Theo đúng phong tục, lễ Trừ tịch đêm 30 Tết thường chia làm 2 lễ, bao gồm cúng giao thừa ngoài trời và cúng giao thừa trong nhà. Mặt khác, vì những lý do khác nhau mà một số gia đình phải ở thuê. Họ khá băn khoăn chuyện có bắt buộc phải cúng giao thừa ở phòng trọ không? Thăng Long đạo quán sẽ giải mã vấn đề giúp quý vị trong bài viết sau. 

1. Có nhất thiết phải cúng giao thừa ở phòng trọ hay không?

Lễ cúng giao thừa (còn gọi là lễ trừ tịch) mang ý nghĩa đặc biệt với người dân Việt. Đây không chỉ là nghi lễ của người sống bày tỏ tấm lòng với bậc bề trên mà còn là dịp gia đình đoàn viên, cùng nhau tiễn cũ nghênh tân.

Đối với những gia đình có nhà riêng thì việc tổ chức lễ cúng giao thừa đêm 30 Tết không quá khó khăn. Nhưng với người phải ở thuê thì nghi thức này lại là một niềm trăn trở khác. Rất nhiều người băn khoăn không biết có nhất thiết cúng giao thừa ở phòng trọ hay không? Nếu bắt buộc thì phải tiến hành như thế nào?

Lý giải vấn đề này, các chuyên gia phong thủy cho biết lễ trừ tịch là cúng “Thiên”, cúng quan Hành khiển, cúng Thần Phật, ông bà tổ tiên. Mà phòng trọ không phải nhà riêng, các vị gia tiên đó cũng là của chủ cho thuê. Vì vậy, người đi thuê không nhất thiết phải tổ chức cúng giao thừa ngoài trời. Nhưng lại có thể làm một mâm lễ nhỏ cúng giao thừa trong nhà.

>> Xem thêm:Tất tần tật điều cần biết cúng giao thừa ở chung cư

cúng giao thừa ở phòng trọ

2. Cúng giao thừa ở phòng trọ như thế nào?

Các bước tiến hành cúng giao thừa ở phòng trọ cũng không khác gì nhiều so với ở trong nhà riêng. Cũng chọn giờ Tý ngày mồng 1 Tết (tức là hành lễ vào lúc 00 giờ ngày mùng 1 tháng Giêng). Nếu có bàn thờ riêng trong phòng, gia chủ có thể bày đồ cúng lên trên. Ngược lại, không có bàn thờ, quý vị có thể dùng một bàn nhỏ để đặt mâm lễ theo hướng Bắc (nơi làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế) hoặc hướng Đông (làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh).

2.1. Mâm lễ cúng giao thừa ở phòng trọ

Mâm lễ cúng giao thừa ở phòng trọ có thể không cần “mâm cao cỗ đầy” nhưng cũng không vì thế mà sơ sài, quý vị cần có những lễ vật và món ăn thờ cúng như sau:

  • Lễ vật cúng giao thừa:

– Hương, hoa, mâm ngũ quả, trầu cau

– Tiền vàng mã, đèn hoặc nến

– Gạo, muối, rượu, trà, bánh mứt

  • Mâm cơm cúng giao thừa (tùy điều kiện gia đình):

Miền Bắc: gà luộc, bánh chưng, xôi, giò lụa hoặc chả, nem, nộm, hành muối, móng giò hầm măng, bóng, miến, mọc.

Miền Trung: bánh tét, dưa món, giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, dưa giá, măng khô ninh, miến, ram, chả tôm, nem lụi,…

Miền Nam: bánh tét, canh măng tươi, canh mướp đắng nhồi thịt, gỏi tôm thịt, dưa giá, chả giò, thịt kho,… họ thường ưu tiên món nguội.

2.2. Văn khấn cúng giao thừa ở phòng trọ

Gia chủ cúng giao thừa ở phòng trọ có thể khấn theo văn khấn Nôm như sau:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương niên hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần

Con kính lạy các cụ Tổ Tiên nội ngoại, chư vị tiên linh

Nay nhân phút Giao thừa năm Canh Tý

Chúng con là …………….

Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên Đán, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cúng trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, tiến cúng Tổ Tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các ngài bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này.

Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc chư vị hương linh, cúi xin giáng về linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ hậu chủ, y thảo thụ mộc ở đất này. Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, vạn sự cát tường. Bốn mùa bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Tâm thành cẩn nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

>>> Xem thêm:Cúng giao thừa gà quay đầu ra ngoài hay vào trong

3. Lưu ý khi cúng giao thừa ở phòng trọ

Khi cúng giao thừa ở phòng trọ chắc hẳn quý vị sẽ gặp phải nhiều điều bất tiện. Để tiễn năm cũ, đón năm mới an lành và hạnh phúc, các gia đình ở thuê nên lưu ý một số điều như sau:

  • Khi thắp hương cúng giao thừa ở phòng trọ, gia chủ nên mở tất cả các cửa, gồm cửa sổ, cửa chính. Điều này tránh gây bí bách, đồng thời để Thần Phật tứ phương trời hay tổ tiên “ghé thăm”.
  • Không gian phòng trọ khá hẹp nên không tốt nhất gia chủ không sử dụng hương vòng.
  • Nên dùng đèn hoặc nến cốc nhỏ đặt trên mâm lễ cúng giao thừa để đảm bảo không gây cháy nổ
  • Cần dọn dẹp tất cả các đồ vật dễ cháy tránh xa bàn thờ cúng giao thừa.
  • Năm Tân Sửu 2021 ở hướng Tây Nam có Hỷ thần và Tài thần nên gia chủ có thể hướng về phương vị này mà khấn để cầu may mắn, tài lộc.
  • Khi hóa vàng mã cúng giao thừa cần chú ý đem ra ngoài hoặc đốt từ từ trong một vật không không cháy.
Hóa vàng mã ở phòng trọ cần lưu ý để tránh cháy nổ

>>> Xem thêm: Lưu ý khi đốt vàng mã cúng giao thừa? 

Trên đây là những chia sẻ về việc cúng giao thừa ở phòng trọ. Nếu còn băn khoăn điều gì cũng như muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức phong tục tập quán, phong thủy Việt khác thì bạn có thể cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại. Ứng dụng cung cấp tin tức thường xuyên liên tục, kho kiến thức phong thủy, mệnh lý phong phú, đồng thời hỗ trợ hàng loại công cụ miễn phí như xem Bát tự, Tử vi, phong thủy số, cải vận bổ khuyết,… và mỗi ngày dành cho người dùng một bản tin gợi ý nên hoặc không nên làm gì để công việc, tình duyên thuận lợi, sức khỏe dồi dào.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán cho máy Android và IOS tại đây: