Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế là quẻ Hạ Dịch cuối cùng trong 64 quẻ Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ tốt hay xấu? Quẻ này có ý nghĩa luận giải như thế nào và có ứng dụng vào mọi mặt của đời sống hàng ngày ra sao? Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế là gì?

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế là quẻ Hung trong Kinh Dịch
Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế là quẻ Hung trong Kinh Dịch

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế (đồ hình:|:|:|)

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế hay còn gọi là quẻ Vị Tế (未濟 wẽi jĩ), là quẻ thứ 64 trong Kinh Dịch.
  • Nội quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm hay Nước (水).
  • Ngoại quái là ☲ (|:| 離 lì) Ly hay Hỏa (火).

Giải nghĩa: Thất dã. Thất cách. Thất bát, mất, thất bại, dở dang, chưa xong, nửa chừng. Ưu trung vọng hỷ chi tượng: tượng trong cái lo có cái mừng.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Hỏa Thủy Vị Tế

2.1. Thoán Từ

Vị Tế, hanh, tiểu hồ ngật tế, nhu kỳ vĩ, vô du lợi.

未 濟,亨,小 狐 汔 濟,濡 其 尾,無 攸 利。

“Tế” là cùng, tức là quẻ sau cùng của một vận hội là 64 thời. “Vị Tế” là chưa đến chỗ cùng, tuy quẻ sau cùng mà thực sự chưa phải là cùng tận.

“Vị Tế” là Nước và Lửa không giao nhau, Lửa không làm sôi được Nước (không đi vào được trong nước) mà Nước cũng không được công dụng của Lửa! Cho nên ở vào thời “Vị Tế”, việc chưa nên, nhưng đâu phải sẽ không bao giờ nên. Bởi chưa nên, vậy phải đợi chờ rồi “vị tế” cũng sẽ nên, mới nói: “Vị tế, hanh”.

“Vị tế” là chưa “tế” chứ đâu phải là “bất tế”. Tế ở đây lại có nghĩa thứ hai của nó, là giao tế: nước và lửa không giao tế nhau được, khác nào “con cáo con” vụt chạc, muốn gấp lội qua sông mà đuôi nó nhúng sâu dưới nước nên không lội được! (tiểu hồ ngật tế, nhu kỳ vĩ 小 狐 汔 濟,濡 其 尾). (“ngật tế” là sắp sửa lội qua sông).

Dịch sở dĩ quy kết bằng quẻ Vị Tế, có khác gì qua Xuân rồi mà hoa chưa nở, đêm tối rồi mà trăng chưa mọc… và sắp mọc đêm rằm, vậy thì hi vọng về tương lai còn nhiều! Cho nên “Vị tế hanh” phải chăng còn hay hơn là “Ký tế hanh tiểu”? Ký tế, có chỗ cùng; còn Vị tế, là vô cùng!

2.2. Đại Tượng

Hỏa tại thủy thượng, vị tế.

Quân tử dĩ biện vật, cư phương

象 曰:火 在 水 上,未 濟。

君 子 以 辨 物 居 方。

Lửa ở trên nước, là quẻ Vị Tế.

Thấy vậy, người quân tử mới thận trọng để biện biệt sự vật, hầu đặt mọi vật, vật nào cũng đúng phương vị của nó. Tỉ như ở quẻ Vị tế này, lửa thì bay lên (Hỏa thăng) là bản tánh của nó, không thể không vậy cho được…, còn Nước thì đổ xuống (Thủy giáng) là bản tánh của Nước, không vậy không được.

Biết vậy, sao lại để Lửa ở trên, Nước ở dưới, thì mỗi vật mỗi theo bản tánh của nó nên không có được công dụng của Thủy Hỏa. Nếu đặt cho trúng, mỗi vật theo đúng địa vị của nó, để cho lửa ở dưới cho lửa thăng lên; để nước ở trên, thì Nước được Lửa đun mà hóa được một thứ khí lực rất mạnh dùng được nhiều công việc như ở quẻ Ký Tế.

Ta thấy ở Ký Tế, các hào Dương đều ở đúng cương vị của nó, các hào Dương đều cư dương vị, các hào Âm đều cư âm vị… cho nên mới có công dụng của Thủy Hỏa.

2.3. Tiểu Tượng

2.3.1. Hào Sơ Cửu

Nhu kỳ vĩ, lẫn.

初 六:濡 其 尾,吝。

Tượng viết:

Nhu kỳ vĩ, diệc bất tri cực.

象 曰:濡 其 尾,亦 不 知 極。

Bản chất hào Sơ Lục, là âm nhu, bất chánh, nên nông nỗi lại không có tài tế hiểm, vừa đang bắt đầu vào thời Vị Tế, và cũng đang bắt đầu đi vào Nội Khảm đầy nguy hiểm. Khảm, là tượng một con sông lớn chận trước mặt, muốn qua sông mà không thể lội qua được, một là vì bất tài, hai là cũng không rõ rồi chung cuộc sẽ ra sao? (nhu kỳ vĩ, diệc bất tri cực dã). (“Tri cực” đồng một nghĩa với “tri chung”). Ở thời vị tế, Sơ quẻ là một kẻ bất tài và nhu nhược (nhút nhát) sẽ không làm nên việc gì cả ở thời “vị tế” này!

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.3.2. Hào Cửu Nhị

Duệ kỳ luân, trinh kiết.

九 二:曳 其 輪,貞 吉。

Tượng viết:

Cửu nhị trinh kiết, trung dĩ hành chánh dã!

象 曰:九 二 貞 吉,中 以 行 正 也。

Cửu Nhị có tài dương cương, lại thượng ứng với Lục Ngũ (ở vị chí tôn).

Ngũ, tuy ở vị tôn; còn Nhị ở vị ti, nhưng Dương đối với Nhu e có khi dễ mà sinh lòng tự cao chăng? Phải coi chừng, làm tôi mà lấn chủ, nguy to! Bởi vậy, quái từ mới có lời khuyên răn: Hãy tự giảm thế lực của mình đi, thung dung chậm rãi, vừa bước vừa dừng như “Kéo lết bánh xe (duệ kỳ luân) mới tốt (trinh kiết).

Nhị lẽ ra là bất chánh, bởi “Dương cư âm vị”, nhưng sao lại được “đắc trung”. Hễ đắc Trung, tự nhiên đắc chánh, còn Chánh có khi bất trung, chứ Trung thì không bao giờ bất chánh (Chánh hữu bất trung, Trung vô bất chánh 正 有 不 中,中 無 不 正 đó là thông lệ của Dịch).

2.3.3. Hào Lục Tam

Vị tế, chinh hung, lợi thiệp đại xuyên

六 三:未 濟,征 凶,利 涉 大 川。

Tượng viết:

Vị tế chinh hung, vị bất đương dã.

象 曰:未 濟 征 凶,位 不 當 也。

Lục Tam, âm nhu, bất trung bất chánh, là kẻ bất tài lại ở vào thời Vị Tế thì sao có thể “tế” khổn phò nguy cho nổi, nếu lại tiến càng lên, e phải mắc họa (征 凶 chinh hung).

Tuy nhiên, trong đời hiếm gì kẻ bất tài, vậy mà gặp thời, được hoàn cảnh thuận tiện cũng thường làm nên việc! Như trường hợp Lục Tam. Ở trên hết nội Khảm, là đã gần thoát khỏi hiểm trạng rồi, đã tiến vào đoạn giữa của quẻ (2 hào 3 và 4 thuộc về trung đoạn của quẻ Vị Tế), là có cơ gần “tế” rồi! Khảm hiểm đã lên đến cực điểm, là có cơ thoát hiểm. Lại còn có hào Thượng Cửu tiếp ứng, thì tuy không làm được việc lớn, cũng có thể “lợi thiệp đại xuyên 利 涉 大 川”.

Hai câu trên đây, có vẻ như nghịch nhau “vị tế chinh hung” rồi lại “lợi thiệp đại xuyên” là tại sao? Tam bất tài mà ham tiến công (chinh 征) phải gặp hung, là việc dĩ nhiên; nhưng nếu chỉ làm bằng việc “lợi thiệp đại xuyên” với thời cơ tốt, Tam cũng có thể làm được, có sao đâu! Là nhờ có Thời… Tuy bất tài mà gặp Thời, có sao? “Hơn nhau chỉ một chữ Thời”!

2.3.4. Hào Cửu Tứ

Trinh kiết, hối vong, chấn dụng phạt Quỉ Phương,

tam niên, hữu thường vu đại quốc.

九 四:貞 吉,悔 亡,震 用 伐 鬼 方,

三 年 有 賞 于 大 國。

Tượng viết:

Trinh kiết hối vong, chí hành dã.

象 曰:貞 吉 悔 亡,志 行 也。

Cửu Tứ đã hoàn toàn thoát hiểm (vượt ra khỏi nội Khảm), và đang tiến vào nơi sáng sủa của ngoại Ly. Trên Tứ còn có Ngũ, một con người văn minh nhu thuận với địa vị chí tôn đắc trung đắc chánh. Tứ và Ngũ đủ cặp Âm Dương thật là tương đắc! Thời “vị tế” đã quá nửa rồi, công việc “tế” cũng sắp đến! nên “trinh kiết 貞 吉” là phải.

Tuy nhiên, Tứ ở không đúng vị của mình, là “Dương cư Âm vị”, e có điều bất chánh mà “hữu hối”. Cho nên hào từ mới có lời răn đe: “Tứ, địa vị cần củng cố đức Trinh Chính, thì mới có thể được Kiết và không có hối nữa (hối vong 悔 亡). Phải cố gắng, dù có phải đi đánh phạt nước Quỉ Phương cũng không nên chán nản, dù có phải trải qua nhiều nỗi gian khổ ba năm liền (như trường hợp Cao Tông nhà Thương) cũng chớ sờn lòng!

“Chấn 震” là phấn chấn phát động tài lực dương cương của mình mà hoàn thành công việc “hưng suy, bát loạn” (làm cho suy được hưng lên, làm cho loạn được tiêu trừ). Phải cần dùng đến uy vỹ mới làm nên được! Bảo “tam niên” là khuyên hãy nhẫn nại mà đi từ từ, chớ có “dục tốc” mà “bất đạt”!

2.3.5. Hào Lục Ngũ

Trinh kiết, vô hối.

Quân tử chi quang, hữu phu, kiết.

六 五:貞 吉 無 悔。

君 子 之 光,有 孚 . 吉。

Tượng viết:

Quân tử chi quang, kỳ huy kiết dã.

象 曰:君 子 之 光,其 暉 吉 也。

Nên để ý về 2 chữ “trinh, kiết” ở hào Ngũ này, với “trinh kiết” ở 2 hào Nhị và Tứ trên đây. Ở 2 hào Nhị và Tứ, thì ý như răn đe nhắn nhủ; chứ ở hào Ngũ, thì lại là lời Khen (“tán”).

Lục Ngũ, là chủ ở Ngoại Ly, lại đắc trung đắc chánh, cho nên hơn cả 2 hào Nhị Tứ rất nhiều! Thời Vị Tế đã đến lúc gần tàn, như trời mưa sắp tạnh, vầng Nhựt hiện ra: sau khi mưa, trời quang đãng! Cảnh đêm thâm đã gần tàn mà “vầng đông” sắp rạng… Vẻ “văn minh” (Ly, là văn minh) của quân tử rực rỡ biết chừng nào! một kỷ nguyên mới bắt đầu! Cũng như sau cơn mưa, vầng Thái dương như thêm sáng sủa, cảnh rừng sau cơn lửa cháy rụi, đã thành tro giúp cho cây cối mọc sum sê… Cái vẻ rực rỡ của một kỷ nguyên mới càng thấy thêm nổi bật sánh với cõi tăm tối âm u của thời xưa đầy oan khổ! Lời Tượng còn tán thêm: “Vẻ rực rỡ quang huy, tốt đẹp biết chừng nào!” (quân tử chi quang, kỳ huy, kiết dã 君 子 之 光 其 暉 吉 也。)

2.3.6. Hào Thượng Cửu

Hữu phu vu ẩm tửu, vô cựu.

Nhu kỳ thủ, hữu phu, thất thị.

上 九:有 孚 于 飲 酒,無 咎。

濡 其 首,有 孚 失 是。

Tượng viết:

Ẩm tửu nhu thủ, diệc bất tri tiết dã.

象 曰:飲 酒 濡 首,亦 不 知 節 也。

Thượng Cửu là hào cuối cùng của Vị Tế. Tiền đồ có hai ngả:

  1. Một là Vị tế mà đến cực độ, thì trở lại “Tế”!
  2. Đã cực kỳ “vị tế”, rồi đây không biết sẽ Tế về đâu?

Theo trường hợp thứ nhứt, thì Thượng Cửu ở vào một địa vị rất tốt. Còn theo trường hợp thứ hai, thì địa vị Thượng Cửu rất xấu!

Thượng Cửu là dương cương, lại ở chót vót ngoại Ly, đó là Cực Minh (cực sáng). Dương chí cực là Cương cực, dĩ nhiên ta đâu có sợ cho Thượng là kẻ bất minh, là bất cương, mà phải lo cho Thượng quá minh và quá cương! Dịch lý rất sợ cái gì thái quá, dù xấu hay tốt. Cái gì thái quá, đâu có tốt bởi quá minh và quá cương dễ sinh cái bệnh “táo vọng”. Đã “táo vọng” dễ đi đến “bạo động”, ngộ sự khó thành công còn hậu quả có khi vô cùng khốc liệt không chừng.

Giờ là đến thời chung của Vị tế, công việc đã có Tứ và Ngũ làm xong. Thượng cũng nên ung dung chờ đợi thời cơ thuận tiện khác đưa đến, sợ gì? Mình là kẻ có Tài kia mà! Thượng, tuy là người không có địa vị gì cả trong vấn đề trị an, hễ “bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chánh” thì cũng nên “lạc thiên an mang” là hơn! Nhưng biết đâu thấy như là “tiêu cực” mà lại “tích cực” hơn những kẻ “tích cực”!

Chữ “ẩm tửu” đây là hàm ý “tự lạc” (tự an vui) chứ không phải bảo “uống rượu”, mà là hưởng cảnh “tiêu dao” tốt hơn là lo đi hành động. Tóm lại, “Vị tế” để sau cùng bộ Kinh Dịch, có một ý nghĩa thâm diệu vô cùng: việc Trời Đất cũng như việc của Con người, hễ “Chung tắc Thủy”… Như mặt Trời sau cơn mưa sẽ trở nên trong sáng hơn; rừng bị hỏa hoạn sẽ trở thành xanh tươi hơn trước nhờ những chất thừa đã bị hỏa hoạn tiêu hủy mà thành chất phân; sự quang đãng của một kỷ nguyên mới, càng tăng thêm vẻ huy hoàng rực rỡ sánh với những mục nát của một thời thối nát xa xưa để lại.

XEM THÊM:Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế

3. Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế là quẻ HUNG hay Cát?

“ “Thái Tuế nguyệt kiến” là chuyện Dương Nhiệm phụng mệnh tuần tra doanh trại, do sợ Trương Khuê Húc nhân đêm tối đến cướp trại, vì vậy phải ra sức tuần phòng. Kẻ gieo được quẻ này thì người này đang bị tiểu nhân ám hại, trong lòng lo lắng, điềm quẻ “tiểu nhân ám hại”.

Như vậy Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế có điềm “tiểu nhân ám hại”, là quẻ HUNG trong Kinh Dịch. Quẻ Vị Tế chỉ thời vận không thuận lợi, không có thời cơ tốt, mọi việc khó thành. Phải kiên nhẫn chờ thời may ra mới có cơ may. Công danh sự nghiệp dở dang; tài vận không có, buôn bán kinh doanh kém phát đạt. Tìm việc khó khăn. Thi cử lận đận. Kiện tụng dây dưa, nên hòa giải thì hơn. Bệnh tật không nặng nhưng kéo đài. Xuất hành không lợi. Tình yêu dang dở, khó thành. Hôn nhân tốn nhiều thời gian, phải kiên nhẫn mới thành.

4. Ứng dụng của quẻ Hỏa Thủy Vị Tế trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ Hỏa Thủy Vị Tế trong đời sống như thế nào?
Ứng dụng của quẻ Hỏa Thủy Vị Tế trong đời sống như thế nào?
  • Ước muốn: Khó khăn. Không hy vọng gì trong lúc này. Hãy tiếp tục nỗ lực, và sau một thời gian thì mới có thể thành công.
  • Hôn nhân: Lúc đầu diễn tiến sẽ không suôn sẻ. Dần dần hai bên sẽ thấu hiểu lẫn nhau và theo sau đó sẽ là thành công. Đây là một cuộc hôn nhân tốt đẹp.
  • Tình yêu: Lúc đầu không mấy tâm đầu ý hợp, nhưng dần dần sẽ phát triển và kết quả là thành công.
  • Gia đạo: Lúc đầu có những khó khăn và gia cảnh bế tắc. Về sau, vận hội sẽ dần dần tăng tiến, và các thành viên trong gia đình sẽ từ từ hưởng được hạnh phúc lẫn thịnh vượng. Có khả năng quyền hạn hay thẩm quyền trong gia đình là do người vợ nắm giữ.
  • Con cái: Vất vả và thậm chí đau khổ lúc đầu vì con cái. Về sau sẽ được hạnh phúc và may mắn. Có thể có con muộn. Thai nghén: con trai.
  • Vay vốn: Không hy vọng gì trong lúc này.
  • Kinh doanh: Thua lỗ. về sau tình hình sẽ chuyển biến tốt hơn.
  • Thị trường chứng khoán: Giá giảm.
  • Tuổi thọ: Yếu ớt và bệnh tật lúc còn trẻ, nhưng sẽ khỏe mạnh hơn về sau.
  • Bệnh tật: Bình phục sau một thời gian dài nằm bệnh. Những bệnh liên quan đến vùng bụng hay những bệnh thuộc về máu và các cơ quan tuần hoàn – động mạch, tĩnh mạch, vân vân.
  • Chờ người: Có thể sẽ không đến. Nhưng nếu có đến, người này sẽ đến trễ.
  • Tìm người: Sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng có thể tìm được người này. Hãy tìm ở hướng nam hoặc hướng bắc.
  • Vật bị mất: Nhẫn nại thì sẽ tìm dược. Đồ vật đó đã bị đặt lầm vào cái gì đấy. Hãy tìm ở hướng nam hoặc hướng bắc.
  • Du lịch: Vất vả, trở ngại.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Tốn nhiều thời giờ và không nhất thiết có lợi. Hiện tại kết quả không mấy rõ ràng. Nên hòa giải thì hơn.
  • Việc làm: Trong lúc này không có hy vọng.
  • Thi cử: Điểm kém hoặc trung bình.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Hãy tiến hành. Cát tường.
  • Thời tiết: Trời nhiều mây.
  • Thế vận: hiện tại đang khó khăn, song dần dần chuyển biến tốt. Cứ tiến hành công việc.
  • Hy vọng: được như ý song sau một thời gian.
  • Tài lộc: chưa có.
  • Sự nghiệp: còn nhiều trở ngại, khó khăn.
  • Nhậm chức: hiện khó thành.
  • Nghề nghiệp: chưa có thời cơ chuyển nghề.
  • Tình yêu: đôi bên chưa hòa hợp.
  • Hôn nhân: có lương duyên song phải tốn thời gian.
  • Đợi người: họ đến muộn.
  • Đi xa: nên tạm hoãn.
  • Pháp lý: còn dây dưa, nên hòa giải.
  • Sự việc: nhẫn nại mới có thể giải quyết.
  • Bệnh tật: ngày một giảm dần.
  • Thi cử: kết quả tạm được.
  • Mất của: có thể thấy.
  • Người ra đi: có thể tìm ra địa chỉ.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Hỏa Thủy Vị Tế về mọi mặt trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: