Đến ngày mùng 5 tháng 5 âm là mọi gia đình đều sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ và cùng nhau ăn hoa quả, rượu nếp để “giết sâu bọ”. Tuy nhiên hiện nay không có nhiều người hiểu rõ và chính xác ngày lễ truyền thống này của dân tộc. vậy tại sao phải cúng mùng 5 tháng 5? Các lễ vật cần cúng gồm những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Thăng Long đạo quán.
1. Tại sao phải cúng mùng 5 tháng 5?
Ngày mùng 5 tháng 5 là một trong những ngày lễ truyền thống của người dân Việt Nam. Và tên gọi khác của nó chính là Tết Đoan Ngọ hay Tết giết sâu bọ. Vào ngày này mọi gia đình làm lễ cúng bởi đây là dịp để con cháu nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục của Quốc mẫu Âu Cơ.
Ngoài ra người xưa làm lễ cúng là để đánh dấu thời tiết sang một tiết khí mới. Cầu mong một vụ mùa sắp tới sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Và để nhớ đến ân nghĩa của Đôi Truân người đã chỉ người dân cách tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng.
Đồng thời đây còn là dịp để mọi người trong gia đình sum vầy, quây quần bên nhau. Những người đi xa quê vào ngày này đều cố gắng sắp xếp để về quê, thăm hỏi người thân trong gia đình.
Chính vì những lý do trên nên phong tục cúng mùng 5 tháng 5 âm được duy trì và trở thành 1 nét đẹp văn hóa của người Việt.
Xem thêm: Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ của Việt Nam và các nước Đông Á
2. Cúng Tết Đoan Ngọ vào thời gian nào tốt nhất?
Mọi người thường cho rằng Tết Đoan Ngọ phải cúng trong khoảng thời gian sáng sớm hoặc vào đúng khoảng thời gian chính Ngọ (từ 11 – 1 giờ chiều) mới đúng và tốt nhất.
Tuy nhiên khoảng thời gian chính xác nhất của mỗi năm sẽ khác nhau chứ không phải cố định trong 1 khoảng thời gian nhất định. Vậy cúng mùng 5 tháng 5 vào giờ nào mới tốt trong năm 2021?
Dưới đây là các khoảng thời gian tốt mà bạn nên thắp hương vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch:
- Giờ Mão (5 – 7 giờ)
- Giờ Tỵ (9 – 11 giờ)
- Giờ Thân (15 – 17 giờ)
- Giờ Tuất (19 – 21 giờ)
Xem thêm: [Giải đáp] Tết Đoan Ngọ năm nay có được nghỉ không?
3. Các món, đồ cúng mùng 5 tháng 5 không thể thiếu
- Lễ vật, đồ cúng Tết Đoan Ngọ
Một ít tiền vàng mã
Một đĩa hoa quả
Một chén nước, một chén rượu
Lọ hoa tươi
Nhang thơm, nến (đèn cầy)
- Các món cúng mùng 5 tháng 5
Một một vùng miền sẽ có các món đồ cúng khác nhau. Dưới đây là chi tiết các món thường xuất hiện trong mâm cúng của 3 miền:
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
Cơm rượu nếp có thể được làm từ gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp cẩm Bánh tro hay còn có tên gọi khác là bánh gio Hoa quả thường được cúng là dưa hấu, mận, vải, đào, xoài… | Cơm rượu nếp được làm từ cơm trắng lên men Thịt vịt Chè kê, chè đậu xanh, chè sen Trái cây Ngoài ra còn có một số món mặn khác như canh măng, xôi, chả ram… | Cơm rượu Bánh ú Chè trôi nước Bánh bao Hoa quả tươi như mãng cầu, măng cụt, chôm chôm, quýt hồng, vú sữa… |
Xem thêm: Văn khấn lễ cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn theo Văn khấn cổ truyền
4. Lưu ý khi chọn giờ và thực hiện lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Để buổi lễ cúng mùng 5 tháng 5 diễn ra thuận lợi, mang lại nhiều may mắn và thể hiện được lòng thành kính thì bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Tùy vào thời gian rảnh của gia đình mà bạn có thể lựa chọn cho mình khoảng thời gian thích hợp. Có thể tiến hành cúng trước trong ngày mùng 4 âm lịch. Để chọn được thời gian đẹp thì bạn có thể xem tại công cụ ngày giờ tốt – xấu của Thăng Long đạo quán.
- Khi thực hiện lễ cúng cần ăn mặc lịch sự, quần áo không được rách hoặc hở hang.
- Cần đọc bài văn khấn đúng, đọc với âm lượng vừa đủ, không được quá to hoặc quá nhỏ.
- Mâm lễ cúng không cần quá sang trọng và nhiều món ăn vì đây là một tục lệ truyền thống đơn giản của dân ta. Cái quan trọng nhất là lòng thành tâm của gia chủ.
- Lau dọn bàn thờ sạch sẽ trước khi thực hiện cúng lễ, nên dùng chổi và khăn lau riêng khi lau. Khi lau thì không được xê dịch bát hương và bài vị. Vì nó có thể làm “kinh động” đến nơi trú ngụ của thần linh, tổ tiên.
- Hoa quả khi thắp hương phải mọng nước, đẹp mắt, không nên dập thối hoặc quá chín. Đặc biệt không nên cúng hoa quả giả vì nó không thể hiện được lòng thành kính, mà thể hiện sự lừa dối đối với các vị thần linh.
- Sau khi hương cháy được 2/3 thì nên đi hóa vàng. Như vậy thì tổ tiên mới nhận được đồ mà bạn gửi.
Trên đây là những thông tin về lễ cúng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch mà Thăng Long đạo quán muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng mọi người có thể hiểu rõ, duy trì và phát triển các tục lệ truyền thống của dân tộc để nó không bị mai một theo thời gian.
Hãy theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để hiểu hơn văn hóa của người Việt. Và tải ứng dụng Thăng Long đạo quán trên điện thoại để nhận bản tin vê phong thủy mỗi ngày. Cài đặt ứng dụng miễn phí phù hợp với điện thoại tại đây: