TOP 3 bài văn khấn cúng xe Rằm tháng 7 bạn nên biết

Cứ đến Rằm tháng 7 hàng năm là những gia đình có xe ô tô hoặc làm nghề lái xe đều chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để thực hiện cúng xe ô tô Rằm tháng 7. Nhưng rất ít người biết rằng muốn cúng xe được thuận lợi thì phải đọc đúng bài văn cúng. Vậy Văn khấn cúng xe Rằm tháng 7 nào là đúng? Có những lưu ý gì khi đọc văn khấn?

1. Ý nghĩa của việc cúng xe Rằm tháng 7

Theo quan niệm dân gian thì tháng 7 âm lịch hàng năm Diêm Vương sẽ mở cửa ngục để các vong hồn có thể tự do lên trần gian. Những vong hồn có người thân, được thờ cúng thì sẽ trở về thăm người thân, bạn bè của mình. Còn những vong hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng thì lang thang, vất vưởng ngoài đường.

Vậy nên vào tháng cô hồn mọi người sẽ rất cẩn trọng, vì mọi người sợ rằng những vong hồn có thể phá hoại, gây ra những điều xui xẻo. Nhất là với những người làm nghề lái xe, tham gia giao thông lại càng cẩn thận.

Để giảm đi những điều xui xẻo người ta thường chuẩn bị những lễ cúng xe Rằm tháng 7. Với mong muốn thần, linh các vong hồn chứng giám cho lòng thành của gia chủ. Hy vọng khi di chuyển trên đường được may mắn, an toàn, không xảy ra những chuyện va chạm đáng tiếc. Nếu gặp khó khăn thì sẽ được “người khuất mặt” dẫn đường, chỉ lối thoát khỏi những khó khăn.

Vậy để có buổi lễ hoàn chỉnh thì văn khấn cúng xe Rằm tháng 7 như thế nào mới đúng?

Xem thêm: Lễ cúng xe ô tô Rằm tháng 7 gồm những gì?

văn khấn cúng xe rằm tháng 7

2. Văn khấn cúng xe Rằm tháng 7

Dưới đây là 3 bài văn khấn cúng xe Rằm tháng 7 mà Thăng Long đạo quán sưu tầm được muốn gửi đến bạn đọc:

  • Bài 1

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương các vị chư Phật.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy các ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thổ Địa, các ngài Bản Gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh 

Con là:… Ngụ tại….

Hôm nay là ngày…

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng các phẩm vật, độ trì cho con là… cùng chiếc xe mang biển số… xuất hành bình an, làm ăn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài tài, cầu lợi đắc lợi.

Con xin tạ ơn!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

(Cúi lạy 3 lần)

  • Bài 2

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Hôm nay, Ngày … Tháng … Năm …

Tên họ người chủ cúng xe: …

Cung Thỉnh: Chư vị Thần Linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, các chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, các vong linh ở quanh đây.

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng các lễ vật phẩm vật, hộ trì cho con là…… và chiếc xe này mang biển số…….. xuất hành bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc cầu mong tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Con xin tạ ơn!!!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

(Cúi lạy 3 lần)

văn khấn cúng xe rằm tháng 7

  • Bài 3

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Địa chỉ: (đường… phường… quận… thành phố… Việt Nam).

Hôm nay: Ngày… tháng…năm…

Con tên là:…

Nhân dịp tháng cô hồn thì con sắm đồ cúng xe để thực hiện lễ cúng xe rằm tháng 7 dâng lên ông bà Tổ tiên, các đấng Thần linh, Thổ thần, vong linh quanh quẩn chưa siêu thoát.

Con xin mời các ngài về tham dự đầy đủ và hưởng lễ vật. Con cũng cầu xin các ngài phù hộ cho xe con thượng lộ bình an, làm ăn được tấn tài tấn lộc, thuận buồm xuôi gió, như ý.

Con xin tạ ơn các ngài!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

(Cúi lạy 3 lần)

3. Lưu ý khi đọc văn khấn cúng xe Rằm tháng 7

Khi đọc văn khấn cúng xe rằm tháng 7 bạn cần chú ý những điều sau đây:

  • Sau khi đọc xong bài cúng thì bạn nên rót 3 lần rượu, một lần trà và cúi lạy 3 lần. Như vậy sẽ giúp cho thần linh, các vong hồn chứng giám được lòng thành của gia đình.
  • Khi làm lễ thì phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không mặc áo rách, áo ba lỗ.
  • Khi làm lễ thì tâm cần thanh tịnh, không nghĩ lung tung, vì nó có thể ảnh hưởng tới lòng thành tâm của gia chủ.
  • Bài văn khấn khá ngắn bạn nên học thuộc, nếu không thể học thuộc thì nên chép ra giấy, sau đó hóa cùng vàng mã.
  • Đọc văn khấn không nên đọc quá to, chỉ nên đọc với âm lượng vừa đủ. Như vậy cũng có thể khiến cho thần linh, các vong hồn đứng gần chứng giám cho lòng thành của gia chủ.
  • Khi đọc văn khấn nên đọc đúng, đầy đủ thông tin của mình và biển số chiếc xe mà bạn dùng để di chuyển.

Trên đây là những thông tin để bạn có thể tiến hành buổi lễ cúng xe rằm tháng 7 thuận lợi. Nếu vẫn còn các câu hỏi cần giải đáp về phong thủy có thể gọi đến số hotline hoặc để lại Comment bên dưới.

Hoặc thường xuyên theo dõi website và tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Việc này sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức phong thủy mỗi ngày. Đồng thời sử dụng các công cụ lập lá số, xem ngày giờ tốt để xuất hành. Cài đặt ứng dụng phù hợp với điện thoại của mình tại đây:

Đánh giá post
Bài viết khác

Văn khấn đền phủ và #6 loại lễ cần biết khi đi khấn vái

Đi lễ đền chùa mỗi dịp lễ Tết hay vào ngày Rằm, mùng 1,… là phong tục của mỗi người dân Việt...

Văn khấn đền Thượng Ba Vì – Ngôi đền thiêng đã hơn 2000 năm tuổi

Du xuân đền Thượng Ba Vì là một thói quen của nguời dân Việt Nam. Người dân đến đây không chỉ để...

Văn khấn Đình làng và #6 loại lễ Thành Hoàng Làng cần biết

Văn khấn Đình làng như thế nào là đúng? Việc tìm cho mình một bài văn khấn Thành Hoàng làng ở đình phù...

Sự tích đền Bà Chúa Kho và cách xin lộc đền bà Chúa Kho chuẩn nhất

Đền Bà Chúa Kho là một ngôi đền linh thiêng thu hút đông đảo khách thập phương. Đặc biệt là những...

Văn khấn đền Thượng Lào Cai thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Đi đền, chùa đầu năm là nét đẹp truyền thống văn hóa ngàn đời nay của dân tộc ta. Những vị thần...

Văn khấn đền Tam Kỳ Hải Phòng – Địa điểm linh thiêng xứ Phượng đỏ

Đền Tam Kỳ là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng và nhận được hàng ngàn lượt chiêm bái của người dân...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
1900.3333