Hỏa Địa Tấn là quẻ thứ 35 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch? Quẻ Hỏa Địa Tấn là quẻ hung hay cát? Luận giải của quẻ này ra sao? Ứng dụng của Hỏa Địa Tấn vào trong đời sống hàng ngày như thế nào? Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Hỏa Địa Tấn là gì?

Luận giải quẻ 35 - Hỏa Địa Tấn
Luận giải quẻ 35 – Hỏa Địa Tấn

Quẻ Hỏa Địa Tấn có đồ hình quẻ Hoả Địa Tấn là :::|:| còn gọi là quẻ Tấn (晉 jĩn). Đây là quẻ thứ 35 trong Kinh Dịch, cụ thể là quẻ Hạ Dịch.

  • Nội quái là ☷ (::: 坤 kún) Khôn hay Đất (地).
  • Ngoại quái là ☲ (|:| 離 lì) Ly hay Hỏa (火).

“Tấn giả, tiến dã, tiệm tiến dã”

晉 者 進 也,漸 進 也。

Nên để ý: quẻ Tấn là quẻ đảo nghịch của quẻ Minh Di. Tấn, là thượng Ly, hạ Khôn; còn Minh Di, thì thượng Khôn, hạ Ly. Theo thứ tự các quẻ, thì không có gì tráng mà không tiến… nên quẻ Tấn đi sau quẻ Tráng.

Hỏa, trên Đất, là tượng Mặt Trời mọc lên khỏi mặt Đất. Hễ mặt Trời càng lên cao, càng thêm sáng. Tấn, là tiến lên, cùng một ý với quẻ Thăng (số 46) cũng cùng một ý là tiến lên, nhưng khác ý: Thăng thì cây mọc trên mặt đất cần có sự cố gắng, còn tiến lên của Tấn thì nhẹ nhàng hơn, như không có gì cố gắng! như mặt Trời lên cao nhẹ nhàng.

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Hỏa Địa Tấn

2.1. Thoán Từ

Tấn, khang hậu dụng tích mã phồn thứ, trú nhật tam tiếp.

Tấn, tiến dã, minh xuất địa thượng, thuận nhi lệ hồ đại minh, nhu tiến nhi thượng hành, thị dĩ khang hầu dụng tích mã phồn thứ, trú nhật tam tiếp dã.

晉:康 侯 用 錫 馬 蕃 庶,晝 日 三 接。

晉,進 也。明 出 地 上,順 而 麗 乎 大 明,

進 而 上 行。是 以 康 侯 用 錫 馬 蕃 庶,

晝 日 三 接 也。

Theo tượng của quẻ, ta thấy Trên là sự sáng chói của mặt Trời, còn Dưới là sự hòa thuận (thượng Ly minh; hạ Khôn thuận), có cái nghĩa “quân thần tương đắc, dường như trong nước có vị Khang hầu có tài an bang tế thế, nên được vị Quốc trưởng tín nhiệm, ban nhiều ân sủng để dắt dẫn người trong nước lên con đường tiến thịnh.

Tại sao quái từ chẳng thấy dùng đến những chữ như “hanh”, “kiết”, “lợi” v.v… Là vì, ở vào thời Tấn, mà lại được vượng thế đến mức, thì còn cần gì đến các chữ “hanh”, “kiết”, “lợi” gì nữa? Chỉ nói: Có bậc Hiền tài giúp nước, còn Vua Chúa thì biết dụng Hiền tài là quá đủ rồi!

Có được một bậc Hiền tài giúp nước, có được một bậc chí tôn biết trọng dụng (như ngày xưa Tề Hoàn Công giao phó việc nước cho Quản Di Ngô… đó là những điều kiện thiết yếu tạo nên tiến bộ to lớn).

2.2. Đại Tượng

Minh xuất địa thượng.

Quân tử dĩ tự chiếu Minh đức.

明 出 地 上。

君 子 以 自 昭 明 德。

Ánh sáng mặt Trời hiện lên trên mặt Đất, là tượng quẻ Tấn. Người quân tử xem đó mà lo làm cho ánh sáng của Thiên Chân được hiện lên, tức là lo làm cho sáng cái đức sáng của lòng mình (minh minh đức). Mình có sáng, thì mới có thể làm sáng được thiên hạ, có “tự giác” mới “giác tha”! Quái từ nói: “tự chiêu minh đức”. Bất cứ công trình tiến đức tu nghiệp nào, cũng lấy câu “tự tri giả minh” 自 知 者 明。của Lão Tử làm gốc cho đạo tu thân, tề gia, trị quốc .

Nên biết: “Tự tri” là việc rất khó, vô cùng khó khăn, đâu phải ai cũng làm được, là bởi phần đông cái Chân tâm con người thường bị che lấp, và cái mà ta nhận là ta chỉ là “cái ta xã hội” vì sống lâu ngày trong xã hội nên đã lấy “cái ta xã hội” làm cái Ta thật. Trang Tử, gọi là “nhân vi” “cái ta xã hội”, và khuyên ta “vô dĩ nhân diệt thiên”, đừng lấy cái ta giả tạo do xã hội un đúc, giết chết chân tâm của mình! Thường, ta có tai, có mắt, có mũi cùng óc suy nghĩ, lòng cảm giác như ai, nhưng có tai mà không biết nghe, chỉ nghe theo cái nghe của kẻ khác, nghe theo thành kiến của xã hội chung quanh; có mắt mà không biết xem, chỉ xem theo cái xem của kẻ khác; có óc mà không biết suy, chỉ suy theo cái suy của kẻ khác; có tâm mà không biết cảm, chỉ cảm theo cái cảm của kẻ khác…

Chữ “tự” ở đây, là then chốt… chỉ ở quẻ Kiền và quẻ Tấn này mới có dùng đến chữ “Tự”. Ở quẻ Kiền, thì “tự cường bất tức”, ở quẻ Tấn thì “tự chiếu minh đức”, cũng như nhà Phật luôn luôn nhắc ta phải biết “tự tu, tự ngộ”, và “tự giác nhi giác tha”! Trước khi bàn đến xã hội, phải nghĩ đến Ta trước nhất.

XEM THÊM:Quẻ 33 – Thiên Sơn Độn

2.3. Tiểu Tượng

Sơ Lục: Tấn như, tồi như, trinh, kiết.

初 六:晉 如,摧 如,貞 吉。

Vọng phu, du vô cựu.

罔 孚,裕 無 咎。

Tượng viết: Tấn như, tồi như, độc hành chính dã;

象 曰:晉 如,摧 如,獨 行 正 也。

Du vô cựu, vị thụ Mạng dã.

裕 無 咎,未 受 命 也。

Sơ Lục, âm nhu, ở dưới chót quẻ, ứng với Tứ. Cả 2 hào một Sơ thì “âm cư dương vị”, Tứ thì “dương cư âm vị” bất trung bất chính, nên muốn tiến (tấn như) thì bị ngăn lại (tấn như, tồi như). Chỉ còn có một cách là gìn giữ sự chính, thì mới có thể tốt lành (trinh, kiết).

Giả sử, lại có kẻ không tin nơi lòng thành của mình, nơi lòng trinh chính của mình, thì làm sao đây? Nếu là hạng tiểu nhân thì lo sợ chạy chọt cầu có được người tin, và như vậy, là có lỗi, bởi còn sợ dư luận.

Người quân tử gặp cảnh này (không được kẻ khác tin) vẫn thản nhiên lo tu thân, không sợ dư luận, có tin hay không tin, cũng mặc kệ! cứ khoan thai, mình lo cho mình, thì sẽ không có lỗi. “Dũ” là thản nhiên. Chỗ phân biệt giữa tiểu nhân và quân tử là ở chỗ lòng vẫn thản nhiên, không bao giờ bận đến dư luận! Vì vậy, người quân tử giữ được sự độc lập tinh thần, mà tiểu nhân luôn luôn nô lệ dư luận!

Được khen, không mừng, mà bị chê, cũng không buồn… lòng bao giờ cũng thản nhiên, lo làm những gì phải làm, bất chấp dư luận! Đó là thái độ đặc biệt của người quân tử. Đừng tưởng thản nhiên đối với dư luận là việc tầm thường! Chỉ có những kẻ có tinh thần bất úy, độc lập tự do mới làm nổi. Đó là đức Điềm Đạm của bậc Thánh, đức đại dũng của người Quân tử! Huống chi Sơ Lục còn đang ở địa vị kém nhất, lại cũng chưa “thụ mạng” gì của trên nên được thong dong mà làm công việc tu thân của mình, không bị thúc hối…

Lục Nhị: Tấn như, sầu như, trinh, kiết,

thụ tư giới phúc vu kỳ vương mẫu.

六 二:晉 如,愁 如,貞 吉。

受 茲 介 福,于 其 王 母。

Lục Nhị, có đức Trung chính, lẽ ra “tấn” được, nhưng vì ở trên không có hào ứng viện (Ngũ thuộc Âm, âm ngộ âm không ứng được). Vậy, Nhị phải tự mình lo tiến, nên có nhiều khó khăn và sao khỏi có lòng buồn. Nhưng, dù sao Nhị đã có sẵn đức Trung chính, chỉ phải đợi một thời thuận tiện, Ngũ phải nghĩ đến người đồng đức là Nhị mà trao cho lộc vị. Đến lúc ấy, Nhị giống như cảnh người gặp được phúc của bà tổ mình (ám chị hào Ngũ âm). Nên nói: “thụ tư giới phúc vu kỳ vương mẫu 受 茲 介 福,于 其 王 母”.

“Tượng viết: Thụ tư giới phúc, dĩ trung chính dã”.

象 曰:受 之 介 福,以 中 正 也

Sở dĩ Nhị được hưởng lộc ấy, là nhờ ở lòng Trung Chính của mình. Ta nên để ý đến 2 chữ “Trung Chính” danh từ được thường nhắc đến trong Dịch, bởi nó là yếu tố chính và là căn bản của người quân tử!

Lục Tam: Chúng doãn, hối vong.

六 三:眾 允,悔 亡。

Theo lệ thường, thì Tam âm là bất trung bất chính, vì Âm cư Dương vị, nhưng đặc biệt ở thời Tấn, tam âm ở dưới đoàn kết nhau, tín cẩn nhau, dắt nhau mà lên, đi tìm bậc Đại minh là hào Lục Ngũ, như vậy làm sao có lỗi? “Chúng doãn, hối vong”

Tất cả đều đồng lòng theo Ngũ, thì lo gì đến hào Lục mà không tiến lên được? Ngày xưa có nói: Lòng dân muốn, thì lòng Trời cũng phải theo. Lòng người là ý trời! Ở với dân, mà lòng dân thán oán, khó mà được đứng vững lâu ngày! Lòng dân là lòng Trời, đâu phải là ngoa! “Dân chi sở dục, thiên tắc tùng chi 民 之 所 欲,天 得 從 之。” (Chỗ ước muốn của toàn dân, trời cũng phải theo).

Ngay ở Binh thư cũng đề cao vai trò của “dân chi sở dục” qua câu: “Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa… nhân hòa vi bổn”! 天 時 地 利 人 和,人 和 為 本。

Cửu Tứ: Cửu Tứ, Tấn như, thạch thử, trinh lệ.

九 四:晉 如,鼫 鼠,貞 厲。

Tượng viết: Thạch thử trinh lệ, vị bất đáng dã.

象 曰:鼫 鼠 貞 厲,位 不 當 也。

Cửu Tứ ở không đúng vị của mình (dương cư âm vị) là bất chính bất trung ở trên Tam; có một bầy âm phía dưới tiến lên (tượng quẻ Khôn) “Tịnh tấn” là cùng nhau tiến lên một lượt, dẫn đầu là hào Tam.

Tứ, như con chuột đồng (thạch thử) tham ăn mà nhát nhúa hay sợ người… Tứ ở cận Ngũ nên ngôi vị cao, bị tấn công lẽ ra phải bỏ ra đi, nhưng tham, nên cứ ngồi lỳ một chỗ, sao chạy khỏi tai họa? Nếu Tứ biết cải quá mà bỏ ngôi vị ra đi, may ra mới được yên ổn! Nhưng vì tánh tham ăn cứ đứng lỳ một chỗ, nguy tới nơi rồi! (trinh lệ). Chữ “trinh” ở đây, không phải là trinh chính mà là lỳ lợm vì tham quyền cố vị mà ở ngay chỗ cũ không chịu chạy trốn!

Lục Ngũ: Hối vong, thất đắc vật tuất,

vãng kiết, vô bất lợi.

六 五:悔 亡,失 得,勿 恤,往 吉,無 不 利。

Tượng viết: Thất đắc vật tuất, vãn hữu khánh dã.

象 曰:失 得 勿 恤,往 有 慶 也。

Chữ “Tuất 恤”, là lo, ưu tư; “bất đương ưu” không nên lo. Lục Ngũ, có đức “đại minh” (vì được đắc trung đắc chính), ở thời Tấn mà được quần âm tùng phục, thì có việc gì phải lo?

Lục Ngũ là âm nhu mà ở vào thời Tấn thì sung sướng biết chừng nào! thường lại có lòng (muốn được, sợ mất), nên hào từ khuyên: Đừng sợ “nên hư, đắc thất” gì cả, bởi chẳng những không có gì phải hối lỗi ăn năn mà còn được hưởng hạnh phúc là khác nữa (vãng hữu khánh dã)! Làm việc, cứ thản nhiên mà làm, chớ lo nghĩ gì về việc “nên hư, đắc thất”, thì sẽ thành công hoàn toàn. Đó là hành động của Thánh nhân trong đạo Tấn! Mà cũng là chỗ Lão Tử khuyên “Thánh nhân” “bất dục đắc!” Là tại sao? Là bởi “muốn được” thì sợ mất. Trên đời có cái gì được mà không mất chăng? Cho nên, muốn cho lòng được luôn luôn an ổn thanh tịnh, đừng “muốn được, sợ mất”! Sự đời éo le thật, càng muốn được, càng không được! Mới nói: Thánh nhân không muốn được! (Thành nhân bất dục đắc), há phải là lời nói tầm thường!

Thượng Cửu: Tấn kỳ “giác”, duy dụng phạt ấp, lệ kiết, vô cựu, trinh lẫn.

上 九:晉 其 角,維 用 伐 邑,厲 吉,無 咎,貞 吝。

Tượng viết: Duy dụng phạt ấp, đạo vị quang dã.

象 曰:維 用 伐 邑,道 未 光 也。

Giác 角 , là cái sừng. Thượng Cửu, bản chất là dương cương lại ở chỗ cuối của quẻ, là Cực Dương, và ở thời Tấn, thì cũng nói được rằng đây cũng là cực tiến. Cực dương thì sợ sa vào hung hãn mà tiến quá mức (cực tiến) cũng e sa vào cái họa của sự đổ nát. Ở thời Tấn mà dương cương quá độ có khác gì loài tê giác tấn công bằng cái sừng của nó (tấn kỳ giác 晉 其 角).

Hạng người quá cương cấp, chả làm gì nên đại sự cả! Chỉ nên để cho làm những việc nho nhỏ tầm thường cho gia đình như dạy con dạy cháu trong nhà, những việc làm trị nội mà thôi, như có thể là lính nội an mà không thể để họ làm lính ngoại biên.

3. Quẻ Hỏa Địa Tấn là quẻ HUNG hay CÁT?

Quẻ Hỏa Địa Tấn nhìn chung là quẻ CÁT. Quẻ này mang ý nghĩa tốt hơn quẻ Lôi Thiên Đại Tráng. Bởi thời cơ quẻ thuận tiện, có thể tiến mà không cần điều kiện giống quẻ Đại Tráng. Công danh sự nghiệp của người dụng quẻ Tấn được mở rộng. Tuy nhiên hành động cần tuân theo một số quy luật. Khi muốn tiến lên phải theo một người tài trí lãnh đạo, người đó đồng chí hướng với mình. Quẻ này nếu chọn lối hành động cô lập sẽ khó tiến.

Những người hỗ trợ sự nghiệp cho người dụng quẻ Tấn cần được quảng đại, độ lượng. Lúc này người sở hữu quẻ như một lãnh tụ, cần biết xem xét mọi việc một cách sáng suốt, độ lượng, giao hòa giữa đức tính Khôn nhu và Ly hòa duyệt. Khi phát triển sự nghiệp cần biết lượng sức mình, không thể tiến quá sức, sẽ dễ đem đến kết quả thất bại không mong muốn.

4. Ứng dụng của quẻ Hỏa Địa Tấn trong cuộc sống

Ứng dụng của quẻ Hỏa Địa Tấn trong cuộc sống
Ứng dụng của quẻ Hỏa Địa Tấn trong cuộc sống
  • Ước muốn: Thành công.
  • Hôn nhân: Cát tường. Bạn có thể nhận được sự giúp đỡ của một phụ nữ lớn tuổi hơn.
  • Tình yêu: Thành công chắc chắn.
  • Gia đạo: Gia đình thịnh vượng, ngày càng sung túc.
  • Con cái: Thông minh và tài giỏi. Thêm nữa, chúng biết vâng lời và có hiếu. Thai nghén: con gái.
  • Vay vốn: Thành công.
  • Kinh doanh: Diễn ra suôn sẻ và lợi nhuận tốt đẹp.
  • Thị trường chứng khoán: Giá cả tăng.
  • Tuổi thọ: Khỏe mạnh và sống lâu.
  • Bệnh tật: Có thể bình phục trong tương lai gần. Các bệnh về dạ dày và ruột, bệnh tiêu chảy.
  • Chờ người: Sẽ đến, đồng thời còn mang lại tin vui.
  • Tìm người: ở xa, nhưng chẳng bao lâu sẽ về hoặc sẽ sớm tìm thấy. Hãy tìm ở hướng nam hoặc tây nam.
  • Vật bị mất: Bạn có thể tìm thấy nó. Hãy tìm ở hướng nam hoặc tây nam.
  • Du lịch: Tốt lành. Sẽ đạt được điểm đến hoặc mục đích của chuyến đi.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Thắng lợi.
  • Việc làm: Thành công thông qua sự giúp đỡ của người thuộc thế hệ lớn tuổi hơn.
  • Thi cử: Điểm cao.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyền môn hay chỗ làm: hết sức tốt đẹp.
  • Thời tiết: Trời đẹp và quang đãng.
  • Thế vận: cực thịnh, được bề trên (có thể nhà lãnh đạo, bậc cha chú, bề trên…) hỗ trợ. Mọi việc như ý, danh vọng thăng tiến. Song không chủ quan sẽ phạm sai lầm.
  • Hy vọng: đạt được, nhờ người có địa vị cao thì như ý.
  • Tài lộc: đầy đủ.
  • Sự nghiệp: phát triển mạnh.
  • Nhậm chức: có địa vị tốt.
  • Nghề nghiệp: ổn định việc đang làm sẽ phát triển.
  • Tình yêu: đôi bên mãn nguyện.
  • Hôn nhân: có thể thành lương duyên.
  • Đợi người: chắc đến.
  • Đi xa: chuyến đi mãn nguyện.
  • Pháp lý: ban đầu có lợi thế, nếu dây dưa thì bất lợi cho mình.
  • Sự việc: có thể giải quyết được nhờ vào bề trên.
  • Bệnh tật: có bệnh mãn tính.
  • Thi cử: đạt kết quả tốt.
  • Mất của: tìm được.
  • Người ra đi: chuyến đi tốt.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải quẻ Hỏa Địa Tấn và ứng dụng của quẻ này vào mọi mặt của đời sống. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: