Tết Trùng Cửu hay còn gọi là Tết Trùng Dương diễn ra vào ngày 9/9 âm lịch. Vào ngày này, người dân Việt sẽ làm một mâm lễ cúng gia tiên để cầu nguyện về sự trường thọ, cũng như bày tỏ tấm lòng dành cho người thân đã khuất. Theo đó, văn khấn Tết Trùng Cửu như thế nào đang là mối quan tâm của không ít gia đình Việt. 

1. Văn Khấn Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu (9/9 âm lịch) là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc, sau du nhập trở thành một trong 12 lễ Tết quan trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên, phong tục cúng Tết này không phổ biến lắm ở nước ta, mà xảy ra ở một số vùng miền nhỏ lẻ. Do đó, không phải ai cũng nắm rõ văn khấn Tết Trùng Cửu. Dưới đây là bài cúng Tết Trùng Cửu theo văn khấn cổ truyền Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, các hương linh họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là:…………………

Ngụ tại :…………………

Hôm nay là ngày mồng Một (mồng Mười Rằm) tháng Mười là ngày Tết Cơm Mới, tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, nấu cơm gạo mới, thắp nén hương thơm dâng lên trước án.

Trộm nghĩ rằng:

Cây cao bóng mát

Quả tốt hương bay

Công tài bồi xưa những ai gây dựng

Của quý hóa nay con cháu hưởng

Ơn Trời Đất Phật Tiên, chư vị Tôn thần

Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao

Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam

Nay nhân mùa gặt hái

Gánh nếp tẻ đầu mùa

Nghĩ đến ơn xưa

Cày bừa vun xới,

Sửa nồi cơm mới

Kính cẩn dâng lên

Thường tiên nếm trước

Mong nhờ Tổ phước

Hòa cốc phong đăng

Thóc lúa thêm tăng

Hoa màu tươi mới

Làm ăn tiến tới

Con cháu được nhờ

Lễ tuy đơn sơ

Tỏ lòng thành kính.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Cẩn cáo!

2. Lưu ý khi cúng Tết Trùng Cửu

Sau khi du nhập vào Việt Nam, phong tục đón Tết Trùng Cửu của Trung Quốc đã có vài sự thay đổi để phù hợp với văn hóa Việt. Điển hình có thể kể đến đó chính là cứ vào ngày mùng 9/9 âm lịch, người Việt sẽ chuẩn bị chu đáo một mâm lễ nhỏ cúng Tết Trùng Cửu thay vì chỉ ngắm và uống rượu hoa cúc như ở Trung Quốc.

Dưới đây là một số lưu ý khi cúng Tết Trùng Dương mà bạn có thể tham khảo:

  • Thời gian cúng Tết Trùng Cửu: nên làm lễ trước 19 giờ.

Theo phong tục cổ xưa, lễ Tết này thường tiến hành vào trước 19 giờ. Lý do là bởi người xưa cho rừng các linh hồn cúng sau 19 giờ sẽ “vội vàng”, không kịp hưởng lộc đã phải về địa phủ. Mặt khác, một số vùng miền lại có tập tục cúng Tết Trùng Cửu trong các khung giờ hoàng đạo thuộc ngày 9/9 âm lịch. Năm nay, ngày 9/9 âm lịch sẽ rơi vào ngày 14/10/2021 dương lịch.

Trong ngày đó sẽ có những khung giờ tốt sau: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23).

văn khấn tết trùng cửu

  • Lễ vật cúng Tết Trùng Cửu: nên sắm lễ dựa theo tấm lòng thành.

Mâm lễ cúng Tết Trùng Cửu sẽ tùy tâm và điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình, có nhiều cúng nhiều, có ít cúng ít. Mặt khác, ngày Tết mùng 9/9 âm lịch này có ý nghĩa là phòng trừ bệnh tật, côn trùng và cảm tạ Tiên Nông về một vụ mùa bội thu. Nên theo phong tục cổ xưa mâm lễ cúng Tết Trùng Cửu sẽ gồm các vật phẩm sau:

– Hương (nhang), hoa, nến (đèn).

– Gạo muối, trầu cau.

– Xôi nấu từ gạo mới.

– Các món chay: chè kê, chè trôi nước, rau củ xào, canh rau củ, cơm chay, canh nấm ngũ sắc,…

– Tiền vàng mã.

  • Văn khấn Tết Trùng Cửu: nên học thuộc lòng thay vì viết ra giấy cầm đọc.

Để bày tỏ sự thành kính của con cháu đối với tổ tiên, cũng như của người trần thế với thần linh, các gia đình khi cúng tốt nhất nên học thuộc lòng văn khấn Tết Trùng Cửu. Khi đọc, cần chấp hai tay để lên đầu, đọc chậm dãi, từ tốn, đủ nghe, không nên đọc quá to. Bởi dân gian quan niệm đọc to là phạm húy, tức là xúc phạm thần linh, còn khiến cô hồn dã quỷ vào tranh vật tế với người thân đã khuất.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp mọi người tiến hành lễ cúng Tết Trùng Cửu một cách suôn sẻ, bình an. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để mỗi ngày cập nhật kiến thức phong tục Việt Nam và phong thủy Việt. Ngoài ra, người dùng ứng dụng sẽ được trải nghiệm với hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí (xem ngày tốt xấu, xem Bát tự, Tử vi, xem tuổi vợ chồng,…).

Tải ngày ứng dụng Thăng Long Đạo Quán tại đây.