Cúng tất niên cuối năm là một phong tục tập quán lâu đời của người dân Việt. Đây là dịp để mọi thành viên trong gia đình dù đi làm ăn xa cũng quay về, quây quần bên người thân. Nhưng hiện nay rất ít người hiểu rõ được ý nghĩa, phong tục của buổi lễ cuối năm này. Hãy cùng Thăng Long đạo quán tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tất niên là gì?

Tất niên theo nghĩa Hán Việt Tất có nghĩa là hoàn thành, xong, kết thúc; Niên có nghĩa là năm. Vậy ta có thể hiểu là kết thúc một năm cũ và bước sang một năm mới. Buổi tiệc này là dịp các thành viên trong gia đình quây quần, tụ họp với nhau bên mâm cơm cuối năm. Tùy theo từng vùng miền và phong tục từng nơi mà bữa tiệc này có thể mời thêm bạn bè, người thân của gia chủ.

Thông thường người ta sẽ làm lễ cúng tât niên vào ngày 29, 30 Tết âm lịch. Vì nó được coi là một nghi thức để đón Tết Nguyên đán mỗi năm. Năm nay ngày 29, 30 âm lịch sẽ trùng với ngày 10 – 11/2 dương lịch. Hoặc có nhiều gia đình có thể tổ chức làm lễ sớm hơn.

Cúng tất niên cuối năm

2. Ý nghĩa tất niên cuối năm

Vào ngày cuối cùng của năm mới, mỗi gia đình sẽ làm một mâm cơm để dâng lên các vị thần linh, gia tiên của nhà mình. Cảm ơn các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho gia đình khỏi những điều xui xẻo, thể hiện lòng hiếu thảo, nhớ thương đến người đã mất trong gia đình. Mâm lễ cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, sang trọng nhưng phải thể hiện được lòng thành tâm của gia chủ.

Đồng thời đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp lại với nhau, kể cho nhau nghe những chuyện đã xảy ra trong năm qua. Mọi người sẽ ngồi lại với nhau tổng kết những việc mình đã đạt được và những chuyện vui buồn đã xảy ra trong gia đình. Từ đó chào đón một năm mới, rũ bỏ những muộn phiền, những điều không may mắn của năm cũ và chào đón một năm mới.

3. Phong tục cúng tất niên ở 3 miền

Sau một năm làm ăn vất vả, mọi người sẽ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị lễ cúng Tất niên và chuẩn bị đón Tết sắp tới. Ở mỗi một vùng miền khác nhau sẽ có mâm cỗ và phong tục cúng ngày cuối năm khác nhau.

3.1. Cúng tất niên vào ngày nào, giờ nào?

Theo quan niệm xưa thì lễ cúng tất niên thường được tiến hành vào chiều hoặc tối ngày 30 Tết. Nhưng hiện nay nhiều gia đình tổ chức sớm hơn từ ngày 29 để các thành viên trong gia đình có thể tụ họp được đông đủ. Vì vậy nên lễ cúng sẽ phụ thuộc vào công việc của các thành viên trong gia đình. Và chỉ cần bày tỏ lòng thành tâm đến các vị thần linh và gia tiên là được, không cần quá quan trọng trong việc chọn ngày giờ.

Tuy nhiên nếu bạn muốn ngày lễ cuối năm được diễn ra trọn vẹn và tốt nhất thì có thể thực hiện vào 2 ngày 29, 30 Tết. Thời gian tốt để thực hiện đó là:

  • Ngày 29 Tết tức ngày 10/2/2021: Giờ tốt là Mão, Thân, Tuất
  • Ngày 30 Tết tức ngày 11.2.2021: Giờ Hoàng đạo là Thìn, Mùi, Tuất

Ngoài ra để xem ngày giờ cúng cuối năm khác bạn có thể xem miễn phí tại công cụ: Xem ngày giờ tốt – xấu

tất niên la gi

3.2. Mâm cỗ cúng tất niên gồm những gì?

Ngày xưa mâm cỗ cúng tất niên thường gồm 2 mâm, 1 mâm trong nhà và 1 mâm ngoài trời. Nhưng hiện nay để đơn giản các thủ tục thờ cúng mà vẫn thể hiện được lòng thành kính của gia chủ đến các vị thần linh, tổ tiên người ta chỉ cúng 1 mâm cỗ. Mỗi mâm lễ ở các vùng miền đều có sự khác nhau như sau:

Miền BắcMiền TrungMiền Nam
Gà luộc

Bánh chưng

Xôi đỗ hoặc xôi gấc

Giò lụa hoặc giò xào

Canh măng hầm móng giò hoặc canh miến nấu lòng gà

Đĩa xào thập cẩm

Nộm

Canh mọc hoặc canh bóng

Thịt đông

Nem rán

Dưa hành

Gà luộc

Bánh chưng hoặc bánh tét

Xôi

Giò lụa

Gỏi gà bóp rau răm

Thịt heo luộc

Canh măng khô

Canh miến

Cá chiên hoặc kho mặn

Thịt đông

Thịt kho mật mía hoặc rim mật

Giá chua

Chả ram (nem rán)

Dưa hành, củ kiệu ngâm mắm

Gà luộc

Bánh tét

Xôi

Chả giò

Thịt heo luộc hoặc quay

Canh măng tươi

Canh khổ qua nhồi thịt

Thịt kho hột vịt

Gỏi tôm thịt

Chả ram (nem rán)

Củ kiệu

Xem thêm: Cúng tất niên gồm những món gì? Và nên tránh những món gì?

tất niên

4. Những lưu ý khi cúng tất niên cuối năm

Để mâm ngày tất niên cuối năm được diễn ra tốt đẹp thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Hiện nay mâm cỗ đã được tối giản đi rất nhiều. Và tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình mà có thể xuất hiện nhiều món khác nhu. Nên bạn có thể biến tấu các món ăn phù hợp với khẩu vị của cá thành viên trong gia đình.
  • Ngoài những món ăn trên thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm những lễ vật khác như hoa quả tươi, trầu cau, rượu, nước và một chút vàng mã.
  • Khi cúng hoa quả lễ cuối năm thì phải lựa chọn quả đẹp, tươi. Không được cúng hoa quả giả, bằng nhựa.
  • Khi cúng phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự
  • Khi cúng đọc văn khấn không được quá to hoặc quá nhỏ.
  • Không được có tiếng ồn, đùa giỡn khi đang thắp hương và đổ vỡ khi đang cúng lẫn trong bữa ăn.

Hy vọng những thông tin bên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày tất niên. Chúc bạn đón ngày tất niên cuối năm sắp tới vui vẻ bên người thân và bạn bè của mình. Hãy thường xuyên theo dõi website Thăng Long đạo quán để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Để giúp cho bạn đọc của Thăng Long đạo quán cập nhật các thông tin về phong thủy nhanh và dễ dàng hơn. Chúng tôi đã cho ra mắt ứng dụng trên điện thoại di động. Khi sử dụng ứng dụng bạn sẽ không mất bất kỳ chi phí nào mà có thể xem được phong thủy nhà ở, cách cải vận bổ khuyết giúp cho cuộc sống, tình duyên, cuộc đời tốt hơn. Tải và đăng ký ứng dụng phù hợp với điện thoại của mình tại đây: