Cây lưỡi hổ là loại cây phong thuỷ được nhiều người trồng và trưng bày trong nhà bởi quan niệm nó sẽ mang đến tài lộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trồng loại cây này. Sau đây là hai tuổi tuyệt đối nên tránh, nếu trồng chỉ rước nợ vào người.
Đôi nét về cây lưỡi hổ
Cây Lưỡi Hổ có lá dày, mọng nước, cứng cáp và vươn thẳng. Viền là có màu vàng, lòng lá có màu xanh xen kẽ vàng. Cây có chiều cao trung bình 30cm – 1m.
Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc. Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩ cho phong thuỷ rất lớn.
Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính. Để phát huy được tác dụng về phong thuỷ, ta nên tìm đặt vị trí phù hợp cho cây. Vị trí tốt sẽ giúp ta có được may mắn, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống.
Cây Lưỡi Hổ cần được đặt ở nơi có nhiều ánh sáng. Trong trường hợp cây để trong bóng râm thì khoảng 10 ngày, bạn đưa cây ra ánh sáng 1 lần. Mặt khác, đây cũng là loài cây chịu hạn tốt nên mỗi tháng chỉ cần tưới cho cây 1 lần.
- XEM THÊM: Lưu ý khi chọn cây phong thuỷ
Các tuổi không nên trồng cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ được chia thành nhiều loại: lưỡi hổ trắng, lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ vàng, lưỡi hổ viền vàng. Mỗi loại cây lại có tuổi khắc khác nhau.
Lưỡi hổ trắng
Những loại cây lưỡi hổ màu trắng sở hữu cho mình một vẻ bề ngoài hết sức khác biệt. Thay vì màu xanh đặc trưng vốn có, những chiếc lá của loại cây này như được phủ thêm một lớp sáp bạc vô cùng ấn tượng.
Với màu sắc độc đáo, cây lưỡi hổ trắng trong phong thủy rất kỵ với những người thuộc mệnh Thổ và mệnh Mộc. Vậy nên, những người nằm trong hai cung mệnh này không nên chọn cây lưỡi hổ trắng để đặt ở trong nhà hoặc phòng làm việc.
Những tuổi kỵ với cây lưỡi hổ trắng là: Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003),…
Lưỡi hổ xanh
Cây lưỡi hổ xanh không có viền vàng ở bên ngoài mà chỉ có độc nhất một màu xanh sẫm và trắng xen kẽ. Sự kết hợp này tạo nên một hiệu ứng hết sức bắt mắt, khiến cho người nhìn vô cùng ấn tượng.
Trong nghiên cứu phong thuỷ, cây lưỡi hổ xanh có màu sắc chính là xanh sẫm và trắng – hai màu tương sinh với mệnh Kim. Theo thuyết ngũ hành, Kim là cung mệnh khắc với các cung như Mộc và Thổ.
Những tuổi thuộc hai cung mệnh Mộc và Thổ cần tránh cây lưỡi hổ xanh là: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1990), Tân Mùi (1991), Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999),…
Lưỡi hổ vàng
Cây lưỡi hổ vàng nổi bật với màu sắc đặc trưng của nó.
Theo các chuyên gia phong thủy, cây lưỡi hổ vàng mang tính Thổ. Trong quy luật tương khắc của thuyết ngũ hành, mệnh Thổ khắc với mệnh Hỏa và mệnh Thủy. Vậy nên, cây lưỡi hổ màu vàng rất kỵ với những người thuộc vào hai cung mệnh Thủy và Hỏa.
Những năm sinh khắc cây lưỡi hổ vàng bao gồm: Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi (1967), Giáp Dần (1974), Ất Mão (1975), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997),…
Lưỡi hổ viền vàng
Đúng như cái tên của mình, cây lưỡi hổ với những chiếc lá có màu xanh ở giữa, viền mép là được tổ điểm nổi bật bằng sắc vàng rực rỡ. Trong thuyết ngũ hành, Thổ khắc Thủy và Thủy khắc Hỏa nên cây lưỡi hổ viền vàng không phù hợp với những người thuộc hai cung mệnh này.
Vì vậy, những người mệnh Thủy và mệnh Hỏa không nên chọn cây lưỡi hổ viền vàng cho mình. Cây lưỡi hổ viền vàng kỵ với những tuổi sau: Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn (1964), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),…