Trạch Sơn Hàm hay còn gọi là quẻ Hàm, là quẻ số 31 trong kinh dịch nó mang ý nghĩa là cảm dã, thụ cảm, cảm xúc, thọ nhân, cảm ứng, nghĩ đến, nghe thấy, xúc động, Nam nữ giao cảm chi tượng, tượng nam nữ có tình ý, tình yêu. Để hiểu hơn về Trạch Sơn Hàm hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu về nội dung này nhé.

1.Trạch Sơn Hàm là gì? 

Trạch Sơn Hàm hay còn gọi là Quẻ Trạch Sơn Hàm (quẻ hàm). Được xây dựng nhờ sự nghiên của của những tổ sư trong lĩnh vực tử vi kinh dịch. Qua thời gian và qua rất nhiều sự vun bồi giải nghĩa đúng sai trải qua cả một chặng đường dài hàng ngàn năm để có được kết quả như ngày hôm nay.

Trạch Sơn Hàm là gì?
Trạch Sơn Hàm là gì?

Trạch Sơn Hàm là quẻ vô cùng phức tạp, chính vì vậy mà để hiểu hết, hiểu sâu được quẻ này là điều rất khó, cho đến nay số lượng người hiểu được quẻ Trạch Sơn Hàm cũng như 64 quẻ kinh dịch rất hiếm.

Dưới đây là thông tin chi tiết của việc giải mã quẻ Trạch Sơn Hàm quý bạn đọc có thể tham khảo để hiểu hơn về Trạch Sơn Hàm. 

XEM THÊM:Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2. Giải mã quẻ Trạch Sơn Hàm

Việc giải mã quẻ Trạch Sơn Hàm được xây dựng và dựa trên cơ sở của kinh dịch cổ xưa để lại. Muốn biết được ý nghĩ của quẻ thì các chuyên gia phải xây dựng đồ hình. dựa vào đồ hình để đưa ra kết quả của quẻ bói. Cụ thể như sau.

Hàm có 2 ý nghĩa:

  • Hình nhi thượng học.
  • Hình nhi hạ học.

2.1. Hình nhi thượng học

  • Thượng Kinh: Khởi bằng hai quẻ Kiền và Khôn(Trời Đất).
  • Hạ Kinh: Khởi bằng hai quẻ Hàm và Hằng

2.2. Hình nhi hạ học

Ở quẻ Hàm, người con trai phải đứng thế hạ phong,phải đi cầu người con gái ở thế thượng phong. Nghĩa là, nếu muốn có sự tương cảm đầu tiên giữa nam nữ, người con trai phải nhún mình chiều chuộng người con gái, rồi từ đó mới có thể đi đến việc vợ chồng.

Nếu trái lại, người con gái mà đi cầu người con trai, là trái đạo Trời (Thiên chi Đạo).

Đây, chẳng phải là thói tục hay luật lệ do con người bày ra, mà chính là một định luật của Thiên Lý đã được ghi trên 2 bảng Hà đồ và Lạc thư (nhất là Hà đồ)

Không hẳn ở đâu, bất cứ ở gầm trời nào, đây là tâm lý chung của loài người và cả loài vật.

Quẻ Hàm, tượng người con trai đứng ở hạ quái, còn người con gái ở thượng quái.

Khi thành vợ chồng rồi, thì bấy giờ, tình thế đảo ngược lại, như ta thấy ở quẻ Hằng.

Sau hôn nhơn, người vợ phải chịu phục tùng người chồng vì bây giờ người vợ ở hạ quái, mà ông chồng ở bên trên.

Muốn được hạnh phúc trường cửu, phải thực hiện đúng theo đạo  Hằng “ Xuất giá  tòng phu” đâu phải nhơn vi mà là thiên lý!

2.3. Thoán từ

Hàm, hanh, lợi trinh, thú nữ kiết.

咸,亨,利 貞,取 女,吉。

2.4. Thoán truyện

Hàm cảm dã.

咸,感 也。

Nhu thượng nhi cương hạ,

nhị khí cảm ứng dĩ tương dữ,

chỉ nhi duyệt, nam hạ nữ

柔 上 而 剛 下,二 氣 感 應 以 相 與,

止 而 說,男 下 女。

Thị dĩ hanh lợi trinh, thú nữ, kiết dã.

是 以 亨 利 貞,取 女 吉 也。

Thiên địa cảm, nhi vạn vật hóa sinh,

天 地 感 而 萬 物 化 生

Thánh nhơn cảm nhơn tâm nhi thiên hạ hòa bình.

聖 人 感 人 心 而 天 下 和 平。

Quan kỳ sở cảm nhi thiên địa vạn vật

chi tình khả kiến hỉ!

觀 其 所 感 而 天 地 萬 物 之 情 可 見 矣。

Hàm, là Cảm (cảm tình)

Sự tương cảm không đâu thắm thiết bằng giữa đôi nam nữ thiếu niên. Sở dĩ tương cảm giữa đôi trai gái mà được sâu mạnh, là nhờ “nam hạ nữ” (người trai nhún mình trước người gái). Thượng là Nhu, Hạ là Cương (là nói đến quẻ trên là Đoài (thiếu nữ) và quẻ dưới là Cấn (thiếu nam), người nam trước đi cầu người nữ, chịu đứng dưới, mới gây được cảm tình của người nữ. 

Sự cảm ứng mà to lớn, là khí Dương hạ xuống giao tiếp với khí Âm, âm dương có giao cảm thì vạn vật mới được hóa sinh (Thiên Địa cảm, nhi vạn vật hóa sinh 天 地 而 萬 物 化 生). “Hóa” là nói về khí, còn “Sinh” là nói về hình. Khí hóa mà thành hình.

Bậc Thánh nhân sở dĩ cảm được thiên hạ, giống như Tình của Trời Đất đối với vạn vật, nghĩa là như khí dương bên trên hạ xuống để cảm với khí âm phía dưới! Chính là chỗ mà Lão Tử quả quyết: “ Đại giả nghi vi hạ ” (Kẻ lớn nên hạ mình).

2.5. Đại Tượng 

Sơn thượng hữu trạch: Hàm.

Quân tử dĩ “HƯ” thụ nhơn.

山 上 有 澤,咸 君 子 以 “虛” 受 人。

Trên núi có cái đầm, cái lợi của núi là chóp núi không lồi ra, mà hãm vô thành một cái đầm chứa nước. Người quân tử xem tượng ấy mà biến tâm mình thành cái “tâm hư” có thể chứa được tất cả mọi người trong thiên hạ, bất phân là kẻ hiền hay người ngu, kẻ thiện hay người ác! (quân tử dĩ “Hư” thụ nhơn 君 子 以虛 受 人。). Đây, là phần Hình nhi thượng.

Đúng  là  chỗ mà Lão Tử  bảo: “Thiện  giả,  ngô thiện chi; bất thiện giả, ngô diệc thiện chi. Tín giả ngô tín chi, bất tín giả ngô diệc tín chi!

Có chỗ cũng gọi là “Tâm Vũ Trụ”, cái Tâm chứa được tất cả thiên hạ vào trong: “ngô Tâm tiện thị Vũ trụ; Vũ trụ tiện thị ngô tâm” (Tâm ta là cả Vũ trụ, mà Vũ trụ cũng là Tâm của ta).

Đó là cái Tâm của quẻ Hàm, vì Hàm ở đây cũng có nghĩa là “bao hàm”. Bao hàm tất cả vạn vật, ôm chầm cả Vũ trụ Vạn vật.

2.6. Tiểu Tượng

Sơ Lục: Hàm kỳ mẫu 初 六:咸 其 拇。

Tượng viết: Hàm kỳ mẫu, chí tại ngoại dã.

象 曰:咸 其 拇,志 在 外 也。

Mẫu 拇 , là ngón chân cái. Hào từ mỗi hào được thủ tượng bằng thân người. Từ dưới lên trên, thì hào Sơ là ngón chân cái; hào Nhị, là bắp chân; hào Tam, là trái vế, hào Tứ, là ở lòng bụng; hào Ngũ là trên lưng; hào Thượng là miệng mép. 

Hào từ lên cao, thì sức hoạt động càng mạnh thêm lên.

Sơ Lục, “hàm kỳ mẫu” chỉ hơi động, chứ chưa động thật, như mới chuyển hơi hơi bằng ngón chơn cái, mới ngo ngoe một chút thôi… cho nên chưa nói được về việc làm kiết hung cả!

Tượng hào lại nói: “chí tại ngoại”, là Sơ được ứng với Tứ bên hào ngoài… chứ chưa hoạt động gì cả.

Lục Nhị: Hàm kỳ phì, hung, cư kiết.

六 二:咸 其 腓,凶,居 吉。

Hào Nhị, đến “bắp chơn” 腓 , người nóng tính muốn đi một cách vội vàng (chưa bước đi mà bắp thịt ở chơn đã máy động rồi).

Như thế là “hung” nếu Nhị vội vã đi tìm hào Ngũ. Xử sự như thế là hoàn toàn thiếu tâm lý. Vì kẻ nhỏ bé, địa vị kém mà đi đến kẻ cao trước, thành ra là người cầu cạnh quyền thế, là kẻ không biết tự trọng. Mình không tự trọng thì kẻ trên cũng xem thường xem khinh, làm gì có được một sự cộng tác chân thành? Càng treo giá ngọc, càng cao phẩm người, tâm lý người đời từ xưa đến nay đều vẫn thế!

Cho nên, đừng đến trước, mà phải biết “đợi”, lặng lẽ mà chờ kẻ trên đến cầu mình mới hay, nên hào từ mới căn dặn: “cư 居” nghĩa là ở một chỗ mà đợi người ta đến (cư kiết 居 吉). Ở mà chờ là “tốt”!

Sở dĩ Thánh nhơn căn dặn, nhắc nhở là vì biết Nhị là người có thể thống, biết tự trọng vì Nhị là “âm cư âm vị” lại “đắc trung đắc chánh”, bằng không thì chẳng bao giờ căn dặn, nhắc nhở… Theo lệ thường của Dịch, nếu đối với kẻ bất trung bất chánh, chẳng bao giờ có lời răn dạy. Có nhắc nhở, có bàn bạc là biết chắc là người đứng đắn, trang nghiêm, quân tử!

Cửu Tam: Hàm kỳ cổ, chấp kỳ tùy, vãng lẫn.

九 三:咸 其 股,執 其 隨,往 吝。

Tượng viết: Hàm kỳ cổ, diệc bất xử dã,

chí tại tùy nhơn, sở chấp hạ dã.

象 曰:咸 其 股,亦 不 處 也,志 在 隨 人,所 執 下 也。

(“Cổ 股”) là trái bắp vế. (Tự nó, nó không động được; có sức của chơn động thì nó mới động theo được thôi).

Dùng chữ “cổ” là muốn ám chỉ hạng người có tánh cương táo háo động, bởi Cửu Tam ở trên hết nội quái, lại làm chủ nội quái.

Ở phía trên có Tứ dương cương, Tứ mà động thì Tam mới động theo, như chơn có động thì trái bắp vế mới động theo, cho nên đây là trường hợp hoàn toàn tự mình không được tự do hành động gì cả, trường hợp của người bị động.

Muốn cảm hóa người mà không tài “tự động” chỉ làm theo cái làm của kẻ khác, thì làm sao được người ta quý trọng mình? Cho nên mới có câu “chấp kỳ tùy 執其 隨” mà làm, thì “lỗi” vậy và cũng là điều đáng hổ thẹn! Kẻ mà “chí tại tùy nhơn 志 在 隨人” là việc làm “hạ tiện” vậy (sở chấp hạ dã 所 執 下 也).

2.7. Tóm lại

Muốn “cảm hóa” người, mà chính mình hạ mình làm việc phụ họa theo kẻ khác, làm sao thành công, làm sao giữ gìn được thể diện của mình? Tâm lý chung của con người, thời nào cũng vậy! Ai mà chịu để cho mình cảm hóa?

Cửu Tứ: Trinh kiết, hối vong, đồng đồng vãng lai, bằng tùng nhĩ tư.

九 四:貞 吉,悔 亡,懂 懂 往 來,朋 從 爾 思。

Tượng viết: Trinh kiết, hối vong, vị cảm hại dã, đồng đồng vãng lai, vị quang đại dã.

象 曰:貞 吉,悔 亡,未 感 害 也,懂 懂 往 來,未 光 大 也。

Từ đây, hào từ đã đổi giọng, không còn dùng thân thể con người làm thủ tượng nữa, như Sơ là ngón chơn cái; Nhị là bắp chân; Tam, là Trái bắp vế, đến Tứ đúng là lên đến phần trên thân thể, thuộc về bộ phận Tim.

Tim, thuộc về phần tinh thần. Tứ, là dương cương ở trên quẻ Đoài, Đoài là vui vẻ, là “hòa duyệt”, nặng về tình cảm, cho nên không còn những danh từ “hối, vong” mà dùng những danh từ “trinh, kiết”.

Chữ “trinh” ở đây, là một danh từ tuyệt đẹp. Nó có nghĩa là “hư trung vô ngã”: “Hàm, quân tử dĩ HƯ thụ nhơn”. Cho nên, cứ lấy một lòng “chí công vô tư” mà cảm hóa, mà ứng phó với đời, chẳng cần cầu có người ứng mà tự nhiên người người lại ứng về mình, lại chạy theo mình.

Đây, là người “dĩ vô sự thủ thiên hạ 以 無 事 取 天 下”. Trang Tử, ở thiên Ứng Đế Vương cũng có nói về hào Cửu Tứ này: “Phép trị của Đấng Minh Vương là công trùm thiên hạ mà làm như không phải mình làm ra. Cảm hóa được cả vạn vật và thiên hạ mà không đợi người cậy đến. Làm mà không để cho ai biết được tên, khiến cho mỗi vật, vật nào cũng tự vui!”

Phải chăng đó là đức Hư của hào Cửu Tứ mà Trang Tử gọi là “minh vương”! Hào Tứ tuy không chiếm ngôi vị Cửu Ngũ mà là con người đã đắc Đạo (đã đắc được cái Tâm Hư) quan trọng nhất, quang đại nhất của quẻ Hàm, vì đứng giữa 2 hào Dương, và lại dương cương đắc âm nhu chi vị… Đó là “đạm nhiên vô cực nhi chúng mỹ tùng chi, thử thiên địa chi đạo, thánh nhơn chi đức 澹 然 無 極 而 眾美 從 之,此 天 地 之 道,聖 人 之 德。Dửng dưng đối với mọi sự mọi vật mà sự vật lại chạy theo mình. Đó là đạo của Trời Đất, đức của Thánh nhân vậy!)

Trái lại: Nếu mình cảm hóa người mà lòng mong mỏi được người biết và hưởng ứng lại, thành ra việc làm của mình không còn phải là hành động “vô cầu”, mà là một việc làm có chủ đích hữu ý, hữu tâm, hữu ngã.

Đâu còn phải là kẻ “vô kỷ, vô công, vô danh” của bậc Chân nhân nữa, mà là của một người nhiều tính toán. Mình mong hễ có “vãng” thì phải có “lai”; hoặc mình thấy có kẻ đến cầu việc (vãng) thì mình mới chịu đến (lai)… té ra tất cả chỉ là một công cuộc bán buôn, lời lỗ… sự qua qua lại lại ấy (vãng lai) có được hai bên đáp ứng (nên gọi là “đồng đồng vãng lai”, có ăn có trả, như thế đâu còn phải là hành động của bậc “minh vương” (tức là kẻ sáng suốt trên loài người, chứ không phải hẳn là của bậc vua chúa!). Cái đạo ấy chưa phải là đạo “sáng to” (đại quang dã 大 光也).

“Đồng đồng vãng lai, vị đại quang dã 懂 懂 往 來,為 大 光 也”, 

không xứng đáng với hào Tứ, một bậc “minh vương”!

Đó là kẻ có hành động “vô cầu”.

Cửu Ngũ: Hàm kỳ muội, vô hối.

九 五:咸 其 脢,無 悔。

Tượng viết: Hàm kỳ muội, chí mạt dã.

象 曰:咸 萁 脢,志 末 也。

Chữ “末 mạt” đây, có nghĩa là đê tiện. 脢 Muội là nhóm thịt trên lưng, trên bụng 2 đám thịt trái nhau, trên lưng và trên bụng.

Hào Ngũ đây, dưới thì vương vấn với Nhị (đâu có tốt “hàm kỳ phì, hung”), còn trên, thì lại vui chơi với hào Thượng Lục còn tiểu nhơn hơn Nhị nhiều. Thượng Lục là cùng một bọn với nhóm người môi miếng, xu nịnh… Hễ “đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu”, chơi thân với Thượng Lục… thì trước sau gì cũng cùng một loại với nhau: “các đồng kỳ loại”, nên hào từ mới gọi là “đê mạt” (chí mạt dã 志 末 也).

Muốn cảm hóa thiên hạ được, thì ít ra phải như hào Cửu Tứ. Hào này dùng để làm nổi bật lên các chỗ cao xa của hào Cửu Tứ.

Thượng Lục: Hàm kỳ phụ, giáp, thiệt.Đằng khẩu thuyết dã.

上 六:咸 其 輔, 頬, 舌。滕 口 說 也。

  • 輔 phụ, là cái mép.
  • 頬 giáp, là cái má.
  • 舌 thiệt, là cái lưỡi.

Ba danh từ này dùng để nói lên sự vọng ngữ.Thượng Lục là âm hào “đằng khẩu thuyết dã” (Đằng 滕) là múa môi uốn lưỡi để làm cảm động lòng người, nói hay, nói giỏi, ai nghe cũng mê (được gọi là người miệng lưỡi). Thuyết này, đang làm bá chủ thời “hắc ám”, một tai họa khủng khiếp nhất nhân loại ngày nay.

3. Ý nghĩa của quẻ Trạch Sơn Hàm qua các phương diện cuộc sống

  • Vận số: Vận số tốt đẹp, mọi sự như ý nguyện, mọi sự hợp tác đều thuận lợi. 
  • Xin việc làm: Không khó khăn
  • Gia sự: Hòa đồng và vận số đang lên
  • Việc làm mới, thay đổi nghề, di chuyển: Có thể tiến hành. 
  • Tình yêu: Bạn đã đạt đến lúc không thể phân chia và thành công chắc chắn.

4. Quẻ Trạch Sơn Hàm tốt cho việc gì? 

Trạch Sơn Hàm mang lại vận may, tốt đẹp cho vậy nên khi kết hợp làm việc sẽ mang lại nhiều kết quả tốt. Dùng quẻ hàm trong mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên người sở hữu quẻ này sẽ nhận được nhiều tài lộc, địa vị thăng tiến.

Quẻ hàm cũng tốt cho tình duyên và gia đạo, người dùng quẻ Hàm sẽ có được tình duyên đôi lứa tốt đẹp, có cuộc sống hôn nhân viên mãn hạnh phúc, chung sống với nhau đến trọn đời. 

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin về Trạch Sơn Hàm ở trên đã giúp cho quý bạn đọc có thêm được nhiều thông tin hữu ích. Để có thể đưa ra được những quyết định lớn trong cuộc sống và trên con đường công danh. Chúc quý bạn đọc gặp may mắn, làm ăn phát tài phát lộc, gia đạo hạnh phúc. 

Tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây: