Bốc mộ (hay còn gọi là sang cát hoặc cải táng) là một tập tục tang ma được thực hiện sau 3 – 7 năm chôn cất người mất. Vậy bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Các thủ tục bốc mộ, cải táng gồm những gì? Hãy cùng tham khảo bài chia sẻ kinh nghiệm khi cải táng dưới đây của Thăng Long Đạo Quán.
1. Cải táng bốc mộ cần chuẩn bị những gì?
Cải táng, bốc mộ là việc di chuyển ngôi mộ sang một địa điểm mới khang trang và sạch đẹp hơn. Thông thường, 3 năm sau khi mất thì người thân sẽ tiến hành cải táng. Phong tục này thường phổ biến ở miền Bắc hơn là ở miền Nam. Trình tự thủ tục các bước bốc mộ cải táng cần tuân thủ chặt chẽ theo đúng hướng dẫn của người có kinh nghiệm. Nếu không, hành động đào mộ này sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm cả về mặt khoa học lẫn tâm linh.
1.1. Vật dụng để cải táng
Trước khi tiến hành đào áo quan lên, bạn cần phải chuẩn bị những đồ cải táng sau:
- Một cái tiểu sành, một cái quách
- Một miếng vải đỏ để lót trong sành, quách
- Một tấm nilon để khi tắm rửa cho người mất để cốt cho sạch sẽ
- Một tấm bạt lớn để che ánh nắng, che sương
- Vài chai rượu để tẩy rửa âm khí khi mới mở nắp quan tài và dùng để tắm trước khi dùng nước vang.
- Nước vang (hay còn gọi là nước ngũ vị hương gồm các loại thảo mộc như hoa hồi, quế, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn… Bạn có thể mua các gói vang này tại các cửa hàng thuốc Bắc)
- Vài chiếc xô, chậu để “tắm” cho người đã mất trước khi chuyển sang tiểu, sành mới.
Được biết, sau khi nhặt hết cốt, rửa sạch trong chậu bằng rượu và nước vang, người ta trải tấm ni lông ở dưới, tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người. Riêng cái sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên. Tiếp đó, để kiểm tra đã lấy hết hài cốt hay chưa, người ta sẽ làm như sau:
Cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt. Nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt. Nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra xem lại.
1.2. Kiểm tra mộ phần
Việc đầu tiên khi bạn tìm hiểu sang cát cần chuẩn bị những gì đó là kiểm tra mộ phần người đã mất để xem có hay không nên di dời mộ. Theo đó, mộ kết, mộ trùng (tức là những mộ còn nguyên vẹn thi thể hay chưa phân hủy hết) sẽ được giữ nguyên và không được sang cát. Bởi dân gian quan niệm đó là những trường hợp thể hiện sự phước báu của gia đình. Gợi ý: Cách xử lý bốc mộ còn nguyên da thịt
Theo kinh nghiệm đi bốc mộ của nhiều người, nên xây mộ ở huyệt cát. Tức là vị trí đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố phong thủy, hướng, sơn, thủy,… Bởi họ tin rằng đặt mộ ở huyệt cát sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi do người thân đã mất được an nghỉ ở nơi tốt.
1.3. Chọn thời gian bốc mộ
Thời gian bốc mộ sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình. Bên cạnh đó, phải chọn ngày giờ hợp với tuổi của người đã mất hoặc người chủ trì cải táng trong gia đình. Theo sách xưa ghi chép, thời gian tốt nhất để bốc mộ là trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
Để chọn ngày giờ thích hợp bốc mộ cho người đã mất, bạn có thể sử dụng công cụ tra cứu Xem ngày tốt – xấu theo Bát tự của Thăng Long đạo quán.
1.4. Sắm lễ cải táng
Để thủ tục bốc mộ cần chuẩn bị những gì không bị thiếu sót, bạn còn cần chuẩn bị các lễ vật để cúng gia tiên và trình quan thần linh sở tại cho phép đào áo quan cũng như di dời mộ phần. Vật phẩm dâng cúng thường sẽ tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị, quan trọng là sự thành tâm. Song bạn có thể tham khảo cách sắm lễ cải táng truyền thống sau:
- Hương (nhang), hoa quả, trầu cau
- Rượu, thuốc lá, đèn (nến), gạo muối
- Một bộ đồ Quan Thần Linh ( Áo, mũ, ủng ) ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ, giấy tiền vàng mã.
- Xôi, gà trống luộc nguyên con, tam sên (trứng vịt luộc + Thịt lơn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ)
- Một bộ đồ của Quan Thần Linh: có 1 chiếc mũ, 1 bộ quần áo và 1 đôi ủng
- Giò lụa
- Lọ hoa tươi, nên dùng hoa cúc vàng hoặc trắng
- Chén rượu, chén nước
- Nhang thơm, đèn cầy
2. Quy trình bốc mộ như thế nào mới đúng
Kinh nghiệm khi cải táng đó là sa khi đã nắm rõ bốc mộ cần chuẩn bị những gì, có phải mộ kết hay phạm trùng – thi thể chưa tiêu sạch. Lựa chọn vị trí chôn cất mới tốt, vì người xưa cho rằng người mất ở vị trí đẹp sẽ giúp phù hộ cho người sống, tài lộc tấn tới. Sau khi chuẩn bị trước thời gian, đồ vật, xác định vị trí cải táng. chúng ta bắt đầu tiến hành quy trình bốc mộ bao gồm các bước sau:
Đầu tiên, làm lễ cúng xin phép bốc mộ
Lễ cúng xin phép bốc mộ gồm có lễ cúng gia tiên và lễ trình quan thần linh sở tại. Trong đó, vật phẩm dâng tế sẽ tùy thuộc vào điều kiện gia đình nhưng bắt buộc phải có: hương (nhang), hoa, quả, rượu, nước vang (nước ngũ vị hương – mua ở tiệm thuốc Bắc), khăn mặt mới, bàn chải.
Văn khấn làm lễ bốc mộ như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.
Hôm nay là ngày….tháng…..năm…, tại tỉnh…..huyện…..xã …..thôn….. Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền.
Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ) xưa, vắng xa trần thế.
Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.
Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để.
Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.
Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.
Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.
Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.
Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Theo tìm hiểu của thanglongdaoquan.vn khi đã thực hiện được 2 điều trên thì gia đình thực hiện đào áo quan lên:
- Khi ván thiên – ván đậy trên nắp quan tài được cậy ra, gia đình phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tẩy rửa âm khí.
- Sau đó tiến hành lấy cốt, rửa sạch xương cốt và tiểu quách bằng nước vang, dùng vải sạch thấm khô cốt.
- Sắp xếp xương cốt đúng, đủ như cấu tạo cơ thể của một người bình thường. Phải kiểm tra cho đủ, không được phép thiếu. Nếu không thì người mất sẽ thiếu bộ phận và dễ quay về trách mắng, “đòi” tìm lại bộ phận thiếu.
Gia đình bạn có thể áp dụng một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đủ xương cốt hay không đó là: sau khi “đãi cốt” xong người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại.
- Xếp các đồng tiền cổ (hay đồng trinh) vào trong đáy tiểu.
- Trải giấy trang kim kín trong lòng tiểu (dán kín giấy trang kim toàn bộ các mặt trong lòng tiểu), để lại khoảng 2-5 tờ trang kim về sau trải lên trên. Để mặt kim quay vào trong lòng tiểu.
- Trải vải áo bọc cốt lên trang kim, để mở rộng ra sau đó xếp xương cốt thành hình lên vải áo. Có thể dùng một mảnh vải gấp lại để kê dưới xương sọ cho mặt hướng lên trên. Lưu ý phân biệt đầu và chân Tiểu, thường đầu có hình Thọ tròn còn chân có hình Thọ vuông.
- Để thất bảo và lá vàng, bạc vào cùng xương cốt, rồi gấp vải áo lại, để hở mặt của cốt.
- Đóng nắp tiểu sành trùm tấm vải gấm thêu hoa lên Tiểu rồi đặt vào trong quách. Đặt theo đúng chiều đầu và chân của quách.
- Sử dụng các nêm gỗ đã chuẩn bị sẵn để cố định chắc chắn tiểu trong quách.
- Cho đá thạch anh ngũ sắc vào quanh tiểu – khe giữa tiểu và quách. Có thể bớt lại 1/3 số đá Thạch Anh để về sau cho vào trong Huyệt trước khi lấp đất.
- Cuối cùng cho hoa cúc khô hoặc nhài khô lên trên rồi đóng nắp quách lại.
Sau khi đã tắm cho người mất xong thì gia đình nên chuyển quách sang huyệt mộ mới. Sau đó tiến hành lắp chụp đã mua sẵn hoặc xây mộ, tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà sẽ chọn phương pháp phù hợp. Cuối cùng là làm lễ hàn long mạch, nhập mộ cho người mất.
Trước khi xây mộ mới, bạn cần xem giờ tốt để đặt hài cốt mới di chuyển sang. Thông thường khâu này sẽ nhờ chuyên gia phong thủy đi cùng hoặc là gia đình đã xem trước ở thủ tục bốc mộ. Sau khi xây đắp mộ mới xong, bạn sẽ tiến hành làm lễ cúng tạ mộ nhằm xin phép Thần Linh trông coi khu vực đó cùng thông báo cho người đã mất giống như việc đăng ký hộ khẩu.
Theo kinh nghiệm khi cải táng, lễ cúng tạ mộ sẽ chia làm 2 phần như sau:
Phần lễ thần linh
Một phần lễ cho thần linh bao gồm: hương, hoa, quả, xôi, thịt luộc và ít vàng, tiền xu. Lễ cho thần linh sẽ đặt ở nơi có ban thờ thần linh của nghĩa trang hoặc nếu không có ban thờ riêng thì đặt cạnh lễ gia tiên của mình.
Phần lễ gia tiên
- Hương thơm hoa tươi (nên chọn hoa hồng đỏ, bách hợp trắng, cúc hoặc hoa mà người khuất thích): 10 bông
- Trầu cau: 3 lá, 3 quả/cành dài đẹp
- Trái cây: 1 mâm (ngũ quả)
- Xôi trắng: 1 mâm bên trên bày gà luộc (gà trống thiến) nguyên con hoặc giò nạc.
- Rượu trắng: 0,5 lít và 5 cái chén, 10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè (1 lạng/gói) 2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ.
- 1 cây vàng hoa đỏ
- 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím) cùng với 5 bộ mũ, áo cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi.
- Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại..)
- 4 đĩa để tiền vàng riêng: trong đó 1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền 1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền 1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền 1 đĩa có 1 đinh xu tiền
- Quần áo cho người trong mộ phần chọn theo vong linh nam/nữ, phụ lão/ấu nhi tương ứng.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể tùy vào điều kiện hoàn cảnh bản thân để chuẩn bị lễ tạ mộ. Bởi điều quan trọng vẫn là sự thành tâm. Mặt khác, bạn có thể tham khảo văn khấn lễ tạ mộ sau:
Nam mô a di đà phật!
Con kính lạy:
Quan đương xứ thổ địa chính thần
Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,
Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.
Con kính lạy vong linh ….
Hôm nay là ngày…tháng…năm…, là tiết ngày khánh thành mộ chí…
Chúng con là:………
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.
Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……. hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.
Nay nhâm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.
Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : …. (đọc tên các đồ mã dâng cho vong)
Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
3. Lưu ý về các thủ tục bốc mộ sang cát để tránh xui xẻo
Trong quá trình sang cát cần chuẩn bị những gì để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người và tiến hành buổi lễ được suôn sẻ. Gia đình bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Khi tiến hành bốc thì nên đào đất đến nắp ván thiên và để đấy 1 khoảng thời gian chứ không nên mở nắp quan tài ngay. Như vậy sẽ khiến cho các vi khuẩn, không khí không tốt được giảm đi đáng kể.
- Trong các thủ tục sang cát, việc lựa chọn một huyệt đất mới rất quan trọng vì đó sẽ là ngôi nhà an nghỉ lâu dời của người đã khuất. Theo đó, huyệt cát là lựa chọn tốt nhất để chôn cất, tức là nơi có đất khô ráo, thoáng mát, phương hướng hợp phong thủy, tụ nhiều sinh khí.
- Lưu ý, có 3 trường hợp là không thể đặt huyệt mộ vào. Một là núi trọc: Trên núi trọc, đất đai khô nứt nẻ, mạch khí tàng ẩn trong đất đã cạn kiệt do vậy không thể an táng được. Hai là nơi núi đứt gãy: Đất là cội nguồn của sinh khí, có đất rồi mới có khí. Nếu tại khu vực sơn mạch bị đứt gãy do tác động của thiên nhiên hay con người, đường sinh khí bị đứt gãy, không thể an táng được. Ba là núi không dừng: Sinh khí sẽ dừng lại theo sự biến đổi của thế đất. Nơi thế núi đi thẳng không dừng lại không thể chọn làm nơi an táng.
- Khi tiến hành bốc mộ thì cần chuẩn bị kỹ càng các vật dụng, lễ vật để thần linh có thể chứng giám. Đồng thời không làm thất kính với vong linh người đã mất
- Tránh chọn những năm xung sát để tiến hành bốc mộ. Năm xấu, không hợp với tuổi của vong linh người mất sẽ khiến cho gia đình xui xẻo, gặp nhiều bất lợi.
- Lựa chọn ngày giờ tốt để tiến hành sang cát. Không nên thực hiện vào các ngày thuộc trực Kiến, Phá nó có thể làm cho bạn ốm đau, bệnh tật. Ngày thuộc trực Trừ, Nguy có thể làm cho cha mẹ tử vong. Ngày trực Chấp, Bế thì dễ làm tổn hại đến dương khí của gia đình bạn. Còn ngày trực Thu và Khai thì dễ gây ra nhiều tai họa cho gia đình, dòng tộc.
- Bạn có thể xem ngày giờ tốt xấu tại cung cụ của Thăng Long đạo quán. Bốc mộ vào thời gian nào theo quan niệm dân gian có thể ảnh hưởng đến tài vận, con đường công danh sự nghiệp của dòng họ. Chính vì vậy, các gia đình rất chú trọng việc bốc mộ vào khi nào. Theo đó, người xưa thường bốc mộ vào ban đêm hoặc rạng sáng, tránh cải tang ban ngày vì ánh sáng mặt trời sẽ hủy hoại hài cốt. Mặt khác, tốt nhất là chọn ngày giờ hợp tuổi người đã khuất để cải táng.
- Khi tiến hành bốc mộ không nên nói tục chửi bậy, nói lớn. Điều này thể hiện sự không thành kính đến người đã mất.
- Không nên để những người có thể trạng sức khỏe yếu, người yếu bóng vía như người già, trẻ nhỏ, người ốm đau bệnh tật, phụ nữ có thai. Những người này rất dễ nhiễm khí lạnh, dễ bị người khuất mặt trêu chọc
Trên đây là chia sẻ về việc sang cát, bốc mộ cần chuẩn bị những gì mà bạn có thể tham khảo. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để cập nhật kiến thức về kinh nghiệm khi cải táng nói riêng và phong tục Việt Nam và phong thủy Việt. Ngoài ra, người dùng ứng dụng sẽ được trải nghiệm với hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí (xem ngày tốt xấu, xem Bát tự, Tử vi, xem tuổi vợ chồng,…).
Xem thêm: