Quẻ Bát Thuần Cấn là quẻ số 52 trong tổng số 64 quẻ Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ tốt hay xấu? Luận giải ý nghĩa của quẻ này ra sao? Ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày như thế nào? Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu trong bài viết tổng hợp chi tiết dưới đây nhé! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Bát Thuần Cấn là gì?

Quẻ Bát Thuần Cấn là quẻ HUNG trong Kinh Dịch
Quẻ Bát Thuần Cấn là quẻ HUNG trong Kinh Dịch

Quẻ Thuần Cấn, đồ hình::|::| còn gọi là quẻ Cấn (艮 gen4), là quẻ thứ 52 của Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
  • Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).

Giải nghĩa: Chỉ dã. Ngưng nghỉ. Ngăn giữ, ở, thôi, dừng lại, đậy lại, gói ghém, ngăn cấm, vừa đúng chỗ. Thủ cựu đợi thời chi tượng: giữ mức cũ đợi thời.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

Nguyên là quẻ Khôn, hào thượng Kiền đắp vào trên đảnh cao của Khôn mà biến thành quẻ Cấn: trên đầu núi càng cao thì khí dương càng nhẹ… Hào Dương đứng trên cao. Hai quẻ Chấn và Cấn đảo nghịch nhau: Chấn là Động, Cấn là Tịnh. Chấn, Dương bắt đầu sinh ra và tiến lên, và khi tiến đến cùng, thì ngừng lại, nên Cấn, có nghĩa là ngừng lại (Cấn giả chỉ dã).

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Bát Thuần Cấn

2.1. Thoán Từ

Cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cựu.

其 背,不 獲 其 身,行 其 庭, 不 見 其 人,無 咎。

“Cấn” là chỗ dừng lại (Cấn giả, chỉ dã); dừng lại ở phía lưng (cấn kỳ bối); không thấy thân mình (bất hoạch kỳ thân); đi trước sân (hành kỳ đình); không thấy có ai cả (bất kiến kỳ nhân).

Ý nghĩa toàn là bóng dáng: “Quẻ Cấn dùng để nói lên sự “chỉ nên dừng lại chỗ chí thiện” (tượng hào dương dừng lại trên chót vót của quẻ, sau khi dương khí tiến, từ dưới lên tới trên đỉnh núi, mà thôi! Đó là chỗ mà Dịch gọi “Động cực Tịnh sinh”. Gọi Cấn là chỗ tịnh của Tâm mình! (Tâm Tịnh 心 靜).

Quẻ Cấn, như ta vừa thấy, là để bàn về phép “làm cách nào cho Tâm mình trở thành cực tịnh”, tức là phép tu “Tịnh quán”! một trong những phép Tĩnh tọa của Đạo gia[1] và Thiền đạo của Phật gia, “Vạn biến như lôi, thủ tâm như tĩnh tọa”.

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.2. Đại Tượng

Kiêm Sơn: Cấn

Quân tử dĩ tư bất xuất kỳ vị.

兼 山,艮。

君 子 以 思 不 出 其 位。

Núi trên, núi dưới dính liền nhau. Người quân tử noi theo đó mà không để cho sự suy tư vượt khỏi cương vị của mình! Tức là chính vị của mình, là cái gọi là Thiên Chân hay Bản Lai Diện Mục.

Đây cũng là phép Tĩnh tọa hay Tọa thiền. Cấn “dĩ tư bất xuất kỳ vị” 以思不出其位 là bảo phải “dứt niệm”, dừng lại tất cả mọi suy tư theo Nhị Nguyên Luận. “Dứt niệm”, là “vô cầu”, “vô niệm”, trở về với “Chân tâm”. Trong quyển Cái Dũng của Thánh Nhân”, tôi có phác họa về một lối Tĩnh tọa của Cương Điền, có nói: “Tĩnh tọa là “vô cầu”, “đừng lo gì”: chớ cầu hết bệnh, cũng đừng cầu kiện khang: nhứt thiết việc gì cũng không nên tư vọng 思 妄 hoàn toàn “vô niệm”.

“Tư 思” là “suy tư”, là “tưởng niệm”. Núi và núi, trên dưới, ngang dọc đều dính liền nhau như một khối, tức là ám chỉ câu Thiện Ác giai Thiên Lý: Theo Địa lý, núi cao và núi thấp kế nhau, cái cao hơn thuộc Dương, cái thấp thuộc Âm.

Chính vị của Cấn, là “vô niệm” 以 思 不 出 其 位 . Chữ “vị 位” gần chữ “nhân” (là ta), và chữ “lập 立” là chỗ đứng mà không động. “Vị 位” là “ngôi” chính vị của ta, ngôi Thiên Chân.

Quẻ Cấn, là quẻ bàn rất cao siêu, huyền diệu về phép “Tu Tâm, dưỡng Tánh” và “Kiến Tánh thành Phật” của Thiền Tông Đốn Pháp, theo Hình nhi thượng học.

2.3. Tiểu Tượng

2.3.1. Hào Sơ Cửu

Cấn kỳ chỉ, vô cựu, lợi vĩnh trinh.

初 六:艮 其 趾,無 咎,利 永 貞。

Tượng viết:

Cấn kỳ chỉ, vị thất chính dã.

象 曰:艮 其 趾,未 失 正 也。

Hào Sơ Lục ở dưới chót quẻ Cấn, tượng ngón chân 趾 chỉ, là ngón chân. Đứng dậy mà đi, thì trước hết phải động ngón chân. Nếu lúc ban đầu mà đã biết dừng ngay (“Cấn kỳ chỉ 艮 其 趾”) thì đâu sợ có gì lỗi, mình đã tự chủ!

“Dừng lại” (Cấn, là chỉ) đâu phải là ngưng bặt, mà là suy nghĩ, lọc lựa mãi cho thật cẩn thận, như khi ta muốn nói gì, phải đắn đo lo nghĩ thật kỹ, sẽ nói sau như chữ “ngôn” đã hội ý bằng “một ý định muốn nói gì”, rồi suy đi xét lại 3 lần mới nói “Ba lần”, là nói chung “nhiều lần”! Đó là “chỉ kỳ ngôn”.

2.3.2. Hào Lục Nhị

Cấn kỳ phỉ, bất chửng kỳ Tùy, kỳ tâm bất khoái.

其 腓,不 拯 其 隨,其 心 不 快。

Tượng viết:

Bất chửng kỳ Tùy, vị thối thính dã.

不 拯 其 隨,未 退 聽 也。

Hào Lục Nhị (âm cư âm vị) đắc trung đắc chính. Đây là hạng người có thể dùng được đạo “Chỉ” (tức là đạo Tịnh hay “Thanh Tịnh Vô Vi”.) Có điều bất lợi, Nhị chính ứng với Ngũ mà Ngũ lại cùng loại (âm ngộ âm) nên không ứng được! Chỗ hay này, ít ai lưu ý, vì phép tu Tịnh không được giao tiếp với người thứ hai, dù là bậc Tôn sư của mình, mà phải là công phu “tự tu tự đắc” (đó là đạo Vô Sư).

Nhị ở dưới Tam, Tam là dương cương nhưng bất trung bất chính, nên có quyền chế Nhị mà Nhị chẳng có quyền gì cả, chỉ một mực là thuận tùng (tượng như Nhị là bắp chân, hoạt động theo bắp vế “Cấn kỳ phì 艮 其 腓” (phì là bắp chân) chứ tự nó không hoạt động được. Tam có quyền “Chỉ” Nhị, Nhị không có quyền gì điều khiển Tam, dù biết rõ Tam lầm lỗi (vì Tam bất trung, mà Nhị đắc trung). Như thế, thì Nhị đối với Tam chỉ là kẻ tùy tùng thôi (tâm tùy 心 隨) cho nên lòng chẳng thích (kỳ tâm bất khoái 其 心 不 快).

2.3.3. Hào Cửu Tam

Cấn kỳ hạn, liệt kỳ dần, lệ huân tâm.

九 三:艮 其 限,列 其 夤,厲 薰 心。

Tượng viết:

Cấn kỳ hạn, nguy, huân tâm dã.

象 曰:艮 其 限,危,薰 心 也。

Cửu Tam, ở trên hết Nội Cấn, làm chủ luôn quẻ Cấn, ở ngay phía giữa của Bát Thuần Cấn (trung đoạn) chôn mình giữa “quần âm”, đã đến chỗ cực tịnh.

Cấn thời Cửu Tam, theo thân thể con người, là ném vào khoảng giữa thân người, khoảng lưng quần. Chỗ từ Rún sắp xuống, hoàn toàn bị tê liệt vì ở ngay chỗ mà trên gặp 2 âm; dưới gặp 2 âm. Như thế, tiến lên, bên trên chẳng ai nghe; lùi xuống dưới, ở dưới cũng không nghe, không ai phục cả! giống như kẻ bị bịnh “quan cách” (thủng trướng 列 其 夤 liệt kỳ dần (cũng đọc là “di”), nguy không thể nói! nên phải tuyệt đối “câm lặng”. Đây là trường hợp hoàn toàn bị tê liệt ngay phía giữa (bị chôn giữa quần âm) (thượng bất đáo hạ, hạ bất đáo thượng), cho nên ngọn lửa lòng đã tắt, chỉ còn nhen nhúm bằng một cụm khói đen, thành ra khó thở (huân tâm 薰 心).

Với hào Cửu Tam, Thiền Tông đã cảnh cáo phép tu Thiền tọa có nhiều nguy hiểm đáng sợ. Bởi vậy, tu theo phép Tĩnh tọa, phải cần có Sư, còn tu theo Đốn pháp, rất kỵ có Sư. Đốn pháp là đạo “vô sư” mà chính Krishnamurti đã cực lực bài bác các phép Tĩnh tọa hay Thiền tọa!

XEM THÊM:Quẻ 51 – Bát Thuần Chấn

2.3.4. Hào Lục Tứ

Cấn kỳ thân, vô cựu.

六 四:艮 其 身,無 咎。

Tượng viết:

Cấn kỳ thân, chỉ chư cung dã.

象 曰:艮 其 身,止 諸 躬 也。

Lục Tứ là đắc chính (âm cư âm vị) và cũng vừa bắt đầu lên thượng quái (ngoại Cấn) đúng là ở vào “thân 身” của con người. Ở thời Cấn, là “ngưng” lại, Lục Tứ biết lúc Chỉ mà Chỉ (thời chỉ tắc chỉ 時 止 則 止 , và “Chỉ” đúng ở thân là chỗ phải chỉ 艮 其 身 nên “vô cựu 無 咎” (không lỗi lầm).

2.3.5. Hào Lục Ngũ

Cấn kỳ phụ, ngôn hữu tự, hối vong.

Cấn kỳ phụ, dĩ Trung chính dã.

六 五:艮 其 輔,言 有 序,悔 亡。

艮 其 輔,以 中 正 也。

Chữ “phụ 輔”, là miệng (mép miệng). Hào Lục Ngũ đã đi đến trung tâm ngoại Cấn (là đi đến sự Câm lặng). “Cấn kỳ phụ” là đi đến sự “cấm khẩu” vì lòng đã đến độ cao nhất của “Tâm Hư”. Sở dĩ còn nói, là bởi còn bận mắc trong Thị Phi, Thiện Ác… và khi mà ta có một lập trường theo Thị chống Phi, theo Thiện chống Ác… ta phải “biện bác” để bênh vực lập trường của mình. Chứ một khi, không còn gì để biện biệt nữa, thì nói cái gì bây giờ. Cho nên Lão Tử mới nói:

“Thiện giả bất biện,

“Biện giả bất thiện.

Chữ “thiện” đây, không phải danh từ đối lập với Ác, mà là sự “sành Đạo”, hiểu Đạo. Cho nên “tri giả bất ngôn” (Biết rõ Đạo, không nói gì nữa cả) tức là không còn bàn đến Nên Hư, Đắc Thất, Thị Phi, Vinh Nhục hay Thiện Ác, bởi “Thiện Ác giai Thiên Lý” (Âm Dương là bất nhị).

Trường hợp hào Lục Ngũ quẻ Cấn, ta thấy thực hiện ở các tu sĩ phái Thiền tông “ngôn vô ngôn” (nói mà như không nói), và như Trang Tử đã viết: “Kẻ nào hỏi Đạo là gì? Kẻ ấy là người Ngu! Nhưng kẻ trả lời, lại còn ngu hơn người hỏi!”.

Chính Phật Tổ Như Lai, sau 49 năm thuyết pháp đã tuyên bố: “Ta thuyết pháp trong khoảng 49 năm, nhưng thực sự, chưa từng nói một lời nào!”. Chính Khổng Tử sau cùng cũng đã nói: “Dư dục vô ngôn”!

2.3.6. Hào Thượng Cửu

Đôn cấn, kiết.

上 九:敦 艮,吉。

Tượng viết:

Đôn cấn chi kiết, dĩ hậu chung dã.

象 曰:敦 艮 之 吉,以 厚 終 也。

敦 Đôn, là dày dặn. Thượng Cửu, là hào cuối cùng, cao hơn hết quẻ Cấn, là thời “lặng lẽ cùng cực”, hay nói theo Lão Tử, đó là thời “Trí hư cực, thủ Tịnh đốc 至 虛 極 守 靜 篤”.

Bản thân là Dương cương có tánh “đốc thực” và làm chủ quẻ Cấn, và gọi là “Đôn cấn” (đức dầy). Hai chữ “đôn” và “hậu” thường đi chung nhau. Cho nên kẻ “đôn hậu” là người hết sức điềm tĩnh, một đặc tính của Thánh nhân. (Xem quyển Cái Dũng của Thánh nhân).

Lục Ngũ, nên tu Tịnh; còn Thượng Lục là kẻ đã thành công phu “Tịnh đốc” 靜 篤 , “đắc Thượng dương chi cách” rồi. Cao hơn một bậc.

Ta cần để ý đến 8 quẻ mà có quẻ Cấn ở ngoại quái, là các quẻ: quẻ Cấn, quẻ Bác, quẻ Mông, quẻ Cổ, quẻ Di, quẻ Bí, quẻ Tổn, quẻ Đại Súc. Tất cả những hào Thượng Cửu ở ngoại Cấn, hào từ đều tốt cả, nên mới nói “dĩ hậu chung dã” (tức là ngoại quái, thuộc về phần sau (hậu vận).

3. Quẻ Bát Thuần Cấn là quẻ HUNG hay CÁT?

“Cấn” có nghĩa là “ngăn, dừng lại”, ngăn chặn không cho tiến, ví thể có hình tượng “Anh lùn hái táo”. “Ải”: thấp, “Cấu táo”: hái táo. “Ải nhân cấu táo” là chuyện một anh lùn muốn ăn táo, nhưng táo ở trên cây quá cao không sao lấy được. Kẻ gieo được quẻ này có điềm “Mọi việc bất thuận”.

Như vậy Quẻ Thuần Cấn có điềm “Mọi việc bất thuận” là quẻ hung trong kinh dịch. Quẻ Cấn chỉ thời vận khó khăn, ngừng trệ, nhiều khó khăn, không lợi cho việc triển khai công việc, nên giữ như cũ thì hơn. Sự nghiệp khó thành, không thể toại nguyện. Tài vận không có, kinh doanh phải dừng lại, giữ được cơ nghiệp là may, cơ hội kiếm tiền khó, không tìm được bạn kinh doanh hợp tác, mất của khó tìm. Xuất hành bất lợi, nhiều gian nguy nên dừng lại. Kiện tụng tốn kém phiền hà, thi cử khó đạt. Tình yêu nhiều trở ngại, không ai giúp đỡ, không hợp tính tình. Hôn nhân khó thành, không có duyên phận.

4. Ứng dụng của quẻ Bát Thuần Cấn trong cuộc sống

Ứng dụng của quẻ Bát Thuần Cấn trong cuộc sống
Ứng dụng của quẻ Bát Thuần Cấn trong cuộc sống
  • Ước muốn: Không thành công. Phải chờ đợi.
  • Hôn nhân: Một cuộc hôn nhân không thích hợp, không tốt đẹp. Thêm nữa, khó có thể thành công.
  • Tình yêu: Đơn phương, không thành công.
  • Gia đạo: Gia cảnh đang bế tắc. Gia đình gặp nhiều khó khăn, khốn khổ. Chỉ có sự làm việc chăm chỉ, nhẫn nại mới có thể khắc phục được các khó khăn và mang lại hạnh phúc cũng như thịnh vượng.
  • Con cái: Nhân cách mạnh mẽ, tinh thần tự lập. Chúng giống cha hơn giống mẹ. Thai nghén: con trai. Có thể sinh khó.
  • Vay vốn: Sẽ không thành công. Phải chờ đợi.
  • Kinh doanh: Đình trệ, không có những lời hay lỗ quá lớn nào, mà chỉ có nhiều điều thật nhức đầu.
  • Thị trường chứng khoán: Thay đổi rất ít.
  • Tuổi thọ: Sức khỏe đầy trục trặc, có thể sống yểu. Phải hết sức điều độ.
  • Bệnh tật: Kéo dài. Bệnh lao, xơ cứng động mạch, và các bệnh về não.
  • Chờ người: Sẽ không đến.
  • Tìm người: Người này có thể đang trở về chốn cũ. Hãy tìm ở nơi cao phía đông bắc.
  • Vật bị mất: Không dễ gì tìm được. Hãy tìm ở hướng đông bắc.
  • Du lịch: Không thuận lợi. Hãy chờ và tìm hiểu về sau.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Mất thời gian và không thuận lợi. Tốt nhất hãy tìm cách hòa giải.
  • Việc làm: Tốn nhiều thời giờ mà chẳng mang lại được kết quả nào. Phải chờ.
  • Thi cử: Điểm trung bình hoặc điểm thấp.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ lầm: Không thuận lợi. Tốt nhất hãy giữ nguyên tình trạng hiện tại.
  • Thời tiết: Nhiều mây.
  • Thế vận: hiện đang tạm thời đình đốn, gặp gian nan. Kiên nhẫn chịu đựng sẽ sang vận tốt.
  • Hy vọng: không như ý, hãy thay đổi mục đích.
  • Tài lộc: không có.
  • Sự nghiệp: chưa đến thời cơ.
  • Nhậm chức: khó có chức vị tốt
  • Nghề nghiệp: không chuyển nghề được.
  • Tình yêu: đôi bên không hợp ý
  • Hôn nhân: không duyên phận với nhau.
  • Đợi người: họ không tới.
  • Đi xa: bất lợi.
  • Pháp lý: dây dưa, tốn kém.
  • Sự việc: hãy dừng lại, chờ thời cơ.
  • Bệnh tật: lâu khỏi
  • Thi cử: khó đạt kết quả tốt.
  • Mất của: khó tìm.
  • Người ra đi: người ra đi không biết đi đâu.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Bát Thuần Cấn trong đời sống. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: