Từ xưa đến nay, y học đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị chết lâm sàng, hay bệnh nặng, cơ thể mất hết sức sống, không còn chút năng lượng nào. Nhưng sau đó bỗng nhiên trở nên khỏe mạnh, khả năng ăn uống như người bình thường, nói chuyện lưu loát. Sau đó lại bắt đầu yếu đi đột ngột, hiện tượng này được gọi là hồi dương. Vậy thực hư hiện tượng hồi dương của người sắp chết như thế nào? Cùng Thăng Long Đạo Quán giải mã bí ẩn ngay tại bài viết sau.
1. Hiện tượng hồi dương của người sắp chết
Hồi dương là hiện tượng bệnh nhân đang rất nặng, cơ thể suy yếu trầm trọng những đột nhiên lại trở nên vô cùng tỉnh táo, khỏe mạnh không có gì khác biệt so với người bình thường, nói cười sảng khoái nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ sau đó, người này sẽ tử vong. Nó được ví như hình ảnh ngọn đèn rực lửa trước khi tắt.
1.1. Hiện tượng hồi dương có thường xuyên xuất hiện không?
Mặc dù có nhiều đối tượng bệnh nhân có nguy cơ gặp hiện tượng hồi dương nhưng không phải ai cũng xuất hiện. Nếu có 10 người có quá trình hấp hối kéo dài chỉ có 4 người có thể gặp hiện tượng này do sử dụng thuốc giảm đau khi chăm sóc bệnh nhân ngăn chặn.
Còn người nhà bệnh nhân cho rằng đây là dấu hiệu hồi phục, chính vì thế người nhà sẽ cảm thấy mất mát nhiều hơn khi bệnh nhân ra đi. Thế nên, gia đình bệnh nhân nên trang bị kiến thức, hiểu rõ về trường hợp này.
1.2. Bệnh nhân nào có khả năng xuất hiện hiện tượng hồi dương?
Hiện tượng hồi dương của người sắp chết được ghi nhận chủ yếu ở những bệnh nhân mắc có vấn đề về thần kinh, trí nhớ, tâm thần phân liệt, viêm màng não, đột quỵ… đặc biệt là Alzheimer. Những người bị bệnh này thường có khả năng cao phải đối mặt với hiện tượng hồi dương.
2. Giả thuyết tâm linh minh chứng cho sự hồi dương
Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho hiện tượng này, một trong số những giả thuyết cho rằng khi chuẩn bị bước sang thế giới khác, linh hồn sẽ dần rời khỏi thể xác, đầu tiên là chân, đến bụng, tay, tim và trí nào là sau cùng. Khi trí nào không còn bị vật chất tác động sẽ trở nên nhẹ nhàng và an yên nên đặc biệt tỉnh táo và mạnh mẽ.
Một giả thuyết khác lại cho rằng, xét về khía cạnh tình cảm thời điểm con người gần với cái chết cũng chính là lúc họ khao khát sự sống nhiều nhất, thế nên họ muốn giữ lại những kỷ niệm vui vẻ với người thân của mình, nên xuất hiện hiện tượng hồi dương của người sắp chết.
Hiện tượng này được khoa học ghi nhận là “hồi quang phản chiếu”, dù rất mơ hồ về minh chứng và lý giải nhưng vẫn có nhiều người tin tưởng hiện tượng này là thật. Nhiều nhà triết gia và thần học đưa ra giả thuyết về ý thức nằm ngoài phạm vi hoạt động của não, điều này giải thích cho trải nghiệm cận tử.
Tìm hiểu: Nhận biết đường chỉ tay chết sớm
3. Lý thuyết khoa học về hiện tượng hồi dương
Một số lý thuyết giải thích về hiện tượng hồi dương như:
- Các khu vực não hoạt động tạm thời: Theo đó, một số khu vực não phục hồi hoặc phát triển tạm thời lại trước khi chết, khiến cho nhận thức và quá trình giao tiếp được tăng cường.
- Trạng thái tâm lý đặc biệt: Đây là trạng thái tâm lý đặc biệt trước khi chết, suy nghĩ, ký ức và cảm xúc được kích hoạt lại bình thường một cách tạm thời giúp bệnh nhân sáng suốt và có thể giao tiếp trước khi qua đời, được gọi là hiện tượng hồi dương của người sắp chết.
- Hiệu ứng dược lý: Các chất dược lý sử dụng trong quá trình điều trị có thể tác động đến hoạt động não bộ, giúp tăng cường nhận thức và giao tiếp trong ngắn hạn trước khi chết.
Tuy nhiên, những giải thuyết này chưa có được bằng chứng xác thực. Nhà nghiên cứu cần nghiên cứu thêm nhiều để đưa ra những minh chứng khoa học để giải mã được bí ẩn tại sao hiện tượng này xuất hiện.
4. Dấu hiệu nhận biết người sắp bạn nên chú ý
Những người sắp đi về thế giới bên kia, đoàn tụ với ông bà tổ tiên thường xuất hiện những dấu hiệu cụ thể.
- Đau đớn là dấu hiệu thảm khốc nhất của cuộc đời con người, đặc biệt chết vì ung thư rất đau đớn ở giai đoạn cuối.
- Khó thở là triệu chứng cần được quan tâm vì nếu không được cung cấp oxy kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
- Lo lắng là biểu hiện khá bình thường trong cuộc sống nhưng nếu bị đau đớn, khó thở thì đây là triệu chứng rất đáng sợ.
- Mất cảm giác thèm ăn xuất hiện khi cơ thể ngừng hoạt động và chuẩn bị cho cái chết. Khi ai đó sắp ra đi vì bệnh nan y, họ ăn ít hơn bình thường, bị suy giảm nhu cầu ăn uống những trong trường hợp họ ăn uống lại bình thường thì có thể đây là hiện tượng hồi dương của người sắp chết.
- Một người bệnh sắp chết thường không có đủ năng lượng nên sẽ ngủ nhiều hơn. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể ngừng hoạt động hoàn toàn.
- Tách biệt với mọi người và trở nên hướng nội khi gần chết bao gồm cả gia đình. Bên cạnh đó họ cũng có thể thiên thiết với người họ yêu thương nhiều hơn.
- Mê sảng và bồn chồn, kích động có thể xuất hiện vào giai đoạn cuối cuộc đời, họ bị mất phương hướng do lượng oxy đến não ít hơn. Thậm chí, họ bị ảo giác nhìn thấy ai đó trong nhà mà người thường không thể nhìn thấy được.
- Những người sắp ra đi thường không thể kiểm soát được vấn đề đại tiện và tiểu tiện do họ quá yếu hay các cơ hoàn toàn bị giãn ra khiến các chất tự động giải phóng ra bên ngoài.
- Bàn tay và bàn chân lạnh hơn và da thịt tím tái xuất hiện khi một người sắp chết do tim không còn có thể bơm máu nữa. Môi và móng tay đổi màu xanh lam hoặc tím.
- Tiếng nấc hấp hối là dấu hiệu cực kỳ quan trọng báo hiệu một người sắp ra đi do cơ thể không còn khả năng phản xạ nuốt nên bị ứ đọng nước bọt nên phát ra “tiếng nấc hấp hối”. Đây là âm thanh khiến gia đình bệnh nhân sợ hãi.
➡️Hiện tượng hồi dương được nhiều người tin là có thật nhưng chỉ một số rất hiếm hoi người có thể sống lại, còn lại đều chết chỉ sau vài giờ tỉnh táo. Hiện tượng này khoa học chưa thể giải thích, nó còn là điều bí ẩn cần được giải đáp, nhưng dù là thật hay là hiện tượng tâm linh, nó đã khơi dậy sự tò mò với rất nhiều người.
Trên đây là tất cả các thông tin có liên quan đến hiện tượng hồi dương của người sắp chết chúng tôi chia sẻ đến bạn. Đây là hiện tượng có thật không phải mê tín dị đoan nhưng cũng chưa có giả thuyết khoa học nào minh chứng cho việc này. Thế nên, để tránh những rắc rối không đáng có, các nước đều có quy định rất chặt chẽ khi xác định cái chết.
Các bài viết khác liên quan: