Quẻ Thiên Thủy Tụng là quẻ số 6 trong tổng số 64 quẻ Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ Hung hay Cát? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và ứng dụng của quẻ Thiên Thủy Tụng vào đời sống hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Quẻ Thiên Thủy Tụng là gì?
Quẻ Thiên Thủy Tụng còn gọi là quẻ Tụng 訟 (sõng), là quẻ thứ 06 trong Kinh Dịch.
- Nội quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm hay Nước (水).
- Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qiàn) Càn hay Trời (天).
Phục Hy ghi: Nhu giả ẩm thực chi đạo dã, ẩm thực tất hữu tụng, cố thụ chi dĩ tụng.
XEM THÊM: Quẻ Kinh Dịch là gì?
2. Luận giải ý nghĩa quẻ Thiên Thủy Tụng
2.1. Thoán Từ
Tụng, hữu phu, trất, dịch, Trung, Kiết, chung hung,
lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.
訟,有 孚,窒,惕,中,吉,終,凶。
利 見 大 人,不 利 涉 大 川。
(Trất 窒, là lấp, là oan ức; Dịch 惕, là lo sợ, “hữu phu”, là ngay thật.) Có kẻ lòng thành thật, lại bị đè nén, không cho nói lên cái lẽ phải của mình, nên tức giận đem ra công lý xin phán xét lại, đó là gốc của sự tranh tụng. Đây, là một sự tranh giành về lẽ phải mà hai bên không đồng. Khởi đầu là sự tranh giành của con người Nhị Nguyên về sự Nhục Vinh, Phải Quấy, Lợi Hại… mà ai cũng cho rằng mình có lý. Cho nên, cần phải tìm ra một bậc Thánh Nhất Nguyên (gọi là “lợi Kiến Đại nhân) đứng ra hòa giải.
2.2. Đại Tượng
Thiên dự thủy vi hành: Tụng.
天 與 水 為 行。訟。
Quân tử dĩ tác sự mưu thỉ.
君 子 以 作 事 謀 始。
Trời trên cao, Nước dưới thấp đi ngược chiều với nhau: trên thăng, dưới giáng, âm dương không bao giờ gặp nhau, đó là tượng quẻ Tụng. Người Quân tử noi theo đó mà tìm cho ra nguyên do đầu tiên đã khiến cho thiên hạ luôn luôn ly cách.
Nguyên nhân đầu tiên gây ra sự nhận thức sai lầm khiến cho người người ly cách, chia rẽ làm hai khối khác nhau và thù địch nhau, trước còn tranh luận, sau đi đến chiến tranh, là nhận thức Nhị Nguyên, nguồn gốc chiến tranh. Chỉ có bậc Thánh nhân Nhất Nguyên mới biết rõ lẽ Thị Phi, Vinh Nhục, Thiện Ác, Lợi Hại… mới có thể đứng làm trung gian để hòa giải.
Nếu may mà gặp được bậc Đại nhân này, họ sẽ nói với ta thế nào? Họ sẽ nói: Vũ trụ vạn vật là một bãi Chiến trường, trên đấy trỗi lên một bản Tình ca bất tận”! Tại sao gọi là “bãi chiến trường”? Là bởi Âm Dương thăng giáng bất giao… cọ xát nhau mãi… như luôn luôn chống đối nhau!
Dịch, như ta đã biết, được tượng bằng cái đồ Thái cực gồm cả lưỡng nghi, tứ tượng… Tuy gọi là lưỡng nghi, là Âm với Dương, nhưng Âm Dương tuy thấy là Hai mà là Một vì chúng không bao giờ tách rời ra mà đơn phương tồn tại! Quẻ Tụng đã nói cái Chân lý Nhất Nguyên Lưỡng cực đó.
XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!
2.3. Tiểu Tượng
2.3.1. Hào Sơ Lục
Bất vĩnh sở sự, tiểu hữu ngôn, chung kiết.
初 六:不 永 所 事,小 有 言,終 吉。
Tượng viết:
Bất vĩnh sở sự, tụng bất khả trường dã.
Tuy tiểu hữu ngôn, kỳ biện minh dã.
象 曰:不 永 所 事,訟 不 可 長 也。
唯 小 有 言,其 辯 明 也。
Sơ lục, là hào âm, bất chính (vì âm cư dương vị), nên bản tánh nhu nhược; nhưng vì có được Cửu tứ tiếp ứng, nên ỷ có thế dựa bên trên. Bởi thế, hào từ có lời răn đe: tài sức còn yếu, dù được có trên tiếp ứng, tốt hơn nếu liệu lấy sức mình, càng chấm dứt sự ỷ lại sớm chừng nào hay chừng nấy, miễn được vô sự là hay, dù có bị lời mai mỉa (tiểu hữu ngôn 小 有 言), vậy mà rốt cuộc được tốt (chung kiết 終 吉).
2.3.2. Hào Cửu Nhị
Bất khắc tụng, qui nhi bô,
kỳ ấp nhân, tam bách hộ, vô sảnh.
九 二 :不 克 訟,歸 而 逋,
其 邑 人 三 百 戶,無 眚。
Tại sao hào Cửu Nhị không kiện Cửu Ngũ, cả hai đều là dương cả, đều đắc trung đắc chính cả, nhưng bởi Nhị thấy mình là phận dưới, không sao địch nổi với Ngũ, nên tránh đi là hay (qui nhi bô). Bởi vậy, Cửu Nhị sáng suốt, nhượng bộ, không tranh với Cửu Ngũ, dù sao Cửu Ngũ đang ở thế thượng (thượng Kiền) còn mình ở thế hạ phong (hạ Khảm).
Thời Vua Lê Chúa Trịnh, Nguyễn Hoàng đành nhượng bộ Trịnh Kiểm… là sáng suốt; đúng ở vào cái thế của quẻ Tụng “thượng Kiền” “hạ Khảm”. Chúa Nguyễn bỏ Bắc mà vào Nam, tức làm cuộc Nam tiến, đúng với thể quẻ Tụng này!
2.3.3. Hào Lục Tam
Thực cựu đức, trinh lệ, chung kiết.
Hoặc tùng vương sự, vô thành.
六 三:食 舊 德,貞 厲,終 吉。
或 從 王 事,無 成。
Tượng viết:
Thực cựu đức, tùng thượng, kiết dã.
象 曰:食 舊 德,從 上,吉 也。
Lục Tam là âm nhu mà ở vị cương, không thể đủ cương nghị đi tranh tụng với ai cả. Biết thế, nên Lục Tam an phận thủ thường, cứ ăn nhờ ở đậu chỗ cũ của mình thôi. Nhưng ở thời Tụng, dù mình không đi kiện ai, nhưng Tam ngai ngái lo sợ, vì ở trên tiếp ứng có anh Thượng cửu là người bất trung bất chính rất ưa kiện tụng, có thể ảnh bắt Tam phải theo phe ảnh đi kiện kẻ khác, mà anh là phận làm tôi, đâu dám cãi lệnh! Có bị bắt buộc thì làm, nhưng đừng cầu cho việc ấy thành công (hoặc tùng vương sự, vô thành) nghĩa là không nên cộng tác với họ, thì tốt (kiết 吉).
2.3.4. Hào Cửu Tứ
Bất Khắc Tụng, phục tự mạng, du, an trinh, kiết.
九 四:不 克 訟,復 自 命,渝,安,貞,吉。
Hào Cửu Tứ, không đi kiện, biết theo Mạng thì đổi dữ ra lành. Biết an với lòng trinh chính của mình, thì tốt. Toàn quẻ, chỉ có hào này là chủ não.
Cửu Tứ, là dương cương ở thể Kiền, bất trung bất chính, nên là người ưa đi kiện cáo. Nhưng, hoàn cảnh không thuận, vì trên là Cửu Ngũ, ở địa vị chí tôn lại đắc trung đắc chính, Tứ đâu dám tranh luận, còn bên dưới là Tam nhu thuận nên rất sợ Tứ đâu dám tranh luận với Tứ. Sơ, thì chính ứng với Tứ nên cùng phe, không có sự tranh luận. Ngó chung quanh không có ai chống đối mình thì kiện ai bây giờ? Chỉ còn có Nhị cũng dương cương như Tứ, có thể kiện nhau được lắm, có điều là Nhị đắc trung đắc chính, một người quân tử và sáng suốt đâu có việc đi thưa kiện ai. Vậy, Tứ cần theo Nhị mà đừng đi kiện cáo ai tất cả, là hay nhất. Nên mới có câu: “bất khắc tụng” (không đi kiện tụng với ai cả!).
Bây giờ chỉ còn một nước chót, là nên bình tâm hạ khí, lắng nghe nơi mình lời nói của Chân tâm mà Dịch gọi là Mạng (phục tức Mạng). Thánh nhân tác Dịch, thấy Tứ như thế, mong Tứ biến hóa khí chất nhị nguyên ham tranh luận của mình để trở về với Thiên Mạng, nên mới có lời khen: “du an trinh”, nghĩa là đừng để mất cái thiên chân của mình (bất thất dã).
2.3.5. Hào Cửu Ngũ
Tụng, nguyên kiết.
九 五:訟,元 吉。
Tượng viết:
Tụng, nguyên kiết, dĩ Trung Chính dã.
象 曰:訟,元 吉。以 中 正 也。
Hào này, là hào tốt nhất của thời Tụng (thời hắc ám). Cửu Ngũ, là hào đắc trung đắc chính, tượng một bậc cầm quyền tư pháp rất công minh chính trực lại rất sành về việc xử án, nên những kẻ bị oan ức sẽ được minh oan, người dân lương thiện cảm thấy được sống an toàn bảo đảm chẳng còn sợ bức hiếp nữa. Thật là đại phúc cho người người trong thiên hạ không biết chừng nào!
“Tụng”, mà được “nguyên Kiết”, là nhờ ở lòng Trung chính của bậc cầm cân công lý và đủ quyền hành như bậc chí tôn. Bao Công là hào Cửu Ngũ này! Vì là người được Vua ban Kiếm thượng phương: “tiên đả hôn quân, hậu đã loạn thần”, “chí công vô tư”.
2.3.6. Hào Thượng Cửu
Hoặc tích chi bàn đái, chung triêu tam trị chi.
上 九:或 錫 之 鞶 帶,終 朝 三 褫 之。
Tượng viết:
Dĩ tụng thụ phục, diệc bất túc kính dã.
象 曰:以 訟 受 服,亦 不 足 敬 也。
Hào Thượng cửu là Dương đức cao nhất của quẻ ngoại Kiền và cũng là trên hết quẻ Tụng. Đây là kẻ bất chính bất trung (dương cư âm), một kẻ thích làm những công việc về kiện tụng, có lẽ cũng là kẻ lấy việc kiện tụng làm nghề sinh nhai, nên được người ta ban cho áo mũ và đai da, để được vào ra cửa công tự do, nhưng chỉ có một buổi sớm mai mà bị người lột đến 3 lần (chung triêu tam trị chi).
Thánh nhân không ưa hạng người lấy nghề độc ác này là nghề chính thức, nên mới có nói “dĩ tụng thụ phục, diệc bất túc kính dã” (một cái nghề mà không ai nể cả).
Đọc suốt quẻ Tụng, từ Sơ đến Lục, ta thấy chung quy chỉ có 2 chữ “chung hung”. Kiện cáo là điều rất xấu xa, kẻ thất kiện như người được kiện đều “hung” cả. Chỉ có một hào Cứu tinh của thời Tụng, là hào Cửu Ngũ mà thôi, vì đây là một ánh sáng tuyệt vời trong cõi đời mịt mù đen tối này!
3. Quẻ Thiên Thủy Tụng là quẻ HUNG hay CÁT?
“Tụng” có nghĩa là tranh cãi trong tòa để giành thắng kiện, vì thế có hình tượng hai người tranh đường. “Nhị nhân” có nghĩa là hai người, “Lộ” là đường. “Hai người tranh đường” là chuyện trên con đường nhỏ thậm chí rất hẹp, hai kẻ đi ngược chiều, ai cũng muốn tranh đi trước, không chịu nhường đường. Gieo phải quẻ này là điềm “Việc làm không thuận”.
Như vậy Quẻ Thiên Thủy Tụng có điềm “Việc làm không thuận” là quẻ xấu trong kinh dịch. Tình thế không hay, chớ tranh việc không đâu, mọi việc khó thành, cầu tài phí sức. Kiện tụng để phân đúng sai. Theo kiện là việc hung. Thắng kiện là mầm tai họa. Quẻ Tụng chỉ thời kỳ khó khăn, nhiều mâu thuẫn, lòng người dễ bất hòa, khó hợp tác. Thời cuộc hay phát sinh tranh chấp, nhiều bất trắc, cần đề phòng trong mọi việc. Sự nghiệp khó thành đạt, trừ khi có chỗ dựa là những người có quyền thế và có tín nhiệm. Tài vận không đến, kinh doanh thất thoát, dễ bị lừa đảo, dễ bị cướp đoạt, tốt nhất là nên giữ mình. Xuất hành bất lợi, dễ gặp rủi ro. Kiện tụng kéo dài, khó thắng, nên hòa giải ngay từ đầu thì hơn. Bệnh tật để kéo dài, chẩn đoán sai, dễ bị bệnh do ăn uống cẩu thả. Thi cử khó đạt. Tình yêu và hôn nhân không thuận, khó thành. Đã thành thì tính nết trái nhau, hay cãi nhau, dễ tan vỡ.
XEM THÊM:Quẻ 5 – Thủy Thiên Nhu
4. Ứng dụng của quẻ Thiên Thủy Tụng trong đời sống hàng ngày
- Ước muốn: Không thể thành.
- Hôn nhân: Không thuận lợi hay tốt đẹp. Hơn nữa, sẽ không thành công.
- Tình yêu: Phía bên kia chưa đủ thành thực. Sẽ kết thúc trong thất bại.
- Gia đạo: Những người trong gia đình đang lúc khó chịu, bất phục tùng; phải tăng cường các mối quan hệ hỗ tương.
- Con cái: Xung đột tư tưởng và ý kiến giữa cha và con. Thai nghén: con trai.
- Vay vốn: Cực kỳ khó khăn.
- Kinh doanh: Xử lý không thích đáng, dẫn đến tổn thất.
- Thị trường chứng khoán: Tăng và giảm – không ổn định.
- Tuổi thọ: Nhiều bệnh tật và bị đoản thọ. Phải hết sức cẩn thận trong chăm sóc sức khỏe của mình.
- Bệnh tật: Nghiêm trọng, có nhiều chuyển biến và phức tạp. Những tật bệnh liên quan đến não, phổi, thận và hệ thống máu huyết.
- Chờ người: Sẽ không đến.
- Tìm người: Người này đi rồi vì bất đồng ý kiến, tranh cãi hay chống đối. Hãy tìm ở hướng bắc hoặc hướng tây bắc.
- Vật đã mất: Đã lọt vào tay của người khác. Không dễ gì tìm lại được.
- Du lịch: Nhiều trở ngại trên đường, sẽ không đến được nơi bạn muốn đến. Tốt nhất hãy từ bỏ hơn là cứ cố gắng đi tiếp.
- Kiện tụng và tranh chấp: Bất lợi. Tốt nhất hãy hòa giải.
- Việc làm: Sẽ không tìm được.
- Thi cử: Điểm rất thấp.
- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyền môn hay chỗ làm: Hoàn cảnh bất lợi. Không thể thành công được, do đó đừng xúc tiến.
- Thời tiết: Bất định và có thể thay đổi, trời âm u và mưa.
- Xem vận thế: suy giảm, dễ phạm sai lầm, không nên đua chen, cẩn trọng trong lời nói và hành động.
- Xem hy vọng: chưa có, nên thay đổi mục tiêu.
- Xem tài lộc: không có, không nên mong chờ.
- Xem sự nghiệp: Chưa có thời cơ.
- Xem nhậm chức: chưa thấy, nên kiên nhẫn chờ đợi.
- Xem nghề nghiệp: công việc hiện tại là tốt. Có khả năng chuyển nghề.
- Xem tình yêu: khó như ý.
- Xem hôn nhân: khó có duyên phận.
- Xem đợi người: không đến.
- Xem đi xa: không nên đi xa.
- Xem pháp lý: hòa giải thì hơn.
- Xem sự việc: có sự tranh chấp ngày càng tăng, nên hòa giải. Xem bệnh tật: dễ bị ngộ độc, có thể bị chẩn đoán sai.
- Xem thi cử: không đạt Xem mất của: không tìm được.
- Xem người ra đi: tức giận mà ra đi, có bất trắc.
5. Lời kết
Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Thiên Thủy Tụng vào mọi mặt của đời sống. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: