Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch là bách gia sẽ làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Tuy tập tục này diễn ra nhiều lần nhưng việc cúng ông Táo dưới bếp hay trên nhà vẫn khiến nhiều người băn khoăn. Bài viết sau của Thăng Long đạo quán sẽ giúp quý vị giải mã vấn đề này. 

1. Ý nghĩa cúng ông Táo Quân

Trong tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam, dân gian thường quen gọi 3 vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ là Táo Quân hay ông Công ông Táo hoặc đơn giản là ông Táo. Đây là 3 vị thần được Ngọc Hoàng đại đế phái xuống trần gian giám sát những chuyện thiện – ác của con người. Sau đó, hàng năm cứ vào 23 tháng Chạp (âm lịch), Táo Quân sẽ cưỡi “cá chép hóa rồng” về báo cáo để Thiên đình định đoạt công tội cho các gia đình. 

Vì vậy, trước khi các Táo về chầu trời, người dân lại sắm sửa mâm lễ cúng chu đáo với mong muốn ông Táo sẽ nói tốt cho mình trước Ngọc Hoàng. Mặt khác, đây là một phong tục dân gian cũng như là một nét đẹp văn hóa tâm linh nên rất ít tài liệu quy định cụ thể việc cúng ông Táo dưới bếp hay trên nhà.

cúng ông công ông táo ở bếp hay trên ban thờ
Mỗi gia đình lại có quan niệm thờ cúng ông Táo khác nhau.

2. Cúng ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ là đúng?

Đối với những gia đình không có bàn thờ Táo Quân riêng thì việc cúng ông Công ông Táo ở đâu luôn là câu hỏi khó. Thông thường, mỗi người thường tự bày lễ theo quan niệm riêng của bản thân hay theo văn hóa vùng miền. Trong đó, cúng ông Công ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ là được lựa chọn nhiều nhất. 

2.1. Đối với nhà riêng

Theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, các gia đình có nhà riêng thực hiện cúng ông Táo tại phòng bếp hoặc trên bàn thờ đều được. Nếu gia chủ có khu vực bếp tách biệt, rộng, thoáng, hướng tốt thì chỉ cần dọn dẹp sạch sẽ, sắp xếp mọi thứ ngăn nắp là có thể hành lễ cúng Táo Quân. Nhưng trong trường hợp, phòng bếp của gia chủ gắn liền với phòng vệ sinh thì tốt nhất nên tiến hành lễ 23 tháng Chạp ở trên bàn thờ thần linh trong nhà. Cụ thể:  

  • Gia chủ sẽ đặt mâm cỗ cúng ông Công ông Táo trên một bàn nhỏ ngay dưới bàn thờ chính trên nhà. 
  • Ngoài ra, gia chủ cần lưu ý không bày mâm cúng ông Táo lên bàn thờ Phật. Bởi đây là 2 tín ngưỡng hoàn toàn khác nhau. 
cúng ông Táo dưới bếp hay trên nhà
Thực hiện cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ trên nhà là thích hợp nhất.

Tính đến hiện tại vẫn chưa có một tài liệu nào ghi chép và xác định việc cúng ông Công ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ là đúng. Nhưng tựu chung lại, khi muốn thờ phụng phải cần tìm nơi sạch sẽ, trạng trọng thì mới thể hiện được lòng kính trọng của gia chủ với các bậc thần linh.

>>> Xem thêm: Sự thật về ông Công ông Táo ít ai biết

2.2. Đối với nhà ở chung cư

Khác với những các gia đình có nhà riêng, hộ chung cư gặp khá nhiều vấn đề trong việc thờ cúng. Bởi có không ít gia đình có không gian không chật hẹp, không được tự do, thậm chí đôi khi phòng bếp cũng không hoàn toàn tách biệt với phòng khách hay phòng vệ sinh. Cho nên gia chủ không nên cúng ông Công ông Táo dưới bếp. Mà nên bày mâm lễ cúng Táo Quân trên bàn nhỏ đặt dưới bàn thờ gia tiên trong nhà để hành lễ. 

cúng ông công ông táo ở bếp hay trên ban thờ
Nhà chung cư có thể cúng ông Công ông Táo bày ở giữa nhà

Năm nay, ngày 23 tháng Chạp sẽ rơi vào ngày Kỷ Mùi nên gia chủ có thể cúng vào các khung giờ như 5 – 7 giờ hoặc 9 – 11 giờ. Đây là những thời điểm cúng sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho gia chủ.

Hy vọng với những kiến thức tổng hợp trên sẽ giúp ích cho quý vị về cẩm nang thờ cúng Táo Quân. Ngoài ra, để mọi người thuận tiện tra cứu cũng như giải đáp những thắc mắc khác liên quan việc cúng ông Công ông Táo nói riêng, phong tục tập quán Việt nói chung, Thăng Long đạo quán đã cho ra mắt ứng dụng trên điện thoại. Bạn không chỉ được sử dụng miễn phí các công cụ tra cứu (Bát tự, Tử vi, phong thủy số, xem ngày tốt xấu, xem tuổi, xem phong thủy bát trạch,…) mà còn được các chuyên gia phong thủy trực tiếp hỗ trợ tư vấn. 

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán cho máy Android và IOS tại đây:

Chúc quý bách gia vạn sự bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc!

Xem thêm: