Trong phong tục ngày Tết của Việt Nam, cúng giao thừa hay tất niên hầu hết đều dâng lên bàn thờ một đĩa gà luộc đẹp mắt. Điều đặc biệt, dù tục lệ này diễn ra hằng năm nhưng vẫn không ít người tranh cãi chuyện cúng giao thừa gà trống hay mái. Vậy gà cúng giao thừa là gà gì? Hãy đón đọc bài viết này để tìm câu trả lời nhé.

1. Cúng giao thừa gà trống hay mái?

Cúng gà đêm giao thừa từ lâu là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt trong những dịp lễ Tết. Tục lệ này thể hiện sự kính trọng của gia chủ đối với gia tiên, thần linh cũng như bày tỏ ước vọng một năm mới may mắn, bình an. Thế nhưng, gà cúng giao thừa là gà gì thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Theo tín ngưỡng dân gian, giao thừa hay còn gọi là trừ tịch là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cũng là lúc mặt trời đang chìm trong giấc ngủ. Cho nên, người xưa cúng giao thừa bằng gà trống vừa để bày tỏ lòng kính trọng đến tổ tiên, thần linh vừa để cầu mong một năm tốt lành. Bởi nhà nhà tin rằng chỉ có gà trống mới “đánh thức” được mặt trời,  mang lại một năm sáng lạng về tài lộc, sức khỏe, gia đạo, con đường sự nghiệp “mưa thuận gió hòa”.

cúng giao thừa bằng gà mái có được không
Gà cúng giao thừa là gà trống.

Ngoài ra, gà trống theo tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông lúa nước là một loài gia cầm cao quý, thể hiện đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp của con người. Cụ thể như sau:

  • Nhân: gà trống có mào đẹp, bộ lông sặc sẽ, dáng vẻ hiên ngang, một chú gà trống có thể “lấy” 25 cô gà mái, sinh hàng trăm con. Ngoài ra, luôn kiếm ăn rồi chia sẻ vợ con.
  • Dũng: gà trống cựa chọn, cứng, luôn sẵn sàng xả thân bảo vệ “vợ con” khỏi chim ác.
  • Trí: trong các cuộc đấu, gà trống rất am hiểu cách hạ gục đối phương
  • Tín Nghĩa: dù thời tiết ra sao (nắng hay mưa, hạn hán hay lũ lụt, nóng hay rét) thì gà trống vẫn cất tiếng gáy le te gọi mặt trời thức dậy.

Hơn nữa, gà trống có dáng hình to lớn, mào đẹp hơn gà mái và lúc luộc cũng tạo được dáng vẻ oai hùng hơn nhiều so với gà mái. Vì các lẽ đó, mà khi lựa chọn cúng giao thừa gà trống hay mái, nhà nhà vẫn chọn gà trống.

>>> Xem thêm:Đặt gà cúng giao thừa quay đầu vào trong hay ra ngoài? 

2. Lưu ý về gà cúng giao thừa

Để có một con gà cúng đẹp, gia chủ cần lưu tâm từ khâu mua cho đến khâu luộc gà. Cụ thể như sau:

  • Chọn gà: Nên chọn gà trống tơ, khỏe mạnh, có màu lớn màu cờ, thân hình đầy đặn, chân vàng, tốt nhất là chưa đạp mái
  • Rửa gà: Việc sơ chế gà không đúng cách cũng có thể gây ra thịt nhiễm vi khuẩn. Do đó, gia chủ cần tránh để gà tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bếp hay mặt sàn. Sau khi rửa nước, cần xát muối hoặc chanh cả con gà rồi rửa lại nước lạnh.
  • Buộc gà: Để tạo dáng uy nghiêm cho gà cúng giao thừa, hầu hết mọi người sẽ tiến hành buộc gà trước khi luộc. Nếu muốn, gà “ngồi” được thì gia chủ nên cứa khớp 2 chân gập vào trong bụng. Rồi dựng cổ nghiêng về phía sau, đan chéo 2 cánh rồi lấy lạt hoặc dây nhỏ buộc cố định.
  • Luộc gà: Để gà cúng đẹp, gia chủ cần luộc gà trong nước lạnh, không đun sôi sùng sục. Thông thường, gà luộc cúng giao thừa sẽ mất khoảng 30 phút. Sau khi luộc xong cho ra nước lạnh để da gà săn lại, căng bóng.
  • Bày gà: Gỡ bỏ lạt tre hay dây nhỏ, để gà “ngồi” thẳng trên đĩa và thêm một bông hoa hồng ở mỏ.

>>> Xem thêm:Cúng giao thừa bằng thịt lợn có sao không?

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn có đáp án cho việc Cúng giao thừa gà mái có được không. Để thuận lợi theo dõi và dễ dàng cập nhật các tin tức phong thủy Việt khác, bạn hãy cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại. Ứng dụng không những bổ sung thông tin cho người dùng mà còn hỗ trợ miễn phí các công cụ tra cứu Bát tự, Tử vi, xem ngày tốt xấu, xem phong thủy nhà cửa,….

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán cho máy Android và IOS tại đây: