Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là dịp lễ quan trọng để mỗi gia đình bày tỏ lòng thành kính đến gia tiên, thần Phật và tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Nhiều người chọn bài cúng bằng văn khấn chữ Hán, người lại cúng theo chữ Nôm. Hãy cùng Thăng Long đạo quán xem văn khấn Rằm tháng Giêng bằng âm Hán khác gì so với chữ Nôm để từ đó tìm ra bài cúng thích hợp nhất cho gia đình. 

1. Sự khác nhau giữa văn khấn Rằm tháng Giêng bằng âm Hán và chữ Nôm

Được biết, văn khấn Rằm tháng giêng bằng âm Hán thường sử dụng nhiều câu từ theo Hán tự Trung Quốc nên phải có kiến thức am hiểu chuyên sâu mới hiểu rõ nội dung bài cúng. Mặt khác, chữ Nôm là hệ ngữ được tạo ra từ các ký tự chữ Hán phồn thể và thuần Việt. Nên đọc văn khấn theo kiểu chữ này sẽ dễ hơn.

Dưới đây là 2 bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng bằng âm Hán và chữ Nôm mà bạn có thể tham khảo.

Đi chùa Rằm tháng Giêng

1.1. Văn khấn Rằm tháng Giêng bằng âm Hán

Duy!
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Đệ ngũ thập……niên, …nguyệt, …nhật.………tỉnh, ……huyện,……xã(phường), …thôn.
Tín chủ con là : ……….cung thừa phụ mẫu mệnh cập chư thúc mệnh, hiệp dữ bào đệ, tỷ muội, nội ngoại, tử, tôn, hôn, tế đẳng đồng gia gia kính bái.
Tư nhân : Lễ Vọng (ngày rằm).
Cẩn dĩ : hương đăng (hương đèn nến), trà tửu (chè rượu), quả phẩm (hoa quả), phù lưu (trầu cau), trư nhục (thịt lợn), tư thành (xôi), hàn âm (gà),tỉnh quả (bánh trái), kim ngân minh y (vàng mã), đẳng vật chi nghi (các thứ khác), cung trần bạc tế.
Kính thỉnh :
Hiển : Tiên Tổ khảo, Tiên Tổ tỷ(trên kỵ)
Cao Tổ khảo, Cao Tổ tỷ (kỵ)
Tằng Tổ khảo, Tằng Tổ tỷ (cụ)
Tổ khảo, Tổ tỷ (ông, bà)
Khảo, Tỷ (cha, mẹ)
Liệt vị chư tiên linh
Kính kỵ : tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cập chư phụ vị, thương vong tòng tự, đồng lai hâm hưởng.
Tọa tiền viết :
Kính cẩn thưa rằng – Lễ Vọng đêm rằm. Đến vận phong đăng, Ánh trăng vằng vặc
Tuân theo lệ tục – Bát nước nén hương – Kính cẩn lạy dâng – Tôn thần, tiên tổ – Cúi trông phù hộ – Cứu khổ, trừ tai – Tiến lộc, tăng tài – Giá trai hiếu thảo – Vợ chồng hòa hảo – Vận đáo hanh thông – Sắc sắc không không – Âm dữ dương đồng – Dốc lòng cầu khẩn – Cúi xin soi tận – Ý khẩn, tâm thành – Muôn đội tôn linh.
Phục duy ! Thượng hưởng.

1.2. Văn khấn Rằm tháng Giêng bằng chữ Nôm

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

–  Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

2. Chọn văn khấn Rằm tháng Giêng nào thì tốt?

Văn khấn Rằm tháng Giêng bằng âm Hán thường áp dụng cho các thầy cúng. Còn bài cúng Rằm tháng Giêng bằng chữ Nôm vì dễ đọc, dễ khấn nên được nhiều gia đình sử dụng. Chọn văn khấn theo chữ nào không quan trọng, quan trọng là bạn thành tâm và có thể đọc rõ ràng bài cúng.

văn khấn rằm tháng giêng bằng âm hán

Dù bạn chọn văn khấn Rằm tháng giêng bằng âm Hán hay chữ Nôm thì điều quan trọng nhất đó chính là cần thành tâm, kính trọng đối với Thần Phật, gia tiên. Mặt khác, Thăng Long đạo quán hiện đã có phiên bản ứng dụng trên điện thoại nhằm giúp mọi người có thể thuận tiện theo dõi và tra cứu các tin tức về phong thủy Việt.

Bên cạnh đó, người dùng ứng dụng còn được sử dụng miễn phí 100% các công cụ như: xem ngày tốt xấu, xem tuổi, lập lá số Bát tự, Tử vi, xem phong thủy nhà cửa, tìm sim phong thủy,… và mỗi ngày nhận một bản tin luận giải tóm tắt về công việc, tình duyên, tài lộc, sức khỏe, những điều nên hoặc không nên làm.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS dưới đây:

Thăng Long Đạo Quán gợi ý