Tháng 7 được người Việt ta gọi là tháng cô hồn. Tại sao tháng 7 lại có tên gọi này? Ngoài ra, rằm tháng 7 cũng mang một ý nghĩa khác so với ngày rằm trong các tháng khác. Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết ý nghĩa rằm tháng 7 là gì nhé.
1. Nguồn gốc và ý nghĩa rằm tháng 7 là gì?
1.1. Sự tích nguồn gốc rằm tháng 7
Chuyện về Rằm tháng 7 xuất phát từ tích Mục Kiền Liên đã cứu mẹ khỏi kiếp Ngạ quỷ. Mục Kiều Liên sau đó đã tu luyện phép thần thông. Ông đã dùng mắt phép nhìn khắp đất trời để tìm kiếm người mẹ đã mất của mình. Ông đã tìm thấy mẹ ở dưới địa ngục. Vì những chuyện nghiệp ác khi xưa trên dương thế mà khi mất sanh thành ngạ quỷ, chịu sự đói khát khổ sở.
Kiền Liên nhìn thương xót mà đã mang bát cơm đến cho mẹ. Mẹ của ông khi ăn phải dùng một tay để che bát cơm vì sợ các cô hồn khác đến tranh cướp. Khi thức ăn lên đến miệng của bà thì đã hóa lửa đỏ, nuốt vào đau đớn muôn phần.
Theo kinh Vu Lan Bồn, sau khi thấy sự việc này thì Mục Kiền Liên đã về tìm Phật và cầu mong sự giúp đỡ. Tuy nhiên, Đức Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.
Mục Kiền Liên ngay vậy, đến ngay Rằm tháng 7 cũng mua lễ và làm theo lời của Phật. Cuối cùng, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát khỏi kiếp Ngạ quỷ. Cũng từ đây, Phật cũng dạy rằng khắp chúng sinh nếu ai muốn báo hiếu cha mẹ thì cũng có có thể làm theo cách này (còn được gọi là Vu Lan Bồn Pháp). Ngày lễ Vu Lan ra đời từ đây, cúng chính là vào Rằm tháng Bảy.
1.2. Ý nghĩa rằm tháng 7 là gì?
Lễ Vu Lan được coi là ngày tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên của mỗi người. Vu Lan không chỉ để báo hiếu cha mẹ kiếp này mà còn để báo hiếu cha mẹ kiếp trước, báo hiếu tới ông bà tổ tiên đã có công sinh thành.
Ngày lễ Vu Lan, mọi người làm lễ cúng như Mục Kiền Liên để tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và đền đáp công sinh thành nuôi dạy của cha mẹ cũng như tổ tiên. Đây chính là ngày lễ thể hiện nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt, là ngày nhắc nhở con người về đạo nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”.
Vào ngày này, nhiều Phật tử cài bông hồng trên ngực áo. Hành động này để tưởng nhớ về cha mẹ đã mất, tôn vinh họ cũng như tôn vinh những bậc làm cha làm mẹ trên đời. Tất cả những người tham dự những buổi lễ báo hiếu của chùa đều được đưa một bông hồng.
Theo lời của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, ban đầu nghi thức này sử dụng hoa hồng đỏ, tuy nhiên về sau được biến tấu thành hoa với nhiều màu sắc khác nhau với những ý nghĩa riêng. Người không còn cha mẹ dùng hoa trắng, người còn cha mẹ dùng hoa đỏ, người còn cha hoặc mẹ thì dùng hoa hồng nhạt.
2.3. Cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?
Cúng Rằm tháng 7 mang nhiều ý nghĩa cao đẹp trong văn hóa của người Việt.
- Cúng Rằm tháng 7, cúng lễ Vu lan thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, báo hiếu với cha mẹ.
- Cúng Rằm tháng 7, cúng lễ Xá tội vong nhân thể hiện tấm lòng đức độ, cưu mang những vong hồn lang thang không nơi nương tựa, không kịp trở về âm phủ.
2. Làm gì để có ý nghĩa rằm tháng 7?
Một số việc nên làm vào rằm tháng 7 để tỏ lòng biết ơn:
- Ăn chay, niệm phật, cầu an cho ông bà, cha mẹ: Việc ăn chạy có nghĩa là không sát sinh, con người sẽ được thanh tịnh. Khi ăn chay và thành tâm cầu nguyện thì những người đã khuất có thể nhận được sự khỏe mạnh và bình an nơi chín suối. Đồng thời, việc không làm hại tới động vật cũng là cách để bạn tích đức về sau này.
- Quan tâm, hỏi han cha mẹ thường xuyên: Càng trưởng thành, con người càng khó nói lời yêu thương, nhất là lời yêu thương với cha mẹ. Tuy nhiên, hãy bỏ qua những vụn vặt và quan tâm hơn tới cha mẹ, hỏi han cha mẹ từ những vấn đề nhỏ hàng ngày. Để khi cha mẹ ra đi, ta sẽ không còn cảm thấy hổ thẹn vì đã không chăm sóc cho cha mẹ.
- Chuẩn bị mâm cơm cúng đầy đủ: Mâm cơm cúng gồm những món gì tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình. Không cần mâm cao cỗ đầy, gia chủ chỉ cần chuẩn bị mâm cơm cúng một cách chu đáo và thành tâm cầu nguyện thì lòng thành sẽ được soi tỏ.
3. Gợi ý mâm cỗ cúng cho ý nghĩa rằm tháng 7
Vào Rằm tháng 7, người dân thường có mâm cỗ cúng gia tiên để tỏ lòng thành với thần Phật và tổ tiên. Mâm cỗ không cần quá cầu kỳ mà hãy chuẩn bị theo hoàn cảnh của gia đình mình. Đặc biệt, cần chuẩn bị với lòng thành với tổ tiên để mong được phù hộ.
– Mâm lễ cúng bàn thờ Phật:
Với mâm lễ Phật, gia chủ có thể chuẩn bị mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả để cúng. Thông thường, lễ cúng này nên được cúng vào ban ngày.
– Mâm cúng Phật chay bao gồm:
- Bánh trôi chay
- Canh chay
- Xôi đỗ/ xôi gấc
- Hoa quả
- Nem chay
- Rau củ luộc chay
– Mâm lễ cúng trong nhà:
Còn được gọi là mâm lễ cúng gia tiên, cũng thường được thực hiện vào ban ngày. Gia chủ có thể chọn giờ đẹp để cúng theo công cụ Xem ngày. Mâm cố thể hiện tấm lòng hiểu thảo của gia chủ đối với những người đã khuất trong nhà. Mâm cỗ này gia chủ có thể chuẩn bị tùy theo gia cảnh và tấm lòng. Mâm cỗ trong nhà thông thường có thể chuẩn bị như sau:
- Thịt gà
- Canh xương/ canh rau củ
- Nem/ giò/ chả
- Rau luộc
- Xôi/ chè
- Nem
– Mâm cúng chúng sinh hay Xá tội vong nhân:
Mâm lễ này thường được tổ chức vào chiều tối 14 hoặc chiều tối 15 tháng 7 âm lịch. Đây là thời điểm mà các vong hồn có thể đã chuẩn bị phải về với âm phủ, mâm cỗ dành cho những vong hồn còn lang thang người dương gian. Mâm cỗ cúng cụ thể bao gồm:
- Muối gạo (1 đĩa)
- Cháo trắng (12 chén nhỏ)
- Hoa quả (ngũ quả)
- Các loại bỏng ngô, bánh kẹo
- 12 cục đường thẻ
- Quần áo chúng sinh
- Tiền lẻ
- Vàng mã
- 3 ly nước, nhanh, nến
Nhiều người quan niệm rằng, nếu cúng cô hồn, cúng Xá tội vong nhân và cúng lễ mặn thì sẽ gợi lòng tham sân si của vong hồn, ảnh hưởng không tốt tới gia đình. Do đó, các gia chủ cần tránh cúng các món mặn trong lễ cúng Xá tội vong nhân.
>> Xem thêm: Rằm tháng 7 không nên làm gì?
Trên đây là một vài thông tin về ý nghĩa rằm tháng 7 từ Thăng Long Đạo Quán. Chúc quý gia chủ một tháng nhiều may mắn, bình an. Theo dõi Thăng Long Đạo Quán hoặc tải ngay ứng dụng của chúng tôi Thăng Long Đạo Quán để được nhận bản tin phong thủy hàng ngày.