Chùa Hương được xem là một trong những ngôi chùa lớn nhà lâu đời của nước ta. Hàng năm, lễ hội chùa Hương thu hút hàng chục nghìn lượt khách tới tham quan, cầu lễ. Đền Trình nằm trong danh sách quần thể tại chùa Hương. Vậy văn khấn đền trình chùa Hương nên khấn như thế nào? Cùng đọc hết bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

1. Chùa Hương địa chỉ ở đâu?

Chùa Hương có tên gọi khác là chùa Hương Sơn hay chùa Hương Tích. Là tên gọi chung của cả một quần thể văn hóa, gồm hàng chục các ngôi chùa khác nhau, thờ cúng các vị thần khác nhau. Bao gồm: chùa Thiên Trù, chùa Giải Oan, đền Trình,…

Chùa Hương nằm ở ven bờ sông Đáy thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

2. Đền Trình chùa Hương thờ ai?

Đền Trình hay còn gọi khác là Ngũ Nhạc Linh Từ là một ngôi đền cổ nằm bên dòng Yến Vĩ, dưới chân núi Ngũ Nhạc, cách bến đò Yến Vĩ 500m. 

Theo người đời tương truyền lại, đền Trình thờ tướng Tư Mã, người có công giúp vua Hùng bảo vệ dân tộc khỏi giặc ngoại xâm. 

Xem thêm về: Văn khấn đền Bà Chúa Kho và cách sắm lễ

Đến đền Trình nên cầu gì?

Nhiều người tin rằng, chùa Hương là ngôi chùa rất linh thiêng trong việc cầu con cái, với những đôi vợ chồng khó khăn trong việc con cái, hay cầu con trai.

Ngoài ra, tín chủ đến với chùa Hương là để cầu bình an cho gia đạo, cầu công danh sự nghiệp được như ý, kinh doanh thuận lợi, tài lộc dồi dào, cầu sức khỏe ổn định, tinh thần vững vàng. 

Đến chùa Hương nên cầu gì
Đến chùa Hương nên cầu gì

3. Văn khấn đền Trình chùa Hương

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Đức Đại Vương Thành Hoàng

Mỹ hiệu là: Hiển Quang

Hôm nay tại …………………………………………………………… chùa  Hương – huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội là ngày:

Tín chủ chúng con là:

Trước Thần vị cửa Đức Đại Vương Thành Hoàng, chúng con kính nghĩ: Thần giáng phúc lành khắp chốn, bốn phương được nhờ anh minh, khí thiêng thể hiện rõ ràng, muôn thuở uy linh hiển hách. Cảm bội thần minh hằng giúp, cho nên điển lễ không quên.

Nay nhân Lễ hội chùa Hương, đệ tử con xin kính biện trầu rượu, xôi thịt, dâng xin được vào lễ Phật, lễ Thánh, lễ Mẫu khu vực Hương Tích cầu yên, cầu phúc. Cúi mong Thần giáng lâm thụ hưởng lễ vật. Cúi xin phù hộ, ban mọi điều lành, bốn mùa không tật bệnh hiểm nghèo, muôn họ được an vui no đủ. Binh đao khói lửa, chẳng ngại tới dân gian, bão lụt, nắng hạn không hoành hành nơi làng mạc. Mượn nén hương thơm để bày tỏ ỷ nguyện, mong cao minh chiếu cố lòng thành. Kính ngỏ lời quê, xin thần soi thấu.

Chúng con lại kính mời: Các quan bộ hạ tả hữu phò tả Đức Tôn Thần cùng tòng tự và cung thỉnh Hậu Thổ Linh Thần lai thụ hưởng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Trên đây là bài văn khấn đền Trình đầy đủ và được nhiều tín chỉ tới đền Trình dùng nhất trong những năm gần đây

4. Cách dâng lễ tại đền Trình chùa Hương

Mâm lễ chay
Mâm lễ chay
  • Lễ chay dâng ở chính điện: Hương nhang, hoa tươi (hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa sen…), quả chín, oản phẩm, chè xôi…
  • Lễ mặn: dâng ở khu vực thờ các vị Thánh Mẫu, Đức Ông đặt tại điện thờ hoặc ban thờ: Thịt gà, thịt lợn, thịt dê, giò/chả…

Lưu ý: Khi đi chùa Hương, bạn không sắm tiền vàng. Tiền thật sau khi lễ xong nên cho vào hòm công đức.

Cách hạ lễ

Sau khi nhang cháy hết, bạn vái 3 vái trước ban thờ rồi hạ tiền vàng đem đi đốt. Lưu ý khi hóa tiền vàng bạn cần hóa từng lễ một để không bị nhầm lẫn giữa các ban. Bắt đầu hóa từ ban thờ chính rồi các ban khác.

Sau khi hóa tiền vàng xong bạn mới quay lại hạ lễ dâng cúng. Bạn phải hạ ban ngoài cùng đầu tiên rồi hạ đến các ban.

Thụ lộc

Sau khi hạ lộc xong, bạn không nên giữ cho riêng mình mà nên tán lộc đi để có thể nhận về được nhiều lộc của Thần Phật. Những người giữ lộc để hưởng một mình sẽ bị cho là cô độc và cô quả. 

Chỉ khi phân phát lộc tới nhiều người thì chúng ta sẽ mang lại được nhiều hơn sự may mắn và phúc lộc cho bản thân và gia đình.

Xem thêm về: Lưu ý khi đi Chùa Ông Thất Phủ Cổ Miếu

5. Lễ hội chùa Hương diễn ra vào ngày nào?

Thông thường, lễ hội chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng tới hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Cao điểm nhất của mùa lễ hội chùa Hương là từ rằm tháng Giêng cho tới 18 tháng 2 Âm lịch.

Vào những ngày này, chùa sẽ tổ chức dâng hương, hoa quả, nến đèn,… và có nghi thức rước lễ và rước văn.

6. Trang phục đi đi lễ tại chùa Hương

Mọi người nên chọn trang phục lịch sự, nhã nhặn
Mọi người nên chọn trang phục lịch sự, nhã nhặn

Chùa Hương là chốn linh thiêng, du khách tới đây tham quan cần phải mặc quần áo kín đáo, tránh ăn mặc hở hang, váy ngắn, quần short. Bên cạnh đó, bạn nên mang theo mũ, khăn ướt, nên đi giày thể thao (tránh đi giày cao gót bởi bạn sẽ phải di chuyển nhiều và leo núi), đồ ăn nhẹ, kẹo chống say xe, thuốc đau đầu, chai nước nhỏ…

Xem thêm về: Phủ Tây Hồ thờ ai? Kinh nghiệm đi lễ Phủ Tây Hồ

7. LỜI KẾT

Mong rằng những chia sẻ trên của Thăng Long Đạo Quán đã giúp tín chủ thập phương có thêm thông tin về văn khấn đền Trình chùa Hương

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình.

Kính chúc Bách gia luôn hạnh phúc, nhiều sức khoẻ, tài lộc!

Để nhận thêm các thông tin về tín ngưỡng và các tin phong thủy khác, tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán của chúng tôi: