Quẻ Địa Thiên Thái là quẻ số 11 trong tổng số 64 quẻ Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ tốt hay xấu? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và ứng dụng của nó vào mọi mặt trong đời sống như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Địa Thiên Thái là gì?

Quẻ Địa Thiên Thái là quẻ Đại Cát trong Kinh Dịch
Quẻ Địa Thiên Thái là quẻ Đại Cát trong Kinh Dịch

Quẻ Địa Thiên Thái (đồ hình |||:::) còn gọi là quẻ Thái (泰 tãi), là quẻ số 11 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☰ (||| 乾 qiàn) Càn hay Trời (天).
  • Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kún) Khôn hay Đất (地).

Giải nghĩa: Thông dã. Điều hòa. Thông hiểu, am tường, hiểu biết, thông suốt, quen biết, quen thuộc. Thiên địa hòa xướng chi tượng: tượng trời đất giao hòa.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Địa Thiên Thái

2.1. Thoán Từ

Thái, tiểu vãng, đại lai, kiết hanh.

Tắc thị thiên địa giao nhi vạn vật thông dã.

Thượng hạ giao nhi kỳ chí đồng dã.

Nội Dương nhi ngoại Âm, nội kiện nhi ngoại thuận

Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhơn,

Quân tử đạo trưởng; tiểu nhơn đạo tiêu dã.

泰,小 往,大 來,吉 亨。

則 是 天 地 交 而 萬 物 通 也。

上 下 交 而 其 志 同 也。

内 陽 而 外 陰,内 健 而 外 順。

内 君 子 而 外 小 人。

君 子 道 長,小 人 道 消 也。

Thái, là cái nhỏ đi ra, cái lớn trở vào trong, nên mới được tốt và hanh thông. Cái nhỏ đây, là nói về bọn tiểu nhơn bị hất ra ngoài chánh trường, không được trọng dụng; cái lớn nói trên đây là ám chỉ bọn người quân tử được trọng vọng và nắm được quyền. Hay nói một cách khác: trong là dương (quân tử), ngoài là âm (tiểu nhơn), trong thì cường kiện mà ngoài phải biết nhu thuận và tuân lệnh. Như thế, đạo của người quân tử càng ngày càng lớn, thì đạo của bọn tiểu nhơn phải càng ngày càng suy! Đó là thời Thái vậy.

Đó phải là cái đạo trị nước nếu muốn được hanh thông, phải được như vậy; và nói chung, đây cũng là nguyên lý của cả cái đạo tề gia, trị quốc, bình thiên hạ! Người Trên phải biết Nhu thuận, đó là hào Lục Ngũ.

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.2. Đại Tượng

Thiên Địa Giao: Thái.

Hậu dĩ tài thành, thiên địa chi đạo, phụ tướng; thiên địa chi nghi, dĩ tá hữu dân.

大 象:天 下 交,泰。

后 以 財 成,天 下 之 道,輔 相,天 下 之 宜, 以 左 右 民。

Thời Thái, là nhớ Âm Dương Trời Đất hậu được khí Thái hòa! (Chữ “hậu 后” là ám chỉ bậc Nguyên thủ, người cầm quyền thiên hạ; “tài thành” là cắt xén cho thành được Đạo của Trời Đất; “phụ tướng” là bổ bất túc, bù đắp vào chỗ khiếm khuyết cho được tròn đầy (phụ tướng thiên địa chi nghi).

Bậc Thánh nhơn trị nước thời Thái, phải biết lo tài xén chỗ dư, bù đắp chỗ thiếu, như vấn đề giàu nghèo không nên để cho dân chúng quá thiếu thốn, lấy chỗ thừa mà bù đắp vào chỗ thiếu.

“Tá hựu dân”, là phải lo giúp đỡ dân; dù có được thiên thời, địa lợi, cũng còn phải lấy sức người phụ vào, dùng đến phép “tài thành phụ tướng” cho mọi người giữ được mức quân bình của sự sống, đừng để có sự thái quá hay bất cập khiến cho vô số hiện tượng bất công xảy ra trong xã hội. Hoặc có kẻ quá giàu, quá sướng; hoặc có kẻ quá nghèo, quá khổ, như thế không được ổn!

2.3. Tiểu Tượng

2.3.1. Hào Sơ Lục

Bạc mao nhự, dĩ kỳ vậng, chinh, kiết.

初 九:抜 茅 茹,以 其 彙,征,吉。

Hào Sơ cửu là hào dương cương, lại được cư dương vị, là hạng có tài cương minh, còn ở vị thấp.

Ở vào thời Thái, mà cả 3 hào Dương, có khác nào cả một lũ người quân tử dắt díu nhau cùng lên. Sơ cửu, tuy còn ở địa vị thấp, nhưng lại được hai hào trên cùng lúc tiến lên, có khác nào nhổ một chùm rễ, vừa nhổ một cây mà cả chùm đều được nhổ lên một lượt. Ở thời Thái, mà quân tử cùng nhau kết đoàn thì còn việc gì mà chẳng làm xong? nên mới nói “chinh, kiết 征,吉”. (“Mao”, là cỏ tranh).

2.3.2. Hào Cửu Nhị

Bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di, bằng vong, đắc thượng vu trung hành!

九 二:包 荒,用 馮 河,不 遐 遺, 朋 亡,得 尚 于 中 行。

Bao hoang, đắc thượng vu trung hành, dĩ quang đại dã.

象 曰:包 荒,得 尚 于 中 行,以 光 大 也。

Thời thái bình, điều cần nhất cho bậc cầm quyền trị nước, là phải có một tấm lòng khoan đại, cởi mở dung chứa được tất cả mọi người cả thiện lẫn ác… Hào Cửu Nhị đây, rất quan trọng trong thời Thái. Đó là hào đắc trung đắc chánh của quẻ Kiền (nội Kiền), tương ứng với hào Cửu Ngũ, tượng một bậc nguyên thủ. Có điều là, Cửu Ngũ là bậc chí tôn nhưng thuộc Âm nên tài hoa kém thua Cửu Nhị cương cường hơn. Cửu Ngũ tuy là bậc chí tôn phải biết hạ mình, vì mình thuộc về ngoại quái là quẻ Khôn, cầu bậc hiền tài là Cửu Nhị, và trao hết binh quyền cho Nhị lên làm Tướng Quốc!

Muốn làm tròn nhiệm vụ vô cùng quan trọng ấy, Cửu Nhị phải có đủ 4 đức sau đây, là:

  1. Bao hoang 包 荒
  2. Dụng bằng hà 用 馮 河
  3. Bất hà vi 不 遐 遺
  4. Bằng vong 朋 亡

Ôi! Tại sao Cửu Nhị và Cửu Ngũ tương giao tương ứng như thế… thì việc làm còn gì khó, mà hào từ lắm lời răn đe, nói đi nhắc lại mãi? Là bởi họa thường núp trong cái phúc, kẻ lãnh trách nhiệm quá to, cần phải luôn luôn tâm niệm để đừng bị phải cái họa bất ngờ!

2.3.3. Hào Lục Tam

a/ – Vô bình bất bí

– Vô vãng bất phục

– Gian trinh vô cựu

– Vật tuất kỳ phù

– Vu thực hữu phúc

無 平 不 陂。

無 往 不 復。

艱 貞 無 咎。

勿 恤 其 孚。

于 食 有 福。

b/ – Vô vãng bất phục, thiên địa tế dã.

無 往 不 復,天 地 際 也。

Hào Cửu Tam là hào Dương trong bầy Dương, tuy bất đắc trung, vẫn ở trong vận Thái, đó là một bậc đàn anh trong đám người quân tử, đóng vai một bậc lão thành; chẳng cần lo có lỗi (vô cựu). Nhưng dương khí đã lên đến hào ba quẻ Kiền, là dương cực thịnh e phải qua đoạn suy vong sắp đến!

Thánh nhân tác Dịch, có lời răn: đường đời thẳng rẳng chẳng lẽ thẳng rẳng mãi mà chẳng bao giờ bị nghiêng đổ hay sao (vô bình bất bí), vận nước cứ lên mãi mà chẳng bao giờ sụt xuống hay sao? (vô vãng bất phục). Xử vào địa vị của hào Cửu Tam, phải để tâm phòng cảnh gian nan mới không có điều hối lỗi (gian trinh vô cựu), không có gì phải lo đến họa hoạn (vật tuất). Đã chẳng những không lo đến họa hoạn lại còn được hưởng phúc nữa là khác!

Nếu ở hào Cửu Nhị mà lên tới Cửu Tam thì người quân tử có quyền an hưởng tuổi già không còn phải lo sợ gì nữa (vật tuất kỳ phù, vu thực hữu phúc).

Hễ có “bình” ắt có “bí”; có “vãng” ắt có “phục”, thiên vận là thế, lẽ tự nhiên là thế! Không có sự đi ra nào mà chẳng có sự trở về (như cái đòng đưa lắc qua lắc lại mãi không bao giờ ngưng), đó là sự giao tế của Âm Dương Trời Đất (thiên địa tế dã).

2.3.4. Hào Lục Tứ

Phiên phiên, bất phú dĩ kỳ lân, bất giới dĩ phu.

六 四:翩 翩,不 富 以 其 鄰,不 戒 以 孚。

Phiên phiên bất phú, giai thất thực dã

翩 翩 不 富,皆 失 實 也。

Bất giới dĩ phu, trung tâm nguyện dã.

不 戒 以 孚,中 心 原 也。

Một âm len lỏi vào hàng quân tử, nó đã bắt đầu đi xuống… Bên trên 2 hào âm cũng đun đẩy cho đi xuống thêm mạnh hơn, khiến cho Tứ cùng cả bầy âm vùn vụt bay xuống vực sâu của lòng ti tiện, hiểm ác, dọn đường đi qua thời Bĩ!

Nhưng, dù sao, bọn họ vẫn còn ở trong thời Thái, đành phải nhượng bộ cho bọn người quân tử đang lên, mà bước lần ra ngoài… Dù sao, bọn tiểu nhơn có bao giờ chịu an phận! tánh khí họ là như thế! Nếu biết an phận thì ra họ là người quân tử rồi sao? Thấy thời của Thái đã quá nửa rồi, họ kết bè với nhau để len lỏi vào trong nội bộ để lấn áp người quân tử!

“Phiên phiên” là kết bầy mà bay cho mau, thành ra chỉ là một bầy người “bất phú”, nghĩa là nghèo nàn, khát vọng, thiếu thốn luôn luôn. Liên kết nhau thành một bọn tiểu nhơn, ai ai cũng đều đã tin nhau rồi (bất giới, dĩ phu). Theo thông lệ của Dịch, thì hào Dương là có dư (phú), hào Âm là bất túc (bần hay bất phú). Cả 3 hào âm, là cả một bầy “bất phú”! Mà hễ “bần cùng sinh đạo tặc, còn phú quý sinh lễ nghĩa” là lẽ dĩ nhiên như vậy! Chữ “phú quý” hay “bần cùng” nói đây không hẳn là nói về tiền bạc, mà nói chung cả tinh thần bất túc hay hữu dư về đạo đức! Có kẻ thật nghèo tiền nghèo bạc mà không tham; có kẻ rất giàu tiền giàu bạc lại hết sức gian tham, một thứ gian tham không đáy! nhà Phật gọi bọn đó là bọn người “ngạ quỉ” (quỉ đói) “bất phú, thất thực” (không giàu, thiếu ăn).

Người quân tử mà gặp hào này “động”, cần phải cảnh giác: hãy coi chừng bọn tiểu nhơn sắp hợp nhau mà làm những điều càn dở! Hãy cẩn thận dòm ngó kỹ chung quanh.

2.3.5. Hào Lục Ngũ

Đế ất qui muội, dĩ chỉ, nguyên kiết.

六 五:帝 乙 歸 妹,以 祉,元 吉。

Tượng viết:

Dĩ chỉ nguyên kiết, trung dĩ hành nguyện dã.

象 曰:以 祉 元 吉,中 以 行 愿 也。

Ngũ, là ngôi chí tôn, âm nhu lại đắc trung, lại ở vào thời Thái, bên dưới có nhiều bậc hiền tài cương minh tài đức là Cửu Nhị được Ngũ chính ứng và giao hết quyền trị nước.

Ở ngôi chí tôn mà quên hết địa vị tôn quý của mình, trăm việc đều toàn nhờ một tay Cửu Nhị thì có khác nào bà Quận chúa em vua Đế Ất hạ mình lấy một kẻ thường dân (Đế Ất qui muội). Kẻ ở trên mà dám hạ mình “khuất kỷ hạ hiền” như vua Nghiêu hạ mình tìm ông Thuấn để truyền ngôi, chắc chắn sẽ được kết quả tốt.

Hào Lục Ngũ sở dĩ được “dĩ chỉ nguyên kiết” là nhờ nhu trung ở Ngũ hào lại gặp được cương trung ở Nhị hào, thảy đều hợp theo chí nguyện của nhau, cho nên thực sự, đâu có bên nào bị ép mình hay miễn cưỡng gì cả! Vua Đế Ất nhà Thương có ra lệnh khi gả em mình cho thường dân: dù là hàng Công chúa hay Quận chúa mà lấy chồng thường dân phải biết quên địa vị tôn quý của mình mà thờ chồng như bất cứ hạng thường dân nào. Có vậy, mới có được hạnh phúc! Rõ người xưa uyên thâm và tâm lý biết là chừng nào!

2.3.6. Hào Thượng Lục

Thành phục vu hoàng, vật dụng sư, tự ấp, cáo mạng, trinh, lẫn.

上 六:城 復 于 隍,勿 用 師, 自 邑,告 命,貞 吝。

Tượng viết:

Thành phục vu hoàng, vật dụng sư, kỳ mạng loạn dã.

象 曰:城 復 于 隍,勿 其 命,其 命 亂 也。

“Thành phục vu hoàng” là thành quách sắp đổ nát và rơi xuống hố sâu. Đây, là muốn nói đến một kẻ tiểu nhơn được đặt vào địa vị một kẻ tối cao, đó là sắp đi vào “thời loạn” của quẻ Bĩ, sắp chìm vào hố sâu không đáy!

Sự biến chuyển đã được tiên báo ngay ở hào Lục Tứ rồi. Móc đất để đắp thành cho cao, thành đổ lại rơi vào hào vũng đã được móc đất ấy!

Quẻ Thái mà đi đến hào Thượng mà cũng là hào thượng của ngoại Khôn, đó là đã đến thời chung kết của thời Thái rồi: thịnh cực loạn sinh hay trị cực loạn sinh! Thượng lục là hào Âm lại cầm đầu bọn tiểu nhơn, thì chính hắn là tay phản động số một rồi còn gì! Thánh nhơn thấy vậy, mới có lời than: “Thành phục vu hoàng” (thành trì đã đổ nát thành tro bụi rồi!)

XEM THÊM:Quẻ 10 – Thiên Trạch Lý

3. Quẻ Địa Thiên Thái là quẻ HUNG hay CÁT?

“Thái” có nghĩa là “thông thái” tức hanh thông yên ổn. Mọi sự hanh thông yên ổn, vì thế mới có hình tượng “Hỷ báo tam nguyên”. “Tam nguyên” là ba vòng thi. “Hỷ báo tam nguyên” là chuyện một người đi thi ba vòng thi, sau đó về nhà đợi kết quả. Một hôm bỗng thấy có người đến báo tin đỗ, vô cùng vui mừng. Nếu gieo được quẻ này là điềm “Đại cát đại lợi”.

Như vậy Quẻ Địa Thiên Thái có điềm “Đại cát đại lợi” thuộc nhóm quẻ đại cát trong kinh dịch. Thái là quẻ của thời cơ thuận lợi, vận thế tốt cần phải tranh thủ nắm lấy. Tuy nhiên cái hanh thông lớn bao giờ cũng có mầm mống cái bế tắc, vì vậy mà chung cuộc, hào thượng lục là hào xấu cần phải đề phòng lúc kết thúc sẽ bị thất bại. Công danh sự nghiệp chóng thành đạt nhưng phải đề phòng chủ quan, ham hố để cuối cùng phải bất mãn suy vi. Tài vận rất tốt, có thể thu nhập bằng nhiều nguồn, nhưng cuối đời đề phòng bất trắc. Kiện tụng dễ hoà giải. Thi cử dễ đỗ đạt, ốm đau chóng khỏi. Người đi xa nhanh trở về. Mọi việc hanh thông. Hôn nhân và gia đình thuận lợi, dễ thành, nhưng đề phòng cuối đời bất hòa, lục đục.

4. Ứng dụng của quẻ Địa Thiên Thái trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ Địa Thiên Thái trong đời sống hàng ngày
Ứng dụng của quẻ Địa Thiên Thái trong đời sống hàng ngày
  • Ước muốn: Hoàn thành suôn sẻ, dễ dàng.
  • Hôn nhân: Tâm đầu ý hợp. Mọi việc sẽ diễn ra êm đẹp.
  • Tình yêu: Tương đắc và ý hợp tâm đầu.
  • Gia đạo: Quan hệ hòa hợp, vận may của gia đình sẽ tràn đầy.
  • Con cái: Tất cả đều khỏe mạnh và hưởng được may mắn. Tuy nhiên, phải không được chểnh mảng trong việc giáo dục con cái. Thai nghén: con trai.
  • Vay vốn: Sẽ diễn ra suôn sẻ.
  • Kinh doanh: Suôn sẻ. Hơn nữa, sẽ gặt hái được lợi nhuận rất lớn.
  • Thị trường chứng khoán: Hiện giờ giá đang lên, nhưng về sau sẽ giảm.
  • Tuổi thọ: Khỏe mạnh, trường thọ.
  • Bệnh tật: Sẽ bình phục hoặc sẽ hết bệnh sớm. Những bệnh liên quan đến đầu.
  • Chờ người: Sẽ đến, đồng thời còn mang theo niềm vui.
  • Tìm người: Sự việc liên quan đến tính dục. Đang ở trong nhà của bạn bè hay người thân. Sẽ sớm tìm được người này. Hãy tìm ở hướng tây nam hoặc tây bắc.
  • Vật bị mất: Bị đặt lầm vào vật gì đó. Sẽ sớm tìm thấy.
  • Du lịch: Bình an và tốt đẹp.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Sẽ giành được lợi thế hay lợi ích nếu biết dàn xếp, hòa giải. Bất lợi sẽ nảy sinh từ thái độ cố chấp.
  • Việc làm: Sẽ dễ dàng tìm được.
  • Thi cử: Điểm cao, nhưng phải cẩn thận.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Có thể tính toán việc xúc tiến. Thành công sẽ là của bạn.
  • Thời tiết: Thời tiết tốt.
  • Thế vận: tương đối thuận lợi, song sẽ khó khăn, cần có kế hoạch ứng phó hay dự phòng.
  • Hy vọng: như ý. cẩn thận nếu không cuối cùng có thể thất bại vì chủ quan.
  • Sự nghiệp: thành công. Song mau chóng suy vi.
  • Nhậm chức: có chức nghiệp tốt, sau dễ thất bại, cần đề phòng chuyện thất bại này.
  • Nghề nghiệp: chuyển nghề được, sau chuyển sẽ tốt lên.
  • Tình yêu: đôi bên gần gũi, dễ tùy tiện trong quan hệ.
  • Hôn nhân: thành nhân duyên tốt.
  • Đợi người: đang đến.
  • Đi xa: chuyến đi vui vẻ tốt đẹp.
  • Sự việc: nếu tiếp xúc trực tiếp bàn bạc sẽ xong.
  • Bệnh tật: thuyên giảm dần.
  • Thi cử: đạt kết quả tốt.
  • Mất của: tìm được.
  • Người ra đi: sẽ trở về.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Địa Thiên Thái về mọi mặt trong đời sống. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: