Quẻ Hỏa Sơn Lữ là quẻ số 56 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ tốt hay xấu? Ý nghĩa luận giải của nó như thế nào? Quẻ này có ứng dụng ra sao trong đời sống hàng ngày. Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán nhé! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Hỏa Sơn Lữ là gì?

Quẻ Hỏa Sơn Lữ là quẻ hung trong kinh dịch
Quẻ Hỏa Sơn Lữ là quẻ hung trong kinh dịch

Quẻ Hỏa Sơn Lữ, đồ hình::||:| còn gọi là quẻ Lữ (旅 lu3), là quẻ thứ 56 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
  • Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火).

Giải nghĩa: Khách dã. Thứ yếu. Đỗ nhờ, khách, ở đậu, tạm trú, kê vào, gá vào, ký ngụ bên ngoài, tính cách lang thang, ít người thân, không chính. Ỷ nhân tác giá chi tượng: nhờ người mai mối.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Hỏa Sơn Lữ

2.1. Thoán Từ

Lữ, tiểu hanh. Lữ trinh kiết.

旅,小 亨,旅 貞 吉。

Lữ mà được chút ít hanh thông, là khi nào được là “Lữ trinh” mới được gọi là “tốt”. Ý gì vậy? Sao “lữ” mà được “trinh 貞”.

Là muốn nói đến kẻ sống trong cảnh lữ thứ, nếu có Tài có Đức sẽ giúp ích cho nơi mình cư ngụ, khiến cho những người chủ cho mình cư ngụ vui vẻ và quyến luyến lại còn tôn quý mình là khác, tức là được hai chữ “lữ trinh” chắc chắn được “kiết”!

Đây, là muốn nói đến hào Lục Ngũ, hào tốt nhất của quẻ: “Lữ tiểu hanh, nhu đắc trung hồ ngoại nhi thuận hồ cương, chỉ nhi lệ hồ minh, thị dĩ tiểu hanh lữ trinh, kiết, dã. 旅 小 亨,而 得 中 乎 外 而 順 乎 剛,止 而 麗 乎 明,是 以 小 亨,旅 貞,吉。”

Gọi là “tiểu hanh” là vì người này (hào Lục Ngũ) là người nhu thuận, đắc trung đắc chánh ở ngoại quái (bởi vì nói về Lữ, là người lữ thứ, bỏ nước (nội quái) mà ra đi, chứ không nói hào Nhị được, bởi Nhị còn ở tại bên trong nước mình (nội Cấn). Cần để ý điều này, mặc dù toàn thể quẻ Lữ đều nói về kẻ ra đi. Tuy Lục Ngũ là âm nhu, nhưng là thứ “nhu trung hữu cương” (âm cư dương vị) có tánh cương quyết và làm chủ được bản thân được làm một ngọn lửa sáng (lệ 麗) soi sáng mọi người chung quanh, và nhờ 2 chữ “minh triết” mà bảo vệ luôn cả thân mạng mình trong cảnh lữ thứ (lệ hồ minh 麗 乎 明).

Ở đây Thánh nhơn tác Dịch muốn bàn riêng về hào Ngũ, vì ở thời quẻ Lữ, Ngũ không còn phải là bậc Vua Chúa, bậc chí tôn trong nước mình, mà thực sự có thể là một bậc “Vương” đang sống lưu vong; hoặc là một bậc vĩ nhân mất nước mà đi tị nạn chánh trị ở nước ngoài; hoặc là một bậc văn hào có uy danh quốc tế cực chẳng đã phải bỏ nước mà đi, không thể còn sống được dưới bọn côn đồ cướp nước…!

Trừ phi những hạng phi thường, những bậc đại thánh mới có thể sống chung với bọn người cướp nước, tuy không tùng phục chúng, nhưng vẫn được chúng trọng vọng và sống hanh thông, tức là hạng người “tri tiến thối tồn vong chi đạo nhi bất thất kỳ chánh dã, kỳ duy Thánh nhơn hồ!”.

Còn cứng cỏi bộc trực thì chỉ vời họa đến mình thôi!… Cho nên, tuy nhu thuận, nhưng phải đắc trung (không thái quá cũng không bất cập), tự thân không mất nhơn cách, mà đối với kẻ thù không mất nhơn tâm… Ôi “lữ chi thời, Nghĩa, đại hĩ tai!” 旅 之 時,義,大 矣 哉。Ôi! là người ở thời Lữ, to tát làm sao!

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.2. Đại Tượng

Sơn thượng hữu hỏa: Lữ

象 曰:山 上 有 火,旅。

Quân tử dĩ minh thận, dụng hình nhi bất lưu ngục.

君 子 以 明 慎,用 刑 而 不 留 獄。

Trên núi có lửa, là tượng quẻ Lữ. Người quân tử lấy điều “minh thận” (tức là thận trọng trong việc xác minh hình lục đối với phạm nhơn), mà đừng bao giờ kéo dài án lệ và giữ lâu nơi tù ngục, nói rộng ra. Ôi! “nhứt nhựt lao tù, thiên thu tại ngoại!” có sống trong chốn lao lung mới rõ nỗi đau lòng người đương cuộc. Thời Lữ, là thời “tạm trú”, tâm sự kẻ tha hương cầu thực, đau đớn tủi nhục không biết chừng nào như kẻ bị giam lỏng.

Bất cứ ở trường hợp nào, bởi một lý do nào, dù tự nguyện hay bị cưỡng bức mà phải lê thân nơi đất khách quê người (trừ bọn người mất gốc) tiếng gọi của quê hương sao mà tha thiết quá, nhưng không làm sống lại được hồn quê.

Dù sao, “lữ” cũng có nghĩa là “quán trọ”, không thể dùng làm chỗ ở vĩnh viễn, ngọn lửa trên đỉnh cao đâu có bao giờ ở yên mãi mãi một nơi, vậy thì chốn lao tù hay những trại giam đối với phạm nhơn cũng không thể là chỗ ở vĩnh viễn. Cho nên, trong các án tù, chẳng có án nào đáng sợ bằng án “chung thân cấm cố”, “chung thân biệt xứ”! Không một ai ở nơi đất khách quê người mà không chua xót khi nhớ đến quê cha đất tổ!

2.3. Tiểu Tượng

2.3.1. Hào Sơ Lục

Lữ, tỏa tỏa, tư kỳ sở thủ tai!

初 六:旅 瑣 瑣,斯 其 所 取 災。

Tượng viết:

Lữ tỏa tỏa, chí cùng tai dã.

象 曰:旅 瑣 瑣,志 窮 災 也。

Hào Sơ Lục, là âm nhu (nhu nhược yếu hèn) lại còn rít bón, chỉ chăm chăm trong những việc làm nhỏ mọn bất chánh (âm cư dương vị) là người bần tiện vô tư cách. Kẻ đi ăn nhờ ở đậu (lữ) dù sao cũng phải biết trọng lấy nhân phẩm mình trước hết, bằng không lại tự vời họa đến cho mình, nếu không nói là vời nhục!

Bị nhục, nhất là cái nhục do tư cách nhỏ nhen, tiểu tiết của mình khiến cho kẻ khác khinh khi, là một tai họa (chí cùng tai dã 志 窮 災 也). Khi mình thất thế, tuy không nên tự cao tự đại để gây họa, nhưng cũng phải biết tự trọng trước hết! Tự mình không trọng mình, thì kẻ khác làm sao trọng mình?

2.3.2. Hào Lục Nhị

Lữ, tức thứ, hoài kỳ tư, đắc đồng bộc, trinh.

六 二:旅,即 次,懷 其 資,得 童 仆,貞。

Tượng viết:

Đắc đồng bộc trinh, chung vô vưu dã.

象 曰:得 童 仆 貞,終 無 尤 也。

Lục Nhị, âm nhu, đắc trung đắc chánh, được chính ứng với hào Lục Ngũ cũng đắc trung đắc chánh, đó là hạng người có nhân cách trượng phu quân tử được sự hưởng ứng của đồng bào cùng một cảnh ngộ lữ thứ như mình! Bên trong, thì giữ được lòng Trung Chánh, nhờ đúng vị (âm cư âm vị) mà được chỗ trú ngụ yên lành trong cảnh tình người lữ thứ; còn bên ngoài được người người yêu thương vì lòng nhân hậu hồn nhiên của mình. Lại còn được hào Lục Ngũ chính ứng, thì còn gì quý hơn trong thời lữ thứ?

Nhưng, dù sao, ở vào thời Lữ, toàn chỉ là sự tạm bợ, không bao giờ nên nghĩ đến sự vĩnh viễn định cư, dù mình có đắc thời đắc thế như hai hào Nhị Ngũ, dù mình đã được tích trữ tài sản to lớn ngay trên đất khách quê người… lại còn có được một người tớ trung thành sống cạnh bên mình và chăm lo cho mình hết sức chu đáo (“đồng bộc, trinh, chung vô ưu”).

Câu “đồng bộc trinh” này của hào Lục Nhị, làm cho ta nhớ chuyện xưa thời Ngô Việt Xuân Thu “Việt Câu Tiễn bị Ngô Phù Sai bắt làm tù binh, nhưng có được Phạm Lãi một tôi trung hết lòng phò hộ… Về sau, cũng nhờ mưu kế của “đồng bộc trinh” này mà thoát khỏi tai nạn bị cầm tù bên Ngô và lại còn được phục hận nước Ngô, giết được kẻ thù…

XEM THÊM: Quẻ 55 – Lôi Hỏa Phong

2.3.3. Hào Cửu Tam

Lữ, phần kỳ thứ, táng kỳ đồng bộc, trinh, lệ.

九 三:旅 焚 其 次,喪 其 童 仆,貞 厲。

Tượng viết:

Lữ phần kỳ thứ, diệc dĩ thương hĩ.

Dĩ Lữ dữ hạ, kỳ nghĩa táng dã.

象 曰:旅 焚 其 次,亦 以 傷 矣。

以 旅 與 下,其 義 喪 也。

Hào Cửu Tam, là dương cương ở trên chót vót hào nội Cấn, tức là đứng trên đỉnh núi mà ngó xuống, không đắc Trung, nên lòng không ngay chánh. Đó là kẻ tự cao tự đại!

Ở thời Lữ lẽ phải biết học theo đạo Nhu của Lão Tử; hào Ba này trái lại, kiêu ngạo, kiêu hãnh, tự tôn, tự đại, chẳng những không sao vui được lòng người trên, cũng chẳng làm vui lòng kẻ dưới, lại mất cả “đồng bộc trinh” theo mình, thì bảo đừng bị tai họa sao được? Làm mất hết, cả trên lẫn dưới… có khác nào kẻ sống đời lữ thứ mà đi đốt cái nhà trọ của mình đi “phần kỳ thứ” (“phần” là đốt; thứ là nhà trọ), rồi lại còn làm mất lòng cả với những kẻ theo mình và trung thành với mình… Họa to, đã đến rồi vậy!

Hào từ có ghi chữ “thương”, là làm thương tổn danh dự những kẻ dưới mình, đó là một việc vô cùng ngu dại không biết chừng nào! Dù sao, ta nên biết kẻ dưới ta bao giờ cũng có cái tâm cảm “tự ti” rất nặng rồi! Khó mà được tha thứ cho ta. Cái tai họa cho ta khó tránh khỏi, là khi kẻ dưới tạo phản vì bị nhục! Chung quy, tánh “tự kiêu” tai họa vô cùng to lớn cho hạng người tai mắt.

2.3.4. Hào Cửu Tứ

Lữ vu xử, đắc kỳ tư phủ, ngã tâm bất khoái.

九 四:旅 于 處,得 其 資 斧,我 心 不 快。

Tượng viết:

Lữ vu xử, vị đắc vị dã.

Đặc kỳ tư phủ, tâm vị khoái dã

象 曰:旅 于 處,未 得 位 也,

得 其 資 斧,心 未 快 也。

Hào Cửu Tứ, tuy là dương cương bất đắc trung nhưng nhờ ở vào vị trí thuộc âm nhu, lại được ở vào hào chót dưới ngoại Ly, đó là cương mà biết sống theo nhu, thật là người rất khéo xử, nhất là ở thời đang phải lê thân nơi đất khách quê người.

Dù không được như hào Nhị, tìm được nơi ăn chốn ở yên lành, vẫn cũng tìm được một nơi trú tạm và có đủ tiền bạc, vật dụng, lại có cái “cái búa” (tượng trưng khí giới tùy thân là khác. (Phủ 斧): là cái búa).

Tuy có chỗ ở, có tiền bạc đầy đủ, có đủ đồ vật dùng và có cái khí giới tùy thân, mà lòng chẳng được vui sướng, bởi không có ai giúp đỡ: trên thì Ngũ là kẻ âm nhu vô lực, dưới không người gánh vác đỡ đầu (“Sơ” quá nhu nhược). Cho nên một mình tự lo, tự liệu nơi đất khách quê người, há chẳng đáng buồn sao? (ngô tâm bất khoái).

2.3.5. Hào Lục Ngũ

Xạ trĩ, nhứt thỉ vong, chung dĩ dự mạng.

六 五:射 雉 一 矢 亡,終 以 譽 命。

Tượng viết:

Chung dĩ dự Mạng, thượng đãi dã.

象 曰:終 以 譽 命,上 逮 也。

Hào Lục Ngũ có nghĩa là người bắn con chim trĩ, chỉ có một phát, mà hạ ngay con chim. Được chủ nhân khen và giao cho trọng trách. Ám chỉ, kẻ lữ thứ nhưng có tài và được trọng dụng.

Theo lệ thường, hào Ngũ là hào chí tôn, nhưng ở vào thời quẻ Lữ, thì không phải là bậc chí tôn nữa, mà đây là một hạng quốc quân nào thuộc về hàng lữ khách (tức là vua một nước đang sống lưu vong), hoặc đây là hạng người quốc khách đang sống lưu vong nước ngoài (ngoại quái Ly), như Quốc vương Sihanovet sống lưu vong bên Trung Quốc, luôn luôn tìm cách trở về quê cha đất tổ. Lục Ngũ có đức nhu thuận, xử sự khiêm cung. Được đắc trung, nên xử sự trên dưới đều đẹp, không quá nhún, không quá kiêu… mực thước hòa hài, đàng hoàng thể thống.

2.3.6. Hào Thượng Cửu

Điểu phần kỳ sào, lữ nhơn tiên tiếu,

hậu hào đào, táng ngưu vu dị, hung.

上 九:鳥 焚 其 巢,旅 人 先 笑,

后 號 啡,喪 牛 于 易,凶。

Phàm đã là người ăn đậu ở nhờ, Lữ bao giờ cũng là nghịch cảnh, vậy nên xử sự một cách nhu thuận mới phải, nhưng Thượng Cửu dương cương vị thấp mà xử sự quá cương táo vì là hào ở chỗ cùng cực, nên thành ra cương táo quá sức, có khác nào ổ chim đóng trên cao mà bị cháy (điểu phần kỳ sào鳥 焚 其 巢). Ổ chim bị cháy, là chỗ ở của người lữ thứ này đã mất rồi, vậy mà cứ ngạo nghễ cười đùa, như kẻ làm mất con bò trong nhà một cách quá dễ dàng (táng ngưu vu dị 喪 牛 于 易).

Ôi! Trước cười cợt mà sau phải khóc gào (tiên tiếu, hậu hào đào 先 笑 后 號 啡).

2.3.7. Tóm lại

Toàn quẻ, ta thấy khi cư xử ở cảnh bỏ nước ra đi đến đất khách quê người, quả là một cảnh tượng vô cùng bi đát và tủi nhục: tự tỳ (tự mình nhún mình) thì mang nhục, mà tự cao thì mang họa! Tình huống vô cùng khó xử.

Chỉ có 2 hào Nhị và Ngũ, với cách xử sự nhu thuận đắc trung đắc chánh thì hay nhất… Toàn quẻ, không một chỗ nào được gọi là “hanh”, là “kiết” cả!

Lỡ sinh ra trong thời tao loạn, đứng vào bước lưu ly, gởi thân đất khách, chỉ dựa đỡ vào bóng mát của núi cao… may mắn không gặp tai họa là “đại phúc” lắm rồi, chưa có Phúc nào hơn được! Cỡ như Nhị Ngũ mà chẳng được một chữ “Kiết”, “chữ Hanh”, huống hồ lại quá cương và bất trung như Tam và Lục… thì kể gì! Tóm lại, chỉ còn có 2 chữ Nhu Trung là lá bùa hộ thân cho người lữ thứ trong thời Lữ mà thôi như 2 hào Nhị Ngũ vậy.

3. Quẻ Hỏa Sơn Lữ là quẻ HUNG hay CÁT?

“Lữ” có nghĩa là “ở trọ”, “ở nhờ”, không thể tự do như nhà mình được, vì vậy nó có hình tượng “Chim bị đốt tổ”. “Túc điểu”: chim trú, “Phần sào”: đốt tổ chim.Túc tiểu phần sào” là chuyện một con chim làm tổ trên cây, không ngờ bị trẻ con đốt tổ, không có nhà dung thân. Kẻ gieo phải quẻ này có điềm “Việc làm không thành”.

Như vậy Quẻ Hỏa Sơn Lữ có điềm “Việc làm không thành”, là quẻ hung trong kinh dịch. Quẻ Lữ chỉ thời vận khó khăn, bất định, nhiều trắc trở không thể đoán trước. Không phải là thời kỳ thuận lợi cho sự nghiệp, có cố gắng cũng bất thành. Tài vận không có, kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên là thời vận lợi cho việc xuất hành, đi xa có thể gặp cơ may phát đạt. Thi cử khó đạt như mong muốn. Kiện tụng dây dưa, hoà giải là thượng sách. Bệnh tật biến chuyển bất thường, dễ nặng lên. Tình yêu bất định, cả thèm chóng chán. Hôn nhân không bền, hợp đấy rồi tan đấy.

4. Ứng dụng của quẻ Hỏa Sơn Lữ trong đời sống hàng ngày

Quẻ Hỏa Sơn Lữ có ứng dụng thế nào trong cuộc sống?
Quẻ Hỏa Sơn Lữ có ứng dụng thế nào trong cuộc sống?
  • Ước muốn: Có thể thực hiện được những ước muốn nhỏ, nhưng chẳng hy vọng gì đối với những ước muốn lớn.
  • Hôn nhân: Tình cảm của hai bên không hoàn toàn tâm đầu ý hợp với nhau. Nhiều vấn đề sẽ làm cho cuộc hôn nhân không thành công. Thậm chí, có lấy nhau rồi đi chăng nữa thì hai người cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn và gian nan. Một cuộc hôn nhân không ổn định, không phù hợp.
  • Tình yêu: Chủ ý của bên kia thiếu nhất quán. Điều này sẽ dẫn đến thất bại.
  • Gia đạo: Gia đạo lạnh nhạt. Gia nghiệp bất ổn và không có triển vọng.
  • Con cái: Tình cảm giữa cha mẹ và con cái thiếu hòa hợp. Cô độc, bất hạnh, và xui xẻo. Thai nghén: con gái.
  • Vay vốn: Chỉ có thể vay được một khoản nhỏ.
  • Kinh doanh: Không có lợi nhuận cao mà cũng chẳng bị lỗ lã gì nhiều. Công việc làm ăn chỉ bình bình.
  • Thị trường chứng khoán: Sẽ tăng về sau.
  • Tuổi thọ: Yếu ớt và hay bệnh tật. Có thể bị yểu mệnh.
  • Bệnh tật: Bệnh tình không chắc chắn, dễ biến chuyển, không Ổn định. Tốn thời gian và kéo dài. Mạng sống gặp
  • nguy hiểm. Những bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp và tiêu hóa.
  • Chờ người: Có thể đến sau nhiều ngày. Tuy nhiên, xác suất người này không đến là rất cao.
  • Tìm người: Đang ở xa và đang ở một nơi nảo đó không chắc chắn. Không dễ gì biết được những nơi thường lui tới của người này.
  • Vật bị mất: Đã rơi vào tay người khác và không thể thu hồi lại được.
  • Du lịch: Tuy khó khăn và trở ngại sẽ gây cản trở cho chuyến đi, nhưng sự thật không may là bạn phải thực hiện chuyến đi này.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Tốn thời gian và vô hy vọng. Tốt nhất là hãy từ bỏ.
  • Việc làm: Không hy vọng, ít nhất là trong lúc này.
  • Thi cử: Điểm thấp.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Bất lợi. Tốt nhất là hãy chờ đợi.
  • Thời tiết: Thời tiết xấu, không ổn định.
  • Thế vận: không chủ động được, nhiều khó khăn và sự biến động bất an.
  • Hy vọng: khó thực hiện được.
  • Tài lộc: chưa có, chưa tới.
  • Sự nghiệp: thời cơ chưa tối.
  • Nhậm chức: không như ý.
  • Nghề nghiệp: không có gì biến động.
  • Tình yêu: cảm tính, cả thèm chóng chán.
  • Hôn nhân: không phải lương duyên nhưng có kết hợp.
  • Đợi người: người đến nhanh.
  • Đi xa: đạt mục đích.
  • Pháp lý: tốt nhất là hòa giải.
  • Sự việc: gây hậu quả khó giải quyết.
  • Bệnh tật: ôm nặng.
  • Thi cử: khó đạt kết quả tốt.
  • Xem mất của: khó tìm.
  • Xem người ra đi: đã đi xa.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Hỏa Sơn Lữ trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: