Dân gian thường quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn – tháng của ma quỷ. Vào tháng này, ma quỷ sẽ được tự do đi lại trên trần gian, quấy phá cuộc sống của con người và làm chúng ta dễ gặp chuyện xui xẻo. Vậy quan niệm về tháng cô hồn trong Phật giáo như thế nào? Hãy cùng giải đáp qua bài viết sau của Thăng Long Đạo Quán.
1. Quan niệm tháng cô hồn trong Phật giáo
Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tháng 7 âm lịch không phải là tháng cô hồn mà chỉ có tục cúng cô hồn trong tháng 7. Nó gắn liền với câu chuyện liên quan đến ông A Nan Đà với một con quỷ miệng lửa.
Vào một buổi tối, A Nan Đà đang ngồi trong tịnh thất thì thấy có một con quỷ khô gầy, cổ nhỏ, miệng nhả ra lửa bước vào. Con quỷ này cho ông biết, 3 ngày sau A Nan Đà sẽ chết và biến thành con quỷ y hệt như nó. Do lo sợ nên A Nan Đà đã nhờ con quỷ chỉ cách thoát khỏi nạn này.
Con quỷ nói rằng A Nan Đà phải thí cho bọn quỷ mỗi đứa một hộc thức ăn, đồng thời phải soạn lễ cúng dường Tam bảo thì tuổi thọ của ông mới tăng, còn bọn quỷ sẽ được siêu sinh lên trời.
Sau đó, A Nan Đà kể chuyện này với Đức Phật. Đức Phật bèn chỉ cách cho ông tụng bài chú “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni” trong lễ cúng. A Nan Đà làm theo và được sống lâu hơn.
Từ đó, tục cúng cô hồn được bắt đầu. Sau này, tục cúng cô hồn được hiểu rộng hơn là xá tội vong nhân, tức là cầu cho các linh hồn được siêu thoát và cúng thí cho những vong hồn lang thang để tạo phước.
Chính vì tháng 7 là tháng chúng ta cần tạo phước nhiều hơn nên đây được xem là tháng tốt trong Phật giáo, không cần kiêng đi lại, mua bán hoặc kiêng làm những việc quan trọng như dân gian thường nghĩ.
Xem thêm: Tháng cô hồn làm gì để may mắn
2. Ý nghĩa của tháng 7 âm lịch trong Phật giáo
Trong Phật giáo, tháng 7 là tháng báo hiếu, gắn liền với lễ Vu Lan (diễn ra vào 15/7 âm lịch). Lễ này xuất phát từ sự tích Bồ Tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Cứ hàng năm, Vu Lan trở thành dịp lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch, nhắc nhở mỗi người hướng về cội nguồn, báo hiếu ông bà, cha mẹ, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn, đáp nghĩa của dân tộc.
Ngoài ra, tháng 7 âm còn gắn liền với lễ xá tội vong nhân (diễn ra vào 15/7 âm lịch), thể hiện lòng kính trọng, vị tha của những người còn sống đối với người đã khuất.
Xem thêm: Tháng cô hồn kiêng gì?
Như vậy, bài viết trên Thăng Long Đạo Quán đã chia sẻ quan niệm tháng cô hồn và ý nghĩa của tháng 7 âm lịch trong Phật giáo. Để cập nhật nhanh các kiến thức về phong thủy, phong tục Việt Nam, gia chủ hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại.
Ngoài ra, ứng dụng này còn cung cấp các công cụ hữu ích khác như luận giải lá số Bát tự/ Tử vi, xem ngày tốt – xấu, xem tuổi, xem bát trạch…Cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại tại đây: