Gạo, muối là 2 vật phẩm không thể thiếu trong các mâm cỗ thờ phụng của người Việt nói chung, cúng ông Táo nói riêng. Vậy việc làm này có ý nghĩa gì? Gạo muối cúng ông Công ông Táo xong làm gì? Câu trả lời sẽ ngay trong bài viết sau. 

1. Ý nghĩa cúng gạo muối trong lễ cúng ông Táo Quân

Theo tín ngưỡng dân gian, gạo và muối là thực phẩm không thể thiếu của con người, là lương thực được nấu nướng hàng ngày. Cho nên việc đặt chúng vào mâm lễ cúng ông Công ông Táo là cầu ấm no, sức khỏe cho gia đình. Mặt khác, người xưa có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Theo đó, muối ở đây mang ngụ ý xua đuổi tà ma, đem lại sự bình an cho gia đình. 

Ngoài ra, gia chủ dùng gạo muối cúng ông Công ông Táo cũng là muốn thể hiện sự nhớ ơn với các vị Táo Quân đã giúp đỡ cai quản nhà cửa, bếp núc. 

>>> Xem thêm:Ông Táo là ai? Có mấy người?

gạo muối cúng ông Công ông táo xong làm gì
Cúng gạo muối không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với thần Táo Quân mà còn mang ngụ ý cầu ấm no.

2. Gạo muối cúng ông Công ông Táo xong làm gì?

Tuy tập tục cúng ông Táo diễn ra ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm nhưng nhiều người vẫn chưa rõ gạo muối cúng ông Công ông Táo xong làm gì? Rắc trước cửa nhà hay ra ngoài đường lớn? Cất đi nấu ăn hay cho vào đối cùng vàng mã? 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, có rất nhiều quan niệm khác nhau bày tỏ về vấn đề này. Chẳng hạn, có ý kiến cho rằng nên rải gạo, muối ra xung quanh nhà. Như vậy sẽ giúp xua đuổi tà ma, bảo vệ nhà cửa. Lại có quan niệm gạo muối đã cúng cho các vị Táo quân nhận rồi thì sẽ trở nên nguội lạnh, mất sinh khí nên tốt nhất không nên ăn, bỏ đi đốt cùng vàng mã thì sẽ tốt cho gia chủ.  

Song có một ý quan niệm nhận rất nhiều sự đồng tình từ các chuyên gia phong thủy. Đó chính là cúng xong gạo muối cho Táo Quân thì nên cất lại dùng vì như vậy sẽ đem lại may mắn, điềm lành cho gia chủ.

→ Tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép lại quy định gạo muối cúng ông Công ông Táo xong làm gì. Nhưng mỗi quý vị chỉ cần thành tâm và cũng có thể tiến hành theo tín ngưỡng khu vực bản thân sinh sống.

Rải gạo muối sau khi cúng hay cất nấu lại sẽ tùy thuộc vào văn hóa mỗi gia đình.
Rải gạo muối sau khi cúng hay cất nấu lại sẽ tùy thuộc vào văn hóa mỗi gia đình.

3. Thay hũ gạo muối trên bàn thờ khi nào?

Việc làm này là cách thiết thực để vệ sinh khu vực ban thờ mỗi gia đình. Thời điểm thích hợp nhất để thay hũ gạo có thể từ tuần, 3 tuần hoặc có thể là 1 tháng. Tiến hành thường xuyên giúp đảm bảo vệ sinh khu vực này, bàn thờ sạch đảm bảo việc giúp chiêu tài, đón lộc của cả nhà.

Riêng với hũ gạo thì gia chủ có thể lấy gạo cũ đó đổ vào thùng gạo để ăn. Lưu ý khi thay không nên đổ sạch 3 hũ đi mà nên giữ lại mỗi hũ một nửa. Trộn đều gạo muối nước mới và cũ. Vì người ta quan niệm nếu đổ hết đi thì sẽ vô tình đổ hết phúc lộc, may mắn của gia đình mà không hay biết.

Trên đây là những kiến thức mà Thăng Long Đạo Quán đã dày công tìm tòi và tổng hợp. Hy vọng sau bài viết về gạo muối cúng ông Công ông Táo xong làm gì, quý vị sẽ hoàn thiện hơn cẩm nang Phong thủy Việt của mình. Từ đó, có thể áp dụng nó vào cuộc sống, giúp ngôi nhà đón tài lộc, nhiều may mắn. Nếu quý vị còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với Thăng Long Đạo Quán bằng cách để lại bình luận bên dưới. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.

Các bài viết khác liên quan: