung Thu là Tết đoàn viên này thì không thể thiếu những lời chúc dành cho những người thân yêu. Tham khảo ngay những lời ý nghĩa dưới đây để dành tặng gia đình:

  • Lời chúc dành cho ông bà: Nhân dịp Tết Trung thu, cháu chúc ông bà luôn luôn mạnh khỏe, phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn. Chúc ông bà có ngày Tết đoàn viên hạnh phúc, sum vầy bên con cháu ạ!
  • Lời chúc dành cho cha mẹ: Con chúc ba mẹ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. Con sẽ phấn đấu hơn nữa học tập/ làm việc. Vì vậy, ba mẹ hãy yên tâm và luôn bên chúng con nhé!
  • Lời chúc dành cho anh/ chị: Em chúc anh chị có một cái Tết Trung thu thật ý nghĩa và vui vẻ nha!

Hy vọng với những thông tin bên trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về câu nói Tết Trung Thu là Tết đoàn viên. Chúc cho gia đình bạn đón một ngày lễ sắp tới vui vẻ, hạnh phúc. Hãy thường xuyên theo dõi website và đặc biệt là chuyên mục Phong tục Việt để hiểu hơn về văn hóa truyền thống Việt Nam.

Bạn cũng có thể cài đặt ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Việc này sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức phong thủy hàng ngày. Ngoài ra còn có thể sử dụng các công cụ hoàn toàn miễn phí, mọi lúc mọi nơi. Cài đặt ứng dụng phù hợp với điện thoại mình tại đây:

Các bài viết khác liên quan: