Học thuyết âm dương là một trong những phát hiện vĩ đại của phương Đông cổ đại. Tuy nhiên, do khái niệm về nó rất trừu tượng nên đa số mọi người nhận biết âm dương thông qua ký hiệu của phương Tây là ‘-. +’.

Song trải qua hàng ngàn năm cải biên, học thuyết âm dương đã không còn quá ‘cao siêu’ đối với nhiều người. Vậy thuyết âm dương ngày nay được định nghĩa như thế nào? Thanh Long đạo quán sẽ giải đáp trong bài viết sau.

1. Âm dương là gì?

1.1. Nguồn gốc thuyết âm dương

Học thuyết âm dương bắt đầu được nghiên cứu và khởi tạo từ thời Phục Hy. Ngài là một trong Tam Hoàng thượng cổ nổi tiếng ở Trung Quốc, đồng thời là người đầu tiên kiến thuyết Bát quái, tạo ra Kinh dịch.

Theo truyền thuyết, Phục Hy luôn trăn trở nhiều mối lo, trong đó, ngài rất muốn tìm cách giúp người dân tránh được thiên tai, lũ lụt. Khi đi xem xét tình hình phương Nam, qua sông Hoàng Hà, ngài bất ngờ thấy một con Long Mã trên lương có những chấm đen trắng sắp xếp theo một bản đồ (cấu trúc Bát quái).
Lúc đó, Phục Hy bất ngờ phát hiện ‘chân lý chói qua tim’. Ngài nhận thấy cốt lõi của sự biến hóa không ngừng của vạn vật đó là vừa nương tựa giúp đỡ vừa ức chế lẫn nhau. Để diễn tả quy luật đó, Phục Hy dựa theo những kí hiệu trên lưng Long Mã. Ngài vạch một nét liền (tức là vạch lẻ, ‘─’) để làm phù hiệu cho khí Dương và một nét đứt (tức là vạch chẵn, ‘- -’) dùng để tượng trưng cho khí m. Hai vạch đó gọi là Nghi.

1.2. Khái niệm

Âm dương là thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó phản ánh hai mặt luôn đối lập nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại và phát triển. Chính vì có ý nghĩa như vậy nên âm dương còn được xem là khái niệm để giải thích cho hiện tượng duy trì trạng thái cân bằng trong vạn vật. Trong đó:
Dương là đại diện cho sự mạnh mẽ, tính hướng lên trong thiên địa. VD: về tự nhiên, dương chính là mặt trời, ban ngày, nắng ấm, ánh sáng,…Về con người, dương đại diện cho nam giới.

Âm là đại diện cho sự yếu mềm, lạnh lẽo, tính hướng xuống trong thiên địa. VD: về tự nhiên, âm chính là mặt trăng, ban đêm, lạnh lẽo, bóng tối,…Về con người, âm đại diện cho nữ giới.

2. Đặc trưng của âm dương

Người xưa tin rằng âm dương là khởi nguyên của vạn vật, sự đối lập nhưng không thể tách rời. Nếu chỉ có mỗi âm mà không có dương thì vạn vật không thể trưởng thành, phát triển được. Ngược lại cũng không thể chỉ có mỗi dương mà không có âm. Vì lẽ đó mà có câu nói: “Cô âm bất trưởng. Cô dương bất thành”.

Qua đó, ta có thể nhận biết tính đặc trưng cơ bản của âm dương chính là sự đối lập hai yếu tố với nhau nhưng luôn phải dựa vào nhau để cùng tồn tại. Ví dụ như có tối thì có sáng, nóng – lạnh.

Âm và Dương là hai thuộc tính đối lập và không thể tách rời.

3. Quy luật của âm dương

Thuyết âm dương là cơ sở triết lý của nhiều môn ngành, giúp tạo ra những phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả. Học thuyết này gồm có 4 quy luật chính: Đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng, chuyển thể.

3.1. Quy luật đối lập

Vạn vật bên trong đều có 2 thuộc tính khác nhau là âm và dương. Hai thuộc tính này luôn ở trạng thái mâu thuẫn, chế ước, đấu đá với nhau. Nhưng khi chúng tồn tại trong cùng một thể thì lại tạo nên sự cân bằng, thúc đẩy sinh trưởng. Đó chính là quy luật âm dương đối lập.

Ví dụ, âm là nước, dương là lửa. Nước có thể dập tắt một đám lửa đang cháy. Ngược lại, lửa cũng có thể khiến một ấm nước sôi sùng sục. Hoặc nếu hòa hai cốc nước nóng và lạnh với nhau (cùng một lượng) thì ta sẽ có một cốc nước ấm.

3.2. Quy luật hỗ căn

Quy luật hỗ căn nghĩa là 2 mặt âm và dương nương tựa lẫn nhau, liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Chúng không thể đứng một mình và vạn vật không thể thiếu một trong 2 thuộc tính này.

Điều này giống như một ngày phải có ban ngày và ban đêm. Sáng để làm việc, tối để nghỉ ngơi, như vậy con người mới cân bằng được sức khỏe cơ thể. Hay như có đực phải có cái thì động vật mới duy trì được giống loài. Hoặc chỉ có mưa mà không có ánh nắng mặt trời thì cây cối sẽ không phát triển, sinh sôi nảy nở,…

3.3. Quy luật tiêu trưởng

Tiêu là mất đi, trưởng là sinh ra. Quy luật tiêu trưởng nghĩa là âm và dương cùng vận động song song với nhau nhưng theo hướng sinh – diệt, cái này mất đi thì cái kia xuất hiện, cái này tăng thì cái kia giảm.

Ví dụ, 1 ngày (24 giờ) sẽ có 12h sáng và 12 giờ tối. Trong quá trình ban ngày chuyển qua ban đêm thì gọi là dương tiêu âm trưởng. Còn khi hết đêm chuyển sang bình minh thì gọi là âm tiêu dương trưởng.

Mặt khác, sự cân bằng của âm dương là không tuyệt đối nhưng được duy trì ở một giới hạn nhất định. Theo đó, khi tiến triển đến mức độ cùng cực, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau. Đó chính là nguồn gốc của sự chuyển đổi “Dương cực sinh âm và âm cực sinh dương – Hàn cực sinh nhiệt và nhiệt cực sinh hàn”.

Ví dụ, ta bị sốt rét thì sẽ cảm thấy lạnh tay chân, rét run nên cần phải sưởi ấm, đắp chăn. Đó gọi là nhiệt cực sinh hàn. Hoặc ta bị sốt cao, nóng, khó chịu do cơ thể nhiễm lạnh. Đó gọi là hàn cực sinh nhiệt.

3.4. Quy luật chuyển thể

Quy luật chuyển thể nghĩa là âm và dương không ngừng hoạt động để tạo ra thế cân bằng. Khi một thuộc tính tiến triển đến cùng cực, nó sẽ biến đổi thành thuộc tính đối lập. Sự chuyển thể này có sự tương đối và tuyệt đối.

Ví dụ: Về tuyệt đối, lạnh thuộc âm đối lập với nóng thuộc dương. Về tương đối, mát thuộc âm đối lập với ấm thuộc dương.

Ngoài ra, quy luật này còn cho biết sự chuyển đổi trong âm có dương, trong dương có âm. Chẳng hạn, trong mùa đông lạnh giá sẽ có lúc nắng nóng, ấm áp (rơi vào 12h-1h trưa). Hay trong mùa hè nóng nực nhưng vào đêm lúc 0 giờ tối nhiệt độ giảm xuống, trời lạnh.

Hoặc một ví dụ khác như nam thuộc dương, mạnh mẽ, nóng tính nhưng vẫn có lúc mềm yếu, rơi lệ. Ngược lại nữ thuộc âm, nhẹ nhàng, yếu đuối nhưng vẫn có lúc mạnh mẽ, kiên cường.

Tóm lại, âm và dương là hai thuộc tính khác biệt, đối lập nhưng lại hỗ căn, đồng thời có thể chuyển hóa lẫn nhau. Và nếu như vạn vật luôn tuân thủ quy luật âm dương cân bằng thì sẽ phát triển và tồn tại bền lâu.

Vạn vật sinh tồn và phát triển cũng phải tuân thủ quy luật của thuyết âm dương.

4. Ứng dụng của học thuyết âm dương trong phong thủy

4.1. Giúp luận đoán thiên địa nhân

Thiên địa nhân là nói con người luôn bị chi phối bởi Thiên và Địa. Con người muốn tồn tại và phát triển phải có sự cân bằng giữa bản thân với hai yếu tố còn lại. Nhờ hiểu biết và nắm bắt được quy luật của học thuyết âm dương mà con người luận đoán chính xác quy luật chuyển hóa của tự nhiên, trời đất. Qua đó, chúng ta tìm ra cách để sinh tồn. Chẳng hạn như biết mùa đông thì phải chuẩn bị áo ấm hay nuôi trồng các loại cây có khả năng vượt cơn giá rét. Hoặc biết mùa hè nóng nực nên cần mua mũ tránh nắng, mua điều hòa giảm nhiệt.

4.2. Giúp luận đoán phương pháp cải vận bổ khuyết

Trong môn mệnh lý, thuyết âm dương đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt ở thuật cải vận bổ khuyết qua bát tự. Mà muốn tìm ra phương pháp cải vận cần xem xét rõ ràng ngũ hành chân mệnh.

Được biết, thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị quy luật đối lập và hỗ căn trong thuyết âm dương. Cụ thể:

  • Theo luật tương sinh trong ngũ hành thì thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy.
  • Theo luật tương khắc trong ngũ hành thì thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy.

Dựa trên sự tương sinh tương khắc của âm dương ngũ hành, người ta sẽ biết cách cân bằng lại mệnh cục. Từ đó, gia chủ sẽ có cuộc sống vui vẻ, thuận lợi trăm bề.

4.3. Giúp luận đoán hung cát trong phong thủy số

Phong thủy số là những con số được kết hợp với những thuật toán (thần số học, kinh dịch, du niên, ngũ hành, âm dương) sao cho logic, tự nhiên, hài hòa theo quy luật của trời đất , từ đó tạo nên một ý nghĩa nào đó. Phong thủy số có thể là sim điện thoại, biển số xe máy hoặc ô tô, biển số nhà,…

Theo thuyết âm dương, số 1,3,5,7,9 thuộc về Dương, gọi là Thiên số. Số 2,4,6,8 thuộc về m, gọi là Địa số. Mặt khác, thuyết ngũ hành lại cho biết, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa đều từ đất (Thổ) phát sinh. Cho nên số 5 (đại diện cho Thổ) phải được tương phối với 1,2,3,4, mới tạo thành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Cụ thể, số 1 là số sinh Thủy, cộng với 5 (số sinh Thổ) thành 6, 6 là số thành Thủy. Kết hợp thuyết âm dương ngũ hành, ta có bảng sau:

Số12345678910
Âm dương+++++
Ngũ hànhsinh thủysinh hỏasinh mộcsinh kimsinh thổthành thủythành hỏathành mộcthành kimthành thổ

Dựa trên những học thuyết âm dương, ta sẽ luận đoán được hung cát trong phong thủy số. Tuy nhiên, để lý giải rõ điều này bạn cần phải am hiểu chuyên sâu bộ các bộ môn huyền học.

Song thay vì bỏ hàng chục năm nghiên cứu sách vở hay vài tiếng “mò mẫm” trên mạng thì phương pháp tiện lợi nhất cho bạn đó là cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Với các công cụ tìm và bói sim số điện thoại, biển số xe, số tài khoản, bạn có thể dễ dàng chọn ra vật hợp tuổi, hợp mệnh và luận đoán những những dãy số đang dùng tốt hay xấu. 

Hãy tải ngay ứng dụng theo link dưới đây: